Bài 15 - Tiết 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I - CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về gen, đột biến Gen, đột biến cấu trúc NST.
- Xác định kiểu gen, sự phân ly kiểu gen khi biết đột biến số lượng NST.
- Củng cố phương pháp biện luận giải các bài tập quy luật di truyền.
2. Kỹ năng: - Giải các bài tập về AND, ARN, Prôtêin, nguyên phân, đột biến.
3. Thái độ: - Tăng cường phối hợp, tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề.
4. Trọng tâm: Giải được các bài tập cơ bản về AND, ANR, các bước tiến hành giải một bài tập lai, phép lai một cặp tính trạng, liên kết gen.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Tài liệu: SGK, SGV, bài tập sinh 12.
- ĐDDH: tranh AND, bảng công thức, bài hướng dẫn giải bải tập phân tử, lai cho HS.
2. Học sinh: - Coi bài và chuẩn bị bài ở nhà trước.
Bài 15 - Tiết 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I - CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU : Kiến thức: Củng cố kiến thức về gen, đột biến Gen, đột biến cấu trúc NST. Xác định kiểu gen, sự phân ly kiểu gen khi biết đột biến số lượng NST. Củng cố phương pháp biện luận giải các bài tập quy luật di truyền. Kỹ năng: - Giải các bài tập về AND, ARN, Prôtêin, nguyên phân, đột biến. Thái độ: - Tăng cường phối hợp, tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề. Trọng tâm: Giải được các bài tập cơ bản về AND, ANR, các bước tiến hành giải một bài tập lai, phép lai một cặp tính trạng, liên kết gen. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Tài liệu: SGK, SGV, bài tập sinh 12. - ĐDDH: tranh AND, bảng công thức, bài hướng dẫn giải bải tập phân tử, lai cho HS. Học sinh: - Coi bài và chuẩn bị bài ở nhà trước. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. Kiến thức bài cũ: Gen là gì? Mối quan hệ giữa AND, ARN, Prôtêin. Thuyết nhiễm sắc thể giải thích về sựn di truyền của các gen, tính trạng qua các thế hệ. Bài mới: Hoạt động thầy, trò Nội dung bài học Giáo viên gọi 1 HS nhắc lại NTBS trong cấu trúc ADN, trong phiên mã và trong giải mã. Gọi 3 HS lên bảng giải bài tập 1, 3 và 5 SGK sinh 12 trang 64, 65. Giáo viên chỉnh sửa thành bài hoàn chỉnh. Bài 2: Hướng dẫn cho HS về nhà làm Cho học sinh tính số bộ ba. Hướng dẫn HS dựa vào NTBS để làm. HS tự giải Bài 3: Gọi HS lên bảng để làm. Bài 5: Gọi HS lên bảng làm. Hướng dẫn HS tự giải. Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm a) - Trình tự Nu của mạch bổ sung: Ta có: Mạch thứ nhất : 3’... TATGGGXATGTAATGGGX...5’ Mạch bổ sung: 5’ATAXXXGTAXATTAXXXG3’ - Trình tự riboNu của mARN: Ta biết: Mạch mã gốc: 3’... TATGGGXATGTAATGGGX...5’ mARN: 5’...AUAXXXGUAXAUUAXXXG...3’ b) Số codon trên mARN: 18: 3 = 6 cođon (6 bộ ba.) c) Các bộ ba đối mã: ... (UAU) (GGG) (XAU) (GUA) (AUG) (GGX)... Bài 2: HS dựa vào NTBS để làm. Bài 3: Hướng dẫn học sinh làm: Xác định các bộ ba mã hóa axit amin Acginin (theo bảng 1 GSK trang 8) là GXU, XGX, XGA, XGG, AGA, AGG, đối chiếu với hai mạch trên theo NTBS ta có chỉ có AGG là phù hợp vậy mạch gốc có TXX, vậy chiều của mạch gốc là: Mạch gốc: 5’XXGATXGAXGAAGGAAXXXXT3’ Mạch bổ sung: 3’....GGXTAGXTGXTTXXTTGGGGA.....5' Bài 4: HS dựa vào NTBS để làm. Bài 5: Gọi HS lên bảng làm. Mạch mARN: 5’XAUAAGAAUXUUGX3’ a) trình tự Nu của AND tạo ra mARN này: - Mạch gốc: 3’GTATTXTTAGAAXG5’ Mạch bổ sung: 5’....XATAAGAATXTTGX.....3' Hướng dẫn Nội dung bài giải Bài 6, 7: Gọi HS trả lời và hướng dẫn cách làm. Bài 8: HS tự giải tương tự như các bài khác. Bài 9: GV hướng dẫn cách viết giao tử ở cây đa bội. Yêu cầu HS lên bảng làm bài. Gọi HS nhận xét. GV chốt lại bài giải chính xác hơn. Hs nêu các đặc điểm của cây đa bội và cây lưỡng bội đó chính là sự khác nhau giữa chuối nhà và chuối rừng. GV hệ thống cho chính xác. HS trả lời, HS khác bổ sung và viết sơ đồ lai.. GV chình sửa, hoàn thiện. Cho Hs nhắc lại quy luật cơ bản của di truyền của các bệnh do gen lặn trên NST X gây ra GV hướng dẫn HS biện luận để giải. HS vận dụng kiến thức đã học, làm bài. b) Trình tự 4 aa có thể được dịch từ 4 bộ ba khởi đầu: His – Lys – Asn – Leu. c) ĐB làm thay đổi loại nu thứ 3 trên gen gây nên ribonu thứ 3 trên mARN thay đổi thành G thì trình tự các aa sẽ là His – Gln – Asn – Leu. d) Khi thêm vào 1 nu loại vị trí giữa Nu thứ 3 và 4, lúc này trình tự các Ribonu trên mARN là: 5’XAUGAAGAAUXUUGX3’ thì trìh tựu các aa trên prôtiên là: His – Asn – Asn – Ser - Cys. e) Trên cơ sở thông tin ở câu c). và d) thì loại đb ở câu d) gây biến đổi lớn hơn nên ảnh hưởng dến Pr lớn hơn. Bài 6: Theo đề ta có 2n = 10 suy ra n = 5. vậy số lượng các các thể có bộ NST là thể 3 nhiễm chỉ có 5 (trường hợp mỗi cá thể chỉ có 1 cặp NST tương đồng bị đột biến 2n+1). Bài 7: Cà độc dược có 2n = 12. Nếu chỉ có 1 cặp số 2 bị thể nhiễm thì khi cho giao tử, cơ thể này sẽ cho 2 loại giao tử đó là n và n + 1, khi tham gia vào sinh sản ta có: P: 2n + 1 x 2n GP n, n + 1 n F1 2n : 2n + 1. Vậy tỉ lệ đời con là 50% bị mang bộ NST đột biến thể 3 nhiễm và 50% cá thể bình thường Bài 9: Ta có: A – Thân cao; a- thân thấp. a) P1: (c) Aaaa X (đ) Aaaa G: 1/2 Aa, 1/ 2aa ; 1/2 Aa, 1/ 2aa F: 1/4AAaa; 2/4Aaaa; 1/4aaaa. KH: 3/4Thân cao; 1/4 thân thấp. P1: (c) AAaa X (đ) AAaa G: 1/6 AA, 4/ 6Aa , 1/6 aa ; 1/6 AA, 4/ 6 Aa , 1/6 aa F: KG: 35/36A - - -; 1/36 aaaa. KH: 35/36Thân cao; 1/36 thân thấp. b) Một số đặc quan trọng khác nhau giữa chuối rừng và chuối trồng: - Chuối rừng là cây lưỡng bội nên cây nhỏ, thân thấp, lá nhỏ, quả nhỏ, năng xuất thấp.... Chuối nhà là cây tam bội (dạng đa bội thể) nên thân to là dài, nhánh quả to, nhiểu quả, quả to năng xuất cao..... c) Nguồn gốc và quá trình xuất hiện các loại chuối trồng: - Chuối trồng có nguồn gốc từ chuối rừng. - Chuối trồng xuất hiện do đột biến số lượng NST ở chuối rừng gây ra. P: Aa x Aa G: Aa ; A, a F1: AAa , Aaa. ( Chuối trồng) BÀI TẬP CHƯƠNG II: Bài 1: Bệnh phêninkêtô niệu ở người là bệnh do gen lặn gây ra nên cả vợ và chồng đều có xác suất mang gen bệnh (thể dị hợp) là 2/3. Vậy xác suất để cả hai vợ chồng mang gen dị hợp và sinh con sinh bị bệnh là 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9. Hướng dẫn Nội dung bài giải Giáo viên yêu cầu HS đọc kỹ bài 4 rồi hướng dẫn học sinh cách biện luận để về nhà làm. HS về nhà giải các bài tập cón lại. Bài 5, 6, 7: Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời giải thích. Giáo viên chỉnh sửa. Bài 2: a) Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội cả 5 tính trạng: (1/2) (3/4) (1/2) (3/4) (1/2) = 9/128. b) và c) Tính tương tự. Bài 3: Quy ước: XMXM , XMXm : Nữ bình thường. XmXm : Nữ mù màu. XMY : Nam bình thường. XmY : Nam mù màu. Phụ nữ bình thường có KG: XMX- , mà bố mù màu sẽ có KG: XmY, lúc này người phụ nữ nhận giao tử Xm từ bố nên phải có kiểu gen là: XMXm. Người chồng bình thường sẽ có KG: XMY. a) Hai vợ chồng đều có gen dị hợp sẽ cho 2 loại giao tử tỉ lệ ½, nên xác suất hai vợ chồng này sinh con đầu lòng là con trai mù màu là:(1/2)(1/2) = 1/4. b) Cô gái của cặp vợi chồng này luôn nhận 1 XM từ bố, nên không thể bị bệnh mù màu = 0. Bài 4: Sự phân ly của cả hai tính trạng không phụ thuộc vào giới tính nên gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. - F1 giao phối với nhau, F2 xuất hiện 8 tổ hợp giao tửà F1 có 1 giới cho 4 giao tử, một giới cho 2 loại giao tử. Vậy, một giới(đực) dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử à liên kết hoàn toàn. Một giới(cái) cho 1 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau à hoán vị gen. - Tần số hoán vi: 2:8= 12,5%. * sơ đồ lai: HS tự viết. Bài 5: Bài 6: Bài 7: Củng cố: Dạng đa bội 4n. Cách giải một bài tập lai. 5. Dặn dò: Tiết sau thực hành nên soạn bài và chuẩn bị trước bài thực hành.
Tài liệu đính kèm: