Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 4 đến 7

Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 4 đến 7

ÔN TẬP PHẦN CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC

A. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ VÀ CẤP ĐỘ TẾ BÀO

I. Cấu tạo phân tử Axit Nuclêic:

- Cấu tạo chung của một axit nuclêic gồm ba phần, đó là: Đường Pentôzơ, Axít Phôtphoric và Bazơ Nitric, ba thành phần trên liên kết với nhau bằng các liên kết hoá học để tạo thành một Nuclêôtit hoàn chỉnh. Giữa ADN và ARN chỉ khác nhau ở đường và bazơ. Đường của ADN là đường C5H10O4 còn của ARN là C5H10O5. Bazơ của ADN là A, T, G, X còn của ARN là A, U, G, X.

- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị tạo thành chuỗi polynuclêôtit để cấu tạo thành các axit nuclêic. 1 Nuclôtit nặng 300ĐVC và dài 3,4A0, một chu kì xoắn của ADN dài 10 cặp Nu.

- Axít Nuclêic được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các Nuclêôtit trên chuỗi Pôlinuclêôtit. Tuỳ loại Axít Nuclêic mà có cấu trúc không gian khác nhau.

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 4 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP PHẦN CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC
A. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ VÀ CẤP ĐỘ TẾ BÀO
I. Cấu tạo phân tử Axit Nuclêic:
Cấu tạo chung của một axit nuclêic gồm ba phần, đó là: Đường Pentôzơ, Axít Phôtphoric và Bazơ Nitric, ba thành phần trên liên kết với nhau bằng các liên kết hoá học để tạo thành một Nuclêôtit hoàn chỉnh. Giữa ADN và ARN chỉ khác nhau ở đường và bazơ. Đường của ADN là đường C5H10O4 còn của ARN là C5H10O5. Bazơ của ADN là A, T, G, X còn của ARN là A, U, G, X.
Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị tạo thành chuỗi polynuclêôtit để cấu tạo thành các axit nuclêic. 1 Nuclôtit nặng 300ĐVC và dài 3,4A0, một chu kì xoắn của ADN dài 10 cặp Nu.
Axít Nuclêic được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các Nuclêôtit trên chuỗi Pôlinuclêôtit. Tuỳ loại Axít Nuclêic mà có cấu trúc không gian khác nhau.
II. Cấu tạo phân tử Prôtêin:
- Cấu tạo từ các Axít Amin (aa), có 20 loại aa khác nhau. Một aa dài 3A0, nặng 110 ĐVC, cấu tạo gồm ba phần: gốc Hyđrôcacbon, nhóm amin, nhóm cacboxyt, ba thành phần trên liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên kết hoá học tạo thành một aa hoàn chỉnh, chúng có công thức chung là: R - CH - COOH
- Các aa liên kết với nhau bằng các kiên kết peptit để cấu tạo thành phân tử Prôtêin. NH2.
- Mỗi phân tử Prôtêin khác nhau bởi thành phần, số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp các aa trên chuỗi polypeptit. 1 phân tử Protein có thể được hình thành từ 1 hoặc nhiều chuối polipeptit.
III. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:
- Ở ADN thực hiện bằng cơ chế tự nhân đôi bán bảo toàn nửa gián đoạn, từ 1ADN mẹ sau một lần nhân đôi cho ra 2 ADN con.
- Ở ARN, thực hiện bằng cơ chế sao mã, từ 1 đoạn ADN cho ra một phân tử ARN.
- Ở Prôtêin, thực hiện bằng cơ chế sao mã và giải mã (phiên mã và dịch mã), từ ADN sao mã cho ARN, từ ARN giải mã cho 1 phân tử prôtêin.
IV. Cơ sở di truyền ở cấp độ tế bào:
- Trong tế bào cơ thể sinh vật tồn tại bộ nhiễm sắc thể(NST) đặc trưng cho mỗi loài, đây là những vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, đảm nhận chức năng di truyền các đặc tính qua các thế hệ cho các loài sinh vật.
- Nhiễm sắc thể là những cấu trúc di truyền dạng sợi chứa trong nhân tế bào có khả năng nhuộm màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
- Vật chất cơ bản cấu tạo nên NST là prôtêin loại Histon và ADN. Cấu tạosiêu hiển vi gồm ADN + Pro - Hạt nuclêôxôm - Sợi nuclêôxôm - Sợi nhiễm sắc - Sợi crômatit. Cấu tạo hiểm vi gồm sợi crômatit, tâm động và eo thứ hai).
- Ở kì giữa NST có hình dạng và cấu tạo đặc trưng cho mỗi loài.
- Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài là 2n, trong TB giao tử là n.
V. Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào:
- Ở loài sinh sản vô tính VCDT được truyền qua các thế hệ bằng cơ chế quá trình nguyên phân.
- Ở loài sih sản hữu tính VCDT được truyền qua các thế hệ bằng cơ chế của quá trình nguyên phân, giảm phân tạo giao tử và thụ tinh tạo hợp tử.
- Nắm chắc cơ chế quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh hình thành hợp tử.
VI. Một số công thức và bài tập liên quan:
1. Công thức liên quan:
Công thức về phân tử ADN:
Gọi N là tổng số Nu(Nuclêôtit), M là khối lượng, L là chiều dài, C là số chu kì xoắn của cả đoạn phân tử AND (gen). Ta biết 1 Nu có khối lượng là 300ĐVC, chiều dài là 3,4A0(Cả ADN và ARN). Khi nói về ADN người ta còn dùng thuật ngữ gen để chỉ đoạn phân tử AND.
Tính tổng số đơn phân: Ta có : A =T, G =X. Þ N = A + T + G + X = 2(A + G) = 2(T + X).
- Và %A + %T + %G + %X = 100% Þ %A + %G = 50%.
- A1 = T2 , A2 = T1, G1 = X2 , G2 = X1 a A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 ; 
 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2.
- NARN = , MARN = , LARN = LADN.
Tính khối lượng : M = N * 300.- Chiều dài phân tử: - Số chu kì xoắn: C = N/20.
Công thức liên hệ giữa 4 đại lượng trên : 
Tổng số liên kết Hiđrô: 2A + 3G.
Tổng số liên kết hoá trị: 2(N-1).
Công thức nhân đôi của ADN: Một phân tử ADN tự nhân đôi k lần thì tổng số ADN con tạo ra là : (K là số lần tự nhân đôi).
Tổng số nu môi trường cung cấp: N (2k - 1).
Công thức về phân tử ARN:
Gọi rN là tổng số rNu(Ribônuclêôtit), MR là khối lượng, LR là chiều dài.
Tính tổng số đơn phân: rN = rA + rU + rG + rX = N/2.
Tính khối lượng: MR = rN * 300. Chiều dài phân tử: LR = rN*3,4 = L/2.
Tổng số LKHT: (2*rN) – 1 = 1/2 Tổng số LKHT của ADN.
Số ARN tạo ra sau sao mã là: k (k là số lần sao mã, vì mỗi lần sao mã chỉ tạo ra được 1 phân tử ARN). Công thức này chỉ dùng cho học sinh yếu và trung bình nên không đưa thêm phần số ribôxôm trượt qua vào để tính số ARN tạo ra.
Tổng số Nu môi trường cung cấp: .
Công thức tính vận tốc trượt của Ribôxôm V = ( L là chiều dài của ARN, t là thời gian trượt).
Công thức về phân tử Prôtêin:
Gọi B là tổng số aa(Axit amin), MP là khối lượng, LP là chiều dài. Một phân tử axitamin có khối lượng 110ĐVC và chiều dài 3A0.
Tổng số axit Amin của phân tử Prôtêin là : .
Khối lượng của phân tử Prôtêin là MP = B*110(đvc).
Chiều dài của phân tử Prôtêin là: LP = B*3A0 .
Tổng số liên kết pepep tit trên Prôtêin: 
Tổng số axit Amin môi trường cung cấp cho quá trình giải mã tổng hợp Pr là: . (Chú ý: trong các công thức tác giả qui định * dùng làm
 phép nhân).
2. Bài tập tổng hợp:
Một phân tử ADN có chiều dài 0,51µ, có hiệu số giữa Nu loại A với Nu không bổ sungbằng 20%. Phân tử ADN này tự nhân đôi 4 lần, các ADN con đều tham gia tổng hợp prôtêin. Hãy xác định:
1. Tổng số Nu, khối lượng và số chu kì xoắn. Số lượng và % các loại Nu trên ADN.
2. Số ADN mới tạo ra, tổng số Nu trên tất cả các ADN, tổng số Nu môi trường cung cấp.
3. Chiều dài của ARN, số lượng từng loại rNu trên AR, biết rA = 400, rX = 200.
4. Số phân tử Prôtêin tạo ra, số aa môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin, số liên kết peptit hình thành, biết 1 ARN có 2 Ribôxôm trượt qua.
5. Tính vận tốc giải m,và số Ribôxôm tham gai vào quá trình giải m, biết thời gian trượt của Ribôxôm qua hết 1 ARN là 2 giây.
Nhóm các bài tập đi từ AND Æ ARN Æ Prôtêin.
Dạng 1: Từ số đơn phân của các phân tử suy ra khối lượng, chiều dài, số liên kết, nhu cầu nguyên liệu cần cung cấp khi sao chép:
Bài tập ví dụ: Một đoạn phân tử ADN có tổng số Nu là 3000Nu, có tỉ lệ Nu loại G = 30%. Đoạn phân tử này tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
a/ Khối lượng và chiều dài của ADN? 
b/ Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtít trên ADN?
c/ Tổng số liên kết Hiđrô và liên kết hoá trị của phân tử ADN?
d/ Tổng số ADN con hình thành sau nhân đôi và tổng số nu môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi là bao nhiêu?
GIẢI
a/ Khối lượng của phân tử ADN là:
 Áp dụng công thức(ADCT): M = 300*N, Ta có: M = 300*3000 = 900.000 (ĐVC).
 Chiều dài của phân tử ADN là:
 ADCT: . Ta có: = 5100(A0).
b/ 	Tỉ lệ % từng loại Nu của phân tử ADN:
	Theo NTBS : %A + %G = 50%, Æ %A = 50% - %G, mà theo GT %G = 30% 
Æ %A = 50% - 30% = 20%. Vậy: %A = %T = 20% và %G = %X = 30%.
	Số lượng từng loại Nu của phân tử ADN:
	. .
c/	Tổng số liên kết Hiđrô: 
ADCT: .
	Tổng số liên kết hoá trị:
ADCT: .
d/ 	Tổng số ADN con tạo ra khi nhân đôi 3 lần là: 2k = 23 = 8 (ADN).
	Tổng số Nu môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi của ADN là:
ADCT:.
	Dạng 2: Từ khối lượng, chiều dài của các phân tử suy ra, tổng số Nu số Nu từng loại, số liên kết, nhu cầu nguyên liệu cần cung cấp khi sao chép:
Bài tập ví dụ: Một gen có chiều dài 0,408µm, trên gen có số Nu loại A = 720Nu, trên mạch 1 có A1 = 300Nu, X1 = 250Nu, G1 = 230. Gen sao mã 3 lần để tổng hợp Prôtêin. Hãy xác định:
a/ Tổng số Nu và số Nu từng loại của ADN? 
b/ Tổng số rNu và số ribonuclêôtít từng loại trên phân tử mARN và tổng số rNu cung cấp cho gen sao mã?(Biết mạch 1 là mạch gố để sao mã).
c/ Tổng số liên kết hoá trị, khối lượng và chiều dài của phân tử mARN?
d/ Tổng số aa trên phân tử Prôtêin, khối lượng, chiều dài của phân tử Prôtêin?(Biết mỗi mARN chỉ có 1 ribôxôm trượt qua và mỗi Prôtêin chỉ hình thành từ 1 chuỗi polypeptit)
e/ Tổng số aa môi trường đã cung cấp cho các mARN giải mã tổng hợp Prôtêin?
GIẢI
a/	Tổng số Nu của gen là:
ADCT: Æ .
	Số Nu từng loại trên gen :
Theo giả thuyết ta có A = 720 Æ A = T = 720(Nu) (theo NTBS).
Cũng theo NTBS ta có A + G = Æ G = .
Vậy: A = T = 720Nu và G = X = 480Nu.
b/	Tổng số rNu của phân tử mARN sao mã từ gen là: .
	Số rNu từng loại trên phân tử mARN là:
Do mARN sao mã từ mạch 1 của gen nên theo đề ta có : rU = A1 = 300(rNu) và rG = X1 = 250(rNu), rX = G1 = 230(rNu).
Mà : rN = rA + rU + rG + rX.
Æ rA = rN – (rU + rG + rX) = 2400 – (300 + 250 + 230) = 420(rNu).
	Tổng số rN cung cấp cho gen sao mã 3 lần là:
ADCT: . 
c/	Tổng số liên kết hoá trị của phân tử mARN, ta ADCT:
 .
	Khối lượng của phân tử mARN là: MR = rN*300 = 1200*300 = 360.000(ĐVC) 
	Chiều dài của phân tử m ARN là: LR = rN *3.4 = 1200*3.4 = 4080(A0). 
d/ 	Tổng số aa trên phân tử Pr được tổng hợp từ gen, ta ADCT:
Æ 
	Khối lượng của phân tử prôtêin, ta ADCT: MP = = 398*110 = 43780 (ĐVC).
	Chiều dài của phân tử Prôtêin, ta ADCT: LP = *3 = 398*3 = 1194 (A0).
e/	Tổng số aa môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp 1 phân tử Prôtêin, ta ADCT:, mà theo giả thuyết, gen sao mã 3 lần có nghĩa rằng có 3 phân tử mARN được hình thành, vậy tổng số aa môi trường cung cấp cho cả quá trình tổng hợp Prôtêin là: 399*3 = 1197(aa).
 Nhóm các bài tập đi từ Prôtêin hoặc ARN suy ra AND.
Dạng 1: Từ số đơn phân của các phân tử suy ra khối lượng, chiều dài, số liên kết, nhu cầu nguyên liệu cần cung cấp khi sao chép:
Bài tập ví dụ: Một phân tử Prôtêin có tổng số axit amin là 498aa được tổng hợp từ một phân tử mARN có rG = 20%, rA = 30%, rX = 40%. Trên phân tử ADN qui định tổng hợp phân tử Prôtêin có tỉ lệ Nu loại X = 30%. Hãy xác định:
a/ Khối lượng và chiều dài của phân tử Prôtêin? 
b/ Tổng số rNu và số lượng từng loại rNu trên phân tử mARN?
c/ Tổng số liên kết hoá trị và khối lượng của phân tử mARN?
d/ Tổng số Nu, chiều dài và số chu kì xoắn của phân tử AND qui định tổng hợp nên phân tử Prôtêin trên?
GIẢI
a/ Khối lượng của phân tử Prôtêin, ta ADCT: MP = 110*
Æ MP = 110*498 = 54780(ĐVC).
 Chiều dài của phân tử Prôtêin, ta ADCT: .
Æ .
b/	Tổng số rNu của phân tử mARN qui định tổng hợp phân tử Prôtêin, ta ADCT:
 Æ .
	Số lượng từng loại rNu trên phân tử mARN:
Theo GT ta có %rG = 20% Æ , %rX = 40%
Æ, %rA = 40% Æ
Mà : rN = rA + rU + rG + rX.
Æ rU = rN – (rA + rG + rX) = 1500 – (450 + 300 + 600) = 150(rNu).
c/	Tổng số liên kết hoá trị, ta ADCT:
 Æ 
	Khối lượng phân tử mARN, ta ADCT: MR = rN * 300.
Æ MR = 1500 * 300 = 450.000(ĐVC).
d/ 	Tổng số Nu của phân tử AND, ta ADCT: . 
Æ .
	Chiều dài của phân tử ADN, ta ADCT: .
Æ .
	Số chu kì xoắn của phân tử AND, ta ADCT: Æ 
	Dạng 2: Từ khối lượng hoặc chiều dài, suy ra số đơn phân và các đại lượng khác có liên quan:
Bài tập ví dụ: Một phân tử mARN khối lượng 540000ĐVC, trên mARN có rU = 20%, rA = 40%, rX = 20%. Hãy xác định:
a/ Tổng số rNu, chiều dài và số rNu từng loại của ARN?
b/ Tổng số lượng và % từng Nu của gen qui định tổng hợp nên mARN?(Biết mạch 2 của gen là mạch gốc để sao mã).
c/ Tổng số aa, khối lượng và số liên kết péptit trên pnân tử Prôtêin được tổng hợp từ mARN trên?
GIẢI
a/	Tổng số rNu của mARN là:
ADCT: Æ .
	Chiều dài của phân tử ...  chiếc trong bộ đơn bội n hoặc từng cặp trong bộ lưỡng bội 2n. Tuy NST trong tế bào cơ thể sinh vật luôn ổn định về cấu trúc, kích thước – hình dạng và số lượng. Song đôi khi chúng cũng bị biến đổi do những nguyên nhân khác nhau gọi là ĐB nhiễm sắc thể.
Vậy theo em đột biến NST là gì? Có mấy loại đột biến NST?
H/S 
Trước hết ta đi tìm hiểu về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Nói đến cấu trúc NST tức nói đến số lượng và trật tự sắp sếp các gen trên NST?
Theo em đột biến cấu trúc NST là gì?
H/S 
Ta đi tìm hiểu đặc điểm cơ chế và hậu quả của từng loại đột biến.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và rút ra những nội dung chính của từng loại đột biến cấu trúc NST.
Gợi ý theo bảng các dạng ĐB cấu trúc NST.
Loại ĐB
Hiện tượng
Hậu quả
Ý nghĩa
Mất
Thêm
Đảo
Chuyển
Sau đó nhận xét và cho học sinh ghi những nội dung chính.
Mở rộng thêm .
II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST:
1. Khái niệm.
* Đột biến NST: Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc từng sợi NST hoặc là những biến đổi về số lượng NST trong bộ NST của loài.
* Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc từng sợi NST liên quan đển trật tự xắp xếp các gen trên NST.
* Nguyên nhân: Như ở ĐBG.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST
* Có 4 loại đột biến cấu trúc NST.
a. Mất đoạn NST: Sợi NST bị đứt mất một đoạn (không chứa tâm động).
Mất đoạn Þ giảm gen, gây mất cân bằng gen nên thường gây chết hoặc giảm sức sống. Đôi khi có lợi để loại bỏ gen xấu.
- Ví dụ: Cơ thể người mất đoạn ở NST 21 gây ung thư máu. 
b. Lặp đoạn NST: Một đoạn NST được lặp lại một hoặc nhiều lần trên sợi NST.
- Dạng này thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng nên có lúc hại, có lúc lợi.
- Ví dụ: Lặp đoạn ở NST ruồi giấm làm mắt lồi thành mắt dẹt.
c. Đảo đoạn NST: Một đoạn NST bị quay ngược 1800, có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
- Dạng này thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể, đôi khi làm giảm sức sinh sản.
d. Chuyển đoạn NST: Một đoạn NST chuyển từ sợi này sang sợi khác hoặc từ cánh này sang cánh khác của cùng một NST.
Dạng này có thể làm giảm sức sinh sản nhưng có vai trò quan trọng trong hình thành loài mới.
Bước 4: Củng cố bài:
Khái niệm về NST, Mô tả về hình thái và cấu trúc của NST.
Phân biệt các loại ĐB cấu trúc NST và hậu quả của nó.
 Bước 5: Bài tập về nhà
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong SGK Sinh học 12 trang 26.
- Xem trước bài “ Đột biến số lượng NST”.
Bài 6 - Tiết 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I.	MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
* Qua bài này giúp các em nắm được những kiến thức:
 1. Về trí dục: 	- Thế nào là ĐB số lượng NST, phân biệt được các loại ĐB số lượng NST.
	- Giải thích được cơ chế hình thành thể đa bội, dị bội, ý nghĩa của các loại ĐB này.
	- Phân biệt thể tự đa bội và dị đa bội. Hậu quả và vai trò của ĐB số lượng NST.
 2. Về kỉ thuật: 	- Phát triển vốn kiến thức về biến dị. - Ứng dụmg các đột biến có lợi vào chọn giống.
 3. Về giáo dục: - Quan điểm duy vật về các hiện tượng quái thai dị dạng trong thực tế.
 4. Kiến thức trọng tâm: - Phân biệt được các loại ĐB số lượng NST.
 - Hiểu được cơ chế hình thành thể lệch bội, đa bội.
CHUẨN BỊ.
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung. - Bảng hoạt động nhóm.
	- Tranh vẽ hình 56.1, 6.2, 6.3, một số kiểu ĐB SLNST.
 2./ Học sinh: - Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT. Soạn nội dung theo yêu cầu của phiếu học tập.
PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp chủ đạo: Vấn đáp trực quan, tái hiện, gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
 Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày có chế hình thành đột biến gen do tác nhân vật lí, hóa học? Hậu quả và ý nghĩa của các ĐBG.
 Câu 2: Cấu tạo của NST trong tế bào SV? Thế nào là ĐB NST, đột biêbs cấu trúc NST?
 Bước 3: Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
TOO
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Khi bộ NST trong tế bào có sự thay đổi về số lượng các NST gọi là đột biến số lượng NST.
Em nào cho biết bộ NST trong tế bào sinh vật gồm những loại nào?
H/S .
Qua tìm hiểu ta thấy có 2 loại: Đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
Thế nào là đột biến lệch bội, cơ chế phát sinh loại đột biến này? 
Trong tế bào cơ thể sinh vật bộ NST gồm các cặp tương đồng, do sự đột biến làm cho các cặp NST tương đồng không phải là 2 sợi đơn mà chỉ là 1 sợi hoặc cặp đó bị mất hẳn cả 2 sợi NST.
Vậy theo em đột biến lệch bội là gì?
H/S ..
GV giải thích cơ chế hình thành: Trong quá trình PSGT do tác nhân gây ĐB tác động nên tơ vô sắc không hình thành làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó nhân đôi mà không phân ly tạo ra giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST là (n -1) và (n + 1+1) hoặc (n -1-1). Khi thụ tinh các GT phối hợp ngẩu nhiên với nhau tạo thành HT lệch bội là thể không nhiễm (2n-2), thể một nhiễm
Bài 6 - Tiết 7
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Đột biến lệch bội.
* Đột biến số lượng NST là sự thay đổi về số lượng các sợi NST trong tế bào.
* Có hai loại: Đột biến lệch bội và ĐB đa bội.
1. Khái niệm và phân loại:
a) Khái niệm: ĐB lệch bội là loại ĐB làm thay đổi SL NST trong một hay một số cặp NST tương đồng.
* Thường có các dạng lệch bội là thể không nhiễm, thể một nhiễm, thể một nhiễm kép, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể bốn nhiễm kép ...
b) Cơ chế phát sinh: Trong quá trình phát sinh giao tử do sự rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó nhân đôi mà không phân ly tạo ra giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST ở 1 hoặc vài cặp NST tương đồng.
Khi thụ tinh các giao tử phối hợp ngẩu nhiên với nhau tạo thành hợp tử lệch bội. 
3) Hậu quả: 
Đột biến lệch bội thường có hại ví khi tăng hay giảm SLNST làm mất cân bằng hệ gen nên cơ thể này thường không sống hạy giảm sức sống, vô si 
TOO
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Hậu quả của thể lệch bội là gì? 
HS
Và thể lệch bội có vai trò, ý nghĩa gì trong thực tế.
HS
GV chốt lại hậu quả và ý nghĩa của ĐB LB.
Ví dụ: Ở người thể ba nhiễm ở cặp 21 gây hội chứng Đao, 
- Lệch bội ở thực vật tạo sự đa dạng kiểu hình. Ví dụ ở lúa, cà độc dược
4) Ý nghĩa của lệch bội:
Cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và CG.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
TOO
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Giáo viên treo sơ đồ hình thành giao tử ĐB và sự hình thành hợp tử dò bội ở một cặp NST để giải thích r cho học sinh cơ chế phát sinh thể dò bội.
Đột biến dò bội để lại hậu quả gì?
H/S
Thể lệch bội là vậy còn thể đa bội là gì? Nó để lại những hâu quả nào ở SV?
Trên cơ sở quá trình phát sinh thể dò bội em nào cho biết thể đa bội được phát sinh như thế nào?
H/S 
Giáo viên treo sơ đồ phát sinh thể đa bội và giải thích cho học sinh hiểu sự hình thành thể.
Tế bào 2n
 Giảm phân I
 TB n NST kép
 Giảm phân II
 TB n NST đơn
GV cho học sinh xem sơ đồ hình 63. và giả thích sự hình thành thể dị đa bội.
Cơ thể đa bội gây nên những hậu quả gì ở sinh vật?
H/S .
Giáo viên nêu một vài ví dụ về hậu quả của đột biến đa bội lẻ. Những ứng dụng của thể dị đa bội trong chọn giống
II. Đột biến đa bội:
1. Đột biến tự đa bội và cơ chế phát sinh:
a) Thể tự đa bội: Là hiện tượng bộ NST lưỡng bội của loài tăng lên gấp bội lần bộ đơn bội n, lớn hơn 2n (3n, 4n, 5n,.).
a) Cơ chế: trong quá trình phát sinh giao tử các cặp NST tương đồng nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành nên chúng không phân ly đều cho hai tế bào mà truyền hẳn cho một tế bào a tạo ra giao tử đột biến (2n). Khi thụ tinh các giao tử kết hợp ngẩu nhiên tạo thành hợp tử đột biến là 2n, 3n, 4n, .
2. Đột biến tự đa bội và cơ chế phát sinh:
a) Thể dị đa bội: Là hiện tượng bộ NST lưỡng đơn của loài tăng lên gấp bội lần bộ đơn bội n của mỗi loài trong tế bào.
a) Cơ chế: - Hiện tượng lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể dị đa bội.
- Con lai của phép lai xa trở nên hữu thụ cho giao tử đột biến 2n, qua thụ tinh chúng kết hợp ngẩu nhiên tạo nên hợp tử dị đa bội. 
3. Hậu quả:
- Cơ thể đa bội có NST tăng lên ð AND tăng lên gấp bội ð Prôtêin tăng lên ð cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng, phát triển nhanh, chống chịu mạnh, cho năng suất cao.
- Cơ thể đa bội lẻ thường mất khả năng sinh sản do không có khả năng cho giao tử bình thường.
- Đột biến đa bội có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Bước 4: Củng cố bài
Khái niệm về đột biến tự đa bội và dị đa bội.
Giải thích cơ chế hình thành thể tự đa bội và thể dị đa bội.
Nắm chắc cơ chế phát sinh các loại đột biến NST và hậu quả của các đột biến.
 Bước 5: Bài tập về nhà
- Trả lời các câu hỏi SGK và làm các bài tập chương I và chương II trang 64 - 67 SGK sinh học 12 CB.
- Xem trước bài “ Thực hành”.
Bài 7 - Tiết 7 : THỰC HÀNH:
QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM
THỂ TRÊN TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát bộ NST ở các loài cây có ĐBSLNST.
Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét hình thái NST và đếm số lượng NST ở dạng bình thường và ĐBNST.
Phân biệt được các dạng ĐB, loại ĐB bằng việc quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi.
Rèn tính cẩn thận tỉ mỉ chính xác khoa học.
CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:
Vật liệu: 
Châu chấu đực trưởng thành (Mỗi tổ 2 con * 8 tổ = 16 con).
Nước cất. Dung dịch ocxêin 4-5% trong acetic 45%.
Thiết bị: (Chia thành 8 bộ sẵn cho 8 tổ dùng làm thí nghiệm).
Kính hiển vi quang học 10x, 40x, 100x
Lam, lamen, kéo, dao lam, kẹp nhỏ, kim mũi mác
Tiêu bản cố định về dạng ĐBSLNST.
Các dụng cụ khác cần thiết.
THỰC HÀNH:
Ổn định lớp: Chia tổ thực hành, phân công dụng cụ, thiết bị.
Kiểm tra bài cũ: không
Bài thực hành:
Giáo viên chuẩn bị trước các dụng cụ cho từng tổ TN.
Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản theo nhóm (6 học sinh).
Hướng dẫn cách để mẫu lên quan sát dưới kính hiển vi.
Dặn dò học sinh quan sát NST, vẽ hình.
I. Hướng dẫn học sinh xem tiêu bản cố định dưới kính hiển vi:
- Cắm điện và bậc bóng đèn kính hiển vi lên (Kiểm tra bóng đèn có sáng không).
- Đặt tiêu bản lên bàn kính và đưa mắt vào thị kính để quan sát, điều chỉnh độ sáng của đèn. Đưa vật kính về độ phóng đại nhỏ nhất 10X.
- Khi đã nhìn được NST thì điều chỉnh vật kính sang độ phóng đại lớn hơn 40x, 100x.
- Đếm số NST trong 1 số tế bào, ghi lại số liệu.
- Vẽ hình NST lại và rút ra nhận xét: NST ở kì nào, có bị đột biến không.
II. Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản tạm thời để quan sát NST:
(Tiêu bản NST trong tế bào tinh hoàn của Châu schấu đực).
- Qui trình làm tiêu bản: Theo SGK.
- Quan sát NST dưới kính hiển vi (như phần I)
- Đếm số NST trong 1 số tế bào, ghi lại số liệu.
- Vẽ hình NST lại và rút ra nhận xét: NST ở kì nào, có bị đột biến không.
Lưu ý: 
- Châu chấu đực thường nhỏ hơn châu chấu cái, phần đuôi bụng châu chấu đực thì nhọn còn phần đuôi bụng của châu chấu cái hơi bầu, vuốt nhẹ thì cuối bụng chẻ thùy như đuôi cá.
- Khi nấn lamen nên dứt khoát, không làm trượt lamen, không ấn quá mạnh gây vỡ, tốt nhất nên gấp một miếng giấy đặt lên trên.
- Bảo quản cac sthiết bị trong quấ strình làm thí nghiệm, không làm hỏng, mất.
- Sau khi thí nghiệm xong viết bài thu hoạch nộp cho giáo viên.
Dặn dò: Nộp bài thu hoạch cho lớp trưởng và soạn bài 9.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Thu bài thu hoạch .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 4, tiet 4.doc