Bài 18 - Tiết 19: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: * Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức cơ bản:
- Các nguồn biến dị trong tự nhiên và lới ích của nó.
- Xác định được nguyên nhâ hình thnàh cac biến dị trên.
- Vận dụng các phép lai để tạo và chọn giống.
2) Kĩ năng: Phân tích, khái quát hóa một vấn đề.
3) Thái độ: Ý thức bảo tồn vốn gen quí hiếm phục vụ nghiên cứu và tạo giống mới.
4) Trọng tâm: Chọn giống bằng nguồn biến dị tổ hợp.
II. CHUẨN BỊ:
1./ Giáo viên: - Giáo án, kiến thức bổ sung. - Hình 18.1, hình 18.2. - Bảng hoạt động nhóm.
2./ Học sinh: - Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
- Đọc trước nội dung bài mới, trả lời phiếu học tập.(Nguồn biến dị trong tự nhiên gồm nhũng nguồn nào? Biến dị tổ hợp tạo ra từ đâu? Sơ sở của ưu thế lai trong chọn giống?)
Chöông IV ÖÙNG DUÏNG TRUYEÀN HOÏC Bài 18 - Tiết 19: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: * Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức cơ bản: - Các nguồn biến dị trong tự nhiên và lới ích của nó. - Xác định được nguyên nhâ hình thnàh cac biến dị trên. - Vận dụng các phép lai để tạo và chọn giống. 2) Kĩ năng: Phân tích, khái quát hóa một vấn đề. 3) Thái độ: Ý thức bảo tồn vốn gen quí hiếm phục vụ nghiên cứu và tạo giống mới. 4) Trọng tâm: Chọn giống bằng nguồn biến dị tổ hợp. II. CHUẨN BỊ: 1./ Giáo viên: - Giáo án, kiến thức bổ sung. - Hình 18.1, hình 18.2. - Bảng hoạt động nhóm. 2./ Học sinh: - Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT. - Đọc trước nội dung bài mới, trả lời phiếu học tập.(Nguồn biến dị trong tự nhiên gồm nhũng nguồn nào? Biến dị tổ hợp tạo ra từ đâu? Sơ sở của ưu thế lai trong chọn giống?) III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm. - Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp. 2) Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về nội dung chương IV. 3) Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP. Hoạt động thầy – Trò Nội dung bài ghi Để chọn giống vật nuôi và cây trồng người ta dựa vào những nguồn biến bị di truyền đó là Đột biến, biến dị tổ hợp và ADN tái tổ hợp. Trong đó nguồn biến dị tổ hợp đuợc sử dụng nhiều nhất, phong phú nhất. Nêu ra về hiện tượng sai khác ở đời con so với bố, mẹ? Hiện tượng biến dị tổ hợ là gì? HS: Có những nguồn biến dị nào? HS Giải thích các nguồn biến dị tự nhiên và nhân tạo. Ví dụ lúa lùn năng xuất cao được tạo ra từ viẹc lai các giống lúa địa phương khác nhau. Giống lúa IR8 được tạo ra từ phép lai lúa Peta với lúa Dee - geo woo -gen. Bài 18 - Tiết 19: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP I. TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP: 1. Khái niệm biến dị tổ hợp: - Là những biến dị tạo ra do sự tổ hợp lại vật chất di truyền ở bố và mẹ hình thành kiểu gen mới tạo nên sự sai khác ở đời con. 2. Các nguồn biến dị tổ hợp: a) Biến dị tự nhiên: Có sắn trong tự nhiên - Thu thập các vật liệu khởi đầu trong tự nhiên là giống cây trồng, vật nuôi hoang dại. - Các giống tốt ở địa phương đang sử dụng. b)Nguồn biến dị nhân tạo: - Tiến hành lai giống để chọn tạo những vốn gen giốn có giá trị. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ VIỆC TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO. Hoạt động thầy - Trò Nội dung bài ghi Cho HS quan sát sơ đồ hình 18.1 và rút ra nhận xét? HS Một vị dụ về phép lai: Lợn Ỉ x Đại Bạch cho con lợn lai F1 năng xuất cao, lớn nhanh, nhiều nạc. Hiện tượng này là ưu thế lai. Vậy em hãy định nghĩa UTL là gì? HS UTL đựoc giải thích dự trên các qui luật di truyền tính rội, lặn Em hãy giải thích cơ sở tế bào của UTL HS UTL tạo ra bằng phương pháp nào? HS Lai khác dòng đơn. A x B a C Lai khác dòng kép. A x B a C D x E a F F x C a G Lai khác thứ. Thứ là một đơn vị phân loại lớn hơn dòng và nhỏ hơn loài. Hãy nêu một số thành tựu của UTL? HS Những cá thể có tổ hợp gen biến dị mong muốn đuợc cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết để tạo dòng thuần sử dụng làm giống. II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO: 1. Khái niệm ưu thế lai: - Ưu thế lai là hiện tượng con lai có nhiều đặc điểm tốt hơn hẳn bố mẹ. Ví dụ: Lợn Ỉ x Đại Bạch cho con lai năng xuất cao, lớn nhanh, nhiều nạc. - Ưu thế lai thể hiện cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần qua các thể hệ. 2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai: - Giả thuyết siêu trội: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp gen thi đời con lai mang kiểu gẹn dị hợp vế tất cả các cặp gen đó, mà gen dị hợp biểu hiện tính trạng trội thườg là nhunữg tính trạng tốt nên con lai có nhiều tính trạng tốt hơn bố mẹ. - VD: P. AabbDDee x aaBBddEE. (2TT tốt) F1: AaBbDdEe (4TT tốt) 3. Phương pháp tạo ưu thế lai: Lai khác dòng đơn. Lai khác dòng kép. Lai khác thứ. * Trước tiên ta chọn các dòng thuần sau đó tiến hành lai với nhau. Cách tạo dòng thuần là cho tự thụ phấn và giao phối gần. 4. Một vài thành tựu ứng dụng UTL vào chọn giống Với vật nuôi: Bò sữa Việt Nam, cá chép lai, gà, vịt lai siêu thị, siêu trứng. Với cây trồng: Giống nhị ưu, CR203, Bắp lai G49, CP888. 4) Củng cố: - Thế nào là biến dị tổ hợp, ưu thế lai? - Cơ sở của UTL, phương pháp tạo UTL? 5) Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem bài mới “Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến”. Bài 19 - Tiết 20: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: * Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức cơ bản: - Qui trình tạo giống bằng gây đột biến và những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực này. - Các qui trình tạo giống bằng công nghệ tế bào như lai tếo bào, nuôi cấy gây đột biến tế bào đơn bội ở thực vật, hoặc công nhân bản vô tính, cấy truyền phôi ở động vật. 2) Kĩ năng: Tiến hành các kâu kỉ thuật trong tạo giống mới, biết được những qui trình tạo giống mới. 3) Thái độ: Phát triển vốn kiến thức khoa học hiện đại, yêu thích khoa học kỉ thuật. 4) Trọng tâm: Qui trình tạo giống bằng gây đột biến, lai tế bào, nhân bản vô tính. II. CHUẨN BỊ: 1./ Giáo viên: - Giáo án, kiến thức bổ sung. - Bảng hoạt động nhóm. - Hình 19, hình qui trình cấy truyền phôi bò, qui trình lai tế bào. 2./ Học sinh: - Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT. - Đọc trước nội dung bài mới, trả lời phiếu học tập.(Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến là gì? Qui trình gồm những bước nào ? Qui trình kỉ thuật lai tế bào? Cừu Dolly được tạo ra như thế nào? Nhắc lại qui trình công nghệ cấy truyền phôi bò) III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm. - Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp. 2) Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Chọn giống vật nuôi cây trồng dựa vào những nguồn biến dị nào? Nguồn nào là chủ yếu nhất ? thếo nào là ưu thế lai ? coa nhất ở đời nào ? Phương pháp tạo ưu thế lai ? 3) Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN. Hoạt động Thầy - Trò Nội dung bài ghi Ở bài trước tao đã biết chọn tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp, trong di truyền còn có nhiều nguồn biến dị khác cúng có vai trò tạo giống rất hiệu quả. Đó là nguồn biến dị nào nào? HS (HS xem sách trả lời) Vậy đột biến là gì? Có những loại ĐB nào? HS (HS xem sách trả lời) Nguyên nhân nào gây ra đột biến? HS(HS trả lời kiến thức cũ) Hãy cho biết qui trình kỉ thuật tạo giống bằng gây đột biến? HS (HS xem sách trả lời) GV chốt lại vào giải thích thêm bội dung từng bước của qui trình cho HS nắm chắc. Bằng kỉ thuật này con người đã đạtđựoc nhều thành tựu đáng kể trong chọn tạo giống ở cây trồng, vật nuôi. Em hãy cho biết những thành công của phương pháp này? Cho một số ví dụvề tạo giống bằng gây đột biến? HS Bài 19 - Tiết 20: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN: 1. Qui trình công nghệ gây đột biết: - Bước 1: Chọn mẩu vật và xử lí gây đột biến. - Bước 2: Chọn lọc những cá thể mang đột biến có kiểu hình mong muốn. - Bước 3: Tạo dòng thuần và nhân giống ĐB. 2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam: Thành công nhiều ở VSV và thực vật. ở ĐV thì rất ít. - Ở VSV bằng KT xử lí tia phóng xạ, hóa chất thu được nhiều chủng VSV sinh sản nhanh, tạo nhiều kháng sinh. Ở thực vật tạo được nhiều giống lúa, giống đậu tương cho năng xuất cao như Dâu tằm tứ bội, Dưa hấu tam bội. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung bài ghi Với sự phát triển của khoa học kỉ thuật thì con người còn nhiều biện pháp kỉ thuật khác để tạo được giống mới có chất lượng cao hơn. Em hãy cho biết con người còn dùng phương pháp nào nữa để tạo giống mới? HS (HS xem sách trả lời) Công nghệ tế bào qui trình kỉ thuật tác động vào các tế bào sinh vật để tạo ra các sản phẩm (cơ thể) có giá trị cao. GV cho HS xem SGK để thảo luân phương pháp Lai tế bào ở TV. Hãy tóm tắt các bước trong qui trình tạo giống bằng công nghệ lai tế bào? HS GV chốt lại và giới thiệu thêm chất kích thích dung hợp, chất kích thích tạo chồi Phần công nghệ nhân tế bào đơn bộ cũng tương tự để học sinh hình thành kiến thức. Ở ĐV thì qua trình này thực hiện như thế nào? HS Quá trình tạo cừu Dolly là câu trả lới cho câu hỏi nêu vấn đề của phân nhân giống cô tính. Hãy cho biết Wilmut đã tạo cừu Dolly như thế nào? HS (HS xem sách trả lời) Từ đó tóm tắt qui trình nân bản vô tính ở ĐV? HS (HS xem sách trả lời) GV chốt lại vấn đề và giải thích cho HS rõ hơn. Phần cấy truyền phôi đã học ở CN 10. GV cho HS xem tranh vẽ và nhắc lại các bứoc tiến hành GV chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để học sinh củng cố lại kiến thức. II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO: Công nghệ tế bào thực vật: a. CN lai tế bào sinh dưỡng: - Sử dụng các dòng tế bào trần lai với nhau tạo tế bào lai và kích thích chúng phát triển thành cơ thể mới. - Qui trình: gồm 3 bước. Bước 1: Tách chiết mô, tế bào sinh dưỡng rối cho vào môi trường đặc biệt phá bỏ thành xenlulozơ tạo dòng tế bào trần. Bước 2: Cho 2 dòng tế bào trần khác nhau vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để 2 dòng tế bào dung hợp với nhau tạo ra dòng tế bào lai. Bước 3: Cho tế bào lai vào mt nuôi cấy đặc biệt để chúng phân chia, và tái sinh thành cây mới. b. CN nuôi cấy gây đột biến tế bào đơn bội: Dùng hạt phấn hoặc noãn đơn bội n nuôi cấy trong ông nghiệm và kích thích chúng phát triển thành mô đơn bội, sau đó xử lí bằng Cônxisin để gây lưỡng bội rối tiếp tục nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh. Công nghệ tế bào động vật: a. Nhân bản vô tính động vật: Sử dụng các tế bào sinh dưỡng của những cơ thể bất kì để ghép nhân của tế bào này vào TBC của tế bào kia và kích thích chúng phát triển thành cơ thể mới. Tiêu biểu của công nghệ này là nhân bản vô tính ở cừu, tạo nên cừu Dolly. Qui trình nhân bản vô tính: - Lấy trứng của một cừu mẹ rồi tách bỏ nhân, lấy một TBSD (tế bào vú) tách lấy nhân, dùng nhân này ghép vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân tạo một tế bào hợp tử, sau đó nuôi tế bào này trong ống nghiệm bằng môi trường đặc biệt để kích thích phát triển thành phôi. Rồi cấy phôi vào tử cung của một cừu cái trưởng thành để phôi phát triển thành một bào thai dể ra cừu con hoàn chỉnh. b. Cấy truyền phôi: Xem qui trình công nghệ cấy truyền phôi bò ở sách công nghệ lớp 10. Gồm 11 bước tiến hành. 4) Củng cố: - Em hãy phân biệt côg nghệ tạo đột biến và công nghệ tế bào? - Các bước tiến hành gây đột biến? qui trình tạo giốg mới bằng công nghệ lai tế bào thực vật. 5) Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem bài mới “Tạo giống nhờ công nghệ gen”. Bài 20 - Tiết 21: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: * Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức cơ bản: - Thế nào là công nghệ, công nghệ gen, nắm chắc các bước trong kỉ thuật trong kỉ thuật di truyền. - Nắm chắc các bước tiến hành tạo sinh vật chuyển đổi gen, lợi ích của công nghệ này. - Biết đựơc một số thành tựu trong tạo giống nhờ công nghệ biến đổi gen. 2) Kĩ n ... AND tái tổ hợp. - Bước 2: Đưa AND tái tổ hợp vào trong tế bào. Dùng các tác nhân như muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp để đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận. - Bước 3: Phân lập dòng tế bào chứa AND tái tổ hợp. Bằng phương pháp đặc biệt con ngừời nhân biết tế bào nhận và phân lập chúng để nuôi cấy tạo TB lành. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung bài ghi Với KT DT hiện đại con nghười đã ứng dựng thành công trong chọn tạo giống bằng cách gây biến đổi hệ gen trong tế bào để tạo ra những giống mới nhằm thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn. HS xem SGK phần II và trả lời các câu hỏi Thế nào là SV biến đổi gen? con người làm gì để tạo ra SV biến đổi gen? Khi ứng dung công nghệ gen con người đã đạt được những thành tựu nào? Ở thực vật? HS Ở động vật? HS Ở vi sinh vật? HS II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN: 1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen: Là những SV mà hệ gen của nó đã bị con người làm biến đổi sai khác thành kiểu gen mới để tạo ra những sản phẩm phù hợp với mong muốn của con người. - Các cách làm biến đổi hệ gen của SV: + Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. Ví dụ: + Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. Ví dụ: + Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Ví dụ: Một số thành tựu trong tạo giống biến đổi gen: a. Tạo động vật chuyển gen: Lấy trứng thụ tinh trong ống nghiệm rồi chuyển gen vào hợp tử, phôi sau đó cây phôi vào cơ thể để sinh sản. Ví dụ chuyển gen tổng hợp prôtêin trong sữa người vào cừu b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen: Đã chuyển gen vào nhiều loài thực vật có giá trị như khoai tây, thuốc lá, cà chua. c. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen: Tạo các dògn VSV mang gen loài khác. VD: Vi khuẩn E.Coli mang gen sản xuất Inzulin ở người. 4) Củng cố: - Cho biết Công nghệ gen là gì, cách tiến hành? - Sinh vật biến đổi gen là gì? Hiện nay đã ứng dụng thành công như thế nào? 5) Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem bài mới “Di truyền học người”. Tiết 21 - Bài 22: DI TRUYỀN Y HỌC I. MỤC TIÊU: Kiến thức:Giải thích được khái niệm bệnh di truyền là gì? - Trình bày được khái niệm di truyền y học tư vấn - Giải thích được liệu pháp gen, trình bày các ứng dụng liệu pháp gen Kỹ năng: phân tích kênh hình trong bài học Thái độ: tin tưởng vào khả năng di truyền y học hiện đại có thể điều trị và làm giảm hậu quả một số bệnh tật di truyền ở người. Trọng tâm: từng phần trong bài II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: a. Tài liệu tham khảo: di truyền học Phan Cự Nhân b. Đồ dùng dạy học: Một số hình ảnh bệnh ở người 2. Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ, xem trước bài di truyền y học, SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THứC Tổ CHứC Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích hình vẽ VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚPH: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: câu hỏi 1, 2, 3/46 SGK 3. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mở đầu: bệnh di tryuền chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ trong các bệnh gặp ở trẻ em và người lớn. Sự hiểu biết về di truyền giúp chúng ta hạn chế những tác hại. Bệnh di truyền chia làm 2 nhóm: Bệnh DT phân tử và bệnh di truyền liên quan đến các đột biến NST Hãy kể tên một số bệnh di truyền phân tử: HS Thế nào là bệnh di truyền phân tử? HS HbsHbs: bình thường HbSHbs: bệnh nhẹ HbSHbS: bệnh nặng Bệnh do tương tác nhiều gen và giữa gen với môi trường không theo quy luật Menden. Nhóm bệnh này liên quan thế nào với những biến đổi trong bộ NST người? Biểu hiện của đột biến này ntn? Có thể phân loại ntn về những biến đổi này? Hãy giải thích cơ chế và viết sơ đồ: P : XX x XY GP : XX, 0 X, Y F1: XXX, XXY, X0, 0Y Ung thư là gì? Nguyên nhân chính gây ung thư là gì? Chứng minh, nêu thêm một số ví dụ về ung thư Học sinh thảo luận và giáo viên thống nhất Hiên nay ung thư đã chữa trị đựoc chưa? Làm gì để hạn chế ung thư? HS I. BỆNH DI TRUYỀN PHÂN TỬ 1. Khái niệm: Là bệnh di truyền được nghiên cứu ở cấp độ phân tử liên quan đến những sai sót trong gen. Ví dụ: bệnh về Hêmôglôbin, náu khó đông, các HM. Tùy vào sai khác trên gen làm thay đổi prôtêin gây nên bệnh nặng hay nhẹ. 2. Ví dụ bệnh pheninketô niệu: SGK Hiện nay cs hai cáhc điều trị đó là tác động vào kiểu hình, tác động vào kiểu gen. II. HỘI CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘT BIẾN NST: Những biến đổi về số lượng hoặc cấu trúc NST thường liên quan đến gen và gây ra nhunữg tổn thương ở các hệ cơ quan trên cơ thể gọi là hội chứng. + HC do biến đổi cấu trúc và số lượng NST thường: Mất đoạn NST 21: ung thư máu . 3 NST số 13: hội chứng Patau . 3 NST số 18: hội chứng Edwards + Biến đổi NST giới tính - Hội chứng Claifentơ XXY - Hội chứng Tơcnơ X0 - Hội chứng 3X III. BỆNHUNG THƯ : Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng do sự tăng sinh không kiếm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn dến hình thành các khôi u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Có hai loại u ác tính và u lành. Nguyên nhân: Hiện nay chưa được làm sáng tỏ nhưng có một số bệnh là do đột biến gen, NST gây nên. Do hai nhóm gen chủ yếu kiểm soát chu kì tế bào là gen qui định sinh trưởng và gen ứuc chế sinh trưởng. Bệnh ung thư hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị bằng một số liệu pháp như tia phóng xạ, hóa chất nên gây tác dụng phụ nhiều. Cần hạn chế các tác nhân gây đột biến trong môi trường, trong thức ăn để hạn chế ung thư. 4. Củng cố: Dùng câu hỏi cuối bài để củng cố bài học. 5. Dặn dò: Học theo câu hỏi SGK và phân tóm tắt đóng khung. Bài 22 - Tiết 23: BẢO VỆ VỐN GEN DI TRUYỀN CỦA LOÀI NGƯỜI MỤC TIÊU: Kiến thức: - Giải thích được tại sao phải bảo vệ vốn gen di truyền của loài người - Trình bày và giải thích cơ sở di truyền học bệnh ung thư - Giải thích được cơ sở di truyền học của bệnh AIDS. - Trình bày và giải thích cơ sở kiểu hình của sự di truyền trí năng của loài người - Giải thích được chỉ số AND và ứng dụng Kỹ năng: Phân tích khái quát hóa vấn đề Thái độ: Nhận thức về tài sản di truyền của loài người từ đó tích cực đấu tranh vì hoà bình, chống HIV. Trọng tâm: Mục 1, 2 Phần I & mục 2, 4 phần II. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: a. Tài liệu tham khảo: di truyền học tập tính b. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ đột biến gen, cấu trúc, tranh ảnh HIV. 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài cũ và xem bài mới SGK. III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm. - Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp. 2) Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Phân biệt bênh do di truyền phân tử và hội chứng bệnh, ung thư hiện nay đựợc nghiên cứu như thế nào? 3) Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Thế nào là ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm sẽ gây ra hậu quả gì với con người? HS Làm gì để hạn chế ô nhiễm? HS Cho học sinh trả lời lệnh SGK Tác nhân: khí thải công nghiệp: CO2, CO, SO2, NO2 Thuốc diệt cỏ 2; 4D; 2; 4; 5T chứa Đioxin Cácchất dùng trong đời sống, phóng xạ,nổ hạt nhân. Di truyền y học tư vấn là gì? Nhiệm vụ di truyền y học tư vấn ntn? Tại sao phải xác minh đúng bệnh tư vấn mới có kết quả? Cho học sinh thực hiện lệnh trong SGK Liệu pháp gen điều trị những loại bệnh ntn? Thực chất của kĩ thuật thực hiện liệu pháp gen là gì? - Kỹ thuật chuyển gen - việc cấy ghép gen ở người có những khó khăn và thuận lợi gì? Trí năng có được di truyền không? Vai trò các gen trong sự di truyền này ntn? Đánh giá di truyền bằng chỉ số nào? IQ: Intelligence Quotient Tác động cộng gộp nhiều gen theo cùng một hướng là một dãy liên tục. Người ta phân nhóm IQ ntn để đánh giá sự di truyền trí năng? Nguyên nhân về mặt di truyền của các nhóm có chỉ số < 70 là gì? Tác động của yếu tố môi trường tác động đến chỉ số IQ ntn? Hãy cho biết các con đường lây lan của HIV trong quần thể người: đường máu, tình dục, mẹ sang con Hiện nay người ta biết vật chất di truyền HIV ntn? Sự hiểu biết này giúp cho sự ngăn chặn AIDS ntn? Học sinh nêu vd như trong SGK Có những nguyên tố nào liên quan đến việc bảo vệ tiềm năng di truyền và khả năng biểu hiện trí tuệ của con người? I. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI: 1. Tạo môi trường sạch: - Môi trường hiện nay đang ô nhiễm nặng, gây nên nhiều tác hại cho con người trong đó dịch bệnh (ung thư) là yếu tố hàng đầu làm suy thoái laòi người. vì vậy phải BVMT. - Cần làm trong sạch bầu không khí, môi trường đất, nước và nhất là nguồn lương thực, thực phẩm. 2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh: - Là giải thích, định hướng cho con người biết về một số khả năng trong tương lai khi sinh sản có bị mắc các bệnh và tật di truyền không từ đó ta có thể quyết định sinh con hay không - Sàng lọc trước sinh là chẩn đoán thai và dự báo nguy cơ mắc bệnh của thai để từ đó kết luận có nên để thai sinh ra hay không hoặc có biên pháp điều trị sớm để khắc phục hậu quả, giảm thiểu dị tật và bệnh. VD: Chọc dò dịch ối, sinh thiết nhau thai. 3. Liệu pháp gen: + Liệu pháp gen là VC chữa trị các loại bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen đột biến. Có 2 phương pháp: - Đưa bổ sung gen lành vào cơ thể - Thay gen bệnh bằng gen lành + Điều trị một số bệnh: thiếu hụt môn dịch, Parkinson, tiểu đường, tâm thần phân liệt + Liệu pháp gen là phương pháp điều trị có hiệu quả cao tuy nhiên là phương pháp phức tạp, tốn kém đòi hỏi kỉ thuật hiện đại. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN: 1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người: - Khi giải mã bộ gen con người biết trước bênh tật là biết trước cái chết dẫn đến bi quan, chán nản. - Sự tiêu cực trong kì thị về người bệnh; việc là, quan hệ, cưới hỏi 2. vấn đề phát sinh do CN gen và CN tế bào: - CN gen ra đời tạo được sinh vật biến đổi gen thi cũng tạo đựợc con người biên dổi, nhân bản con người. - Các sinh vật biến đổi gen cvó hoàn toàn sạch đối với con người hay không. 3. Vấn đề DT khả năng trí tuệ: Trí năng có di truyền gen điều hoà đóng vai trò quan trọng hơn đối với gen cấu trúc. Đánh giá sự di truyền trí năng bằng chỉ số IQ, IQ là tính trạng số lượng. > 130 : nhóm người thông minh 70 - 130 : bình thường. < 70 : trí tuệ kém phát triển. 45 - 70 : di truyền theo gia đình < 45 : do gen hoặc NST bị đột biến + Tác động của yế tố môi trường: chế độ dinh dưỡng, tâm lý mẹ lúc mang thai, quan hệ tình cảm gia đình và xã hội + Bảo vệ tiềm năng di truyền và khả năng biểu hiện trí năng: tránh các tác nhân gây đột biến gen, bảo đảm cuộc sống đầy đủ vể vật chất và tinh thần, trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. 4. Di truyền y học với bệnh AIDS: AIDS: là bệnh suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể do vi rút HIV gây ra. Vi rút HIV: chỉ chứa 2 chuỗi ARN có số lượng đơn phân ít hơn hàng trăm ngàn lần bộ gen người. Ngày nay, bằng phân tích trình tự Ribo nu của HIV ® P: Cho đoạn nu có khả năng bắt cặp với ribonu trên ARN của HIV. Chuyển đoạn này vào tế bào bạch cầu T lấy ra từ người mắc bệnh là anh em sinh đôi cùng trứng với người bệnh. Do các trình tự bổ sung sẽ ức chế sự sao chp1 của HIV. Củng cố: dùng các câu hỏi cuối bài để củng cố. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc bài 23 “Ôn tập phần di truyền học”. Chuẩn bị bài Bằng chứng tiến hóa.
Tài liệu đính kèm: