Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 1, 2, 3

Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 1, 2, 3

Bài 1 - Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

* Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:

- Khái niệm về gen, cấu trúc của gen.

- Mã di truyền, đặc điểm, cấu tạo của các mã di truyền.

- Hiểu được cơ chế và kết quả của quá trình nhân đôi ADN, hiểu rõ cơ chế bán bảo toàn, nữa gián đoạn.

2) Kĩ năng: Phân tích, trình bày một vấn đề.

3) Thái độ: Ý thức về gen và bảo tồn vốn gen quí hiếm của sinh vật.

4) Trọng tâm: Mã di truyền và ý nghĩa của mã di truyền trong di truyền học và cơ chế truyền mã DT.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1654Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 12 – Ban Cơ bản - Bài 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phaàn maêm
di truyeàn hoïc
Chöông I
Cô cheá di truyeàn vaø bieán dò
Bài 1 - Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN 
I. MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức:
* 	Qua bài này giúp học sinh hiểu và nắm chắc được các nội dung kiến thức:
-	Khái niệm về gen, cấu trúc của gen.
-	Mã di truyền, đặc điểm, cấu tạo của các mã di truyền.
-	Hiểu được cơ chế và kết quả của quá trình nhân đôi ADN, hiểu rõ cơ chế bán bảo toàn, nữa gián đoạn.
2)	Kĩ năng: Phân tích, trình bày một vấn đề.
3)	Thái độ: Ý thức về gen và bảo tồn vốn gen quí hiếm của sinh vật.
4)	Trọng tâm: Mã di truyền và ý nghĩa của mã di truyền trong di truyền học và cơ chế truyền mã DT.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung.
	- Hình (cấu trúc một gen, cơ chế nhân đôi của ADN).
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về nội dung chương trình Sinh học lớp 12 Ban Cơ bản.
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ GEN VÀ CẤU TRÚC GEN.
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
GV cho HS theo dõi SGK và khái niệm gen là gì?
HS:
Gen đựơc cấu tạo từ vật chất nào?
HS:
Trên một gen được chia thành những vùng nào? Tại sao?
SH:
Em hãy phân biệt các vùng của gen và cho biết vai trò của mỗi vùng này?
HS:
Vậy vùng nào là trọng điểm của gen, giữ vai trò chủ đạo trong di truyền?
HS
I. GEN VÀ CẤU TRÚC CỦA GEN:
1. Gen:
- Gen là một đoạn phân tử ADN chứa thông tin DT để mã hóa một pôlipeptit hay một phân tử ARN.
Ví dụ: Gen tARN mà hóa phân tửARN vận chuyển
2. Cấu trúc của gen: 
* Mỗi gen cấu trúc gồm nhiều Nuclêôtit, chia làm 3 vùng khác nhau:
- Vùng điều hòa: Ở đầu 3’ của mạch gốc, giúp ARN polimeraza nhận biết, liên kết, khởi động và điều hòa quá trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: Chứa TTDT mã hóa các axitamin trong quá trình tổng hợp protein.
- Vùng kết thúc: Ở đầu 5’ của mạch gốc mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. 
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ MÃ DI TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN.
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Tao sao lại có mã di truyền ?
HS
Vậy theo em mã di truyền là gì?
HS
Có mấy mã bộ ba di truyền trên gen?
HS
Mã di truyền có những đặc điểm gì?
HS
Hãy xem bảng xắp xếp ngẩu hiên về các bộ ban trên gen và hãy cho biết những bộ ba nào tham gia mã hóa cho những axit amin nào?
HS
II. MÃ DI TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM MÃ DT:
1. Quần thể: Mã di truyền là mã bộ ba gồm ba nuclêôtit xếp liền kề nhau trên gen qui định mã hóa cho một axitamin.
- Hiện nay có 64 mã bộ 3 chứa TTDT qui định mã hóa 20 loại aa khác nhau.
2. Đặc điểm của mã di truyền:
- Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba mà không gối lên nhau.
- Có tính phổ biến, chung cho niều loài.
- Có tính đặc hiệu, mỗi mã chỉ qui định một loại aa.
- Có tính thoái hóa tức nhiều bộ ba có thể cùng qui định mã hóa cho một loại aa.
- Có bộ ba mở đầu là AUG và bộ ba kết thúc là UAA, UAG và UGA.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN.
Hoạt động thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Em hãy cho biết quá trình nhân đôi của ADN xảy ra ở đâu, khi nào?
HS
Nguyên tắc quá trình nhân đôi của ADN là gì?
HS
Cho học sinh họat động nhóm để tìm hiểu cơ chế quá trình nhân đôi của ADN.
Giải thích cơ chế nhân đôi của ADN?
HS
Hai phân tử ADN con có đặc điểm gì?
HS
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN:
- Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào, vào kì trung gian của hai lần phân bào.
- Quá trình nhân đôi của ADN tuân theo nguyên tắc tự nhân đôi bán bảo toàn, nửa gián đoạn.
* Cơ chế quá trình nhân đôi: diễn ra theo 3 bước
- Bước 1: Tháo xoắn, duỗi thẳng và tách đôi 2 mạch của phân tử ADN tạo chạc chữ Y nhờ ADNPolimeraza
- Bước 2: Lắp gép các Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung dựa trên trình tự mạch gốc để tạo mạch mới hình thành nên ADN con.
- HÌnh thành hai phân tử ADN con.
* Chú ý chiều của quá trình lắp ghép luôn luôn là chiều 3’ - 5’ của mạch gốc.
* Đặc điểm của ADN con: Giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ. Có một mạch gốc và một mạch mới tổng hợp.
4)	Củng cố:
- Gen là gì, gen có vai trò gì trong di truyền?
- Mã di truyền là gĩ? Đặc điểm của mã di truyền?
- Quá trình nhân đôi của ADN, ý nghĩa của sự nhân đôi ADN?
5)	Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem bài mới “Phiên mã và dịch mã”.
	Bài 2 - Tiết 2: 	PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức:
	 -	Hiểu và nắm được cơ chế quá trình phiên mã và phân biệt các loại ARN.
	-	Hiểu và nắm được cơ chế quá trình dịch mã .
	-	Ý nghĩa của phiên mã và dịch mã.
2)	Kĩ năng: Phân tích, so sánh và trình bày một vấn đề.
3)	Thái độ: Ý thức về các hiện tượng di truyền và bảo vệ vật chất di truyền.
4)	Trọng tâm: Cơ chế của quá trình phiên mã, dịch mã, ý nghĩa của hai quá trình này.
II. CHUẨN BỊ:	
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung.
	- Hình (cấu trúc tARN, giáo án điện tử về quá trình dịch mã tổng hợp Prôtêin).
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Gen là gì? Cấu trúc của gen? Mã di truyền là gì? Nguyên tắc bổ sung là gì?
Câu 2: Nguyên tắc bán bảo tồn là gì? Tóm tắt các bước của quá trình nhân đôi ADN, ý nghĩa sự nhân đôi?
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Quá trình phiên mã chính là quá trình sao chép thông tin di truyền từ ADN sang ARN để thực hiện chức năng di truyền.
Có những loại ARN nào? Chúng có gì khác nhau?
HS
Cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày quá trình phiên mã tổng hợp ARN.
Tổng hợp ARN diễn ra ở đâu? Nguyên liệu là những vật chất nào? Quá trình diễn ra gồm mấy bước? Có gì khác so với tổng hợp ADN?
HS
Quá trình tổng hợp ARN có ý nghĩa gì?
HS
I. QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ:
1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN:
a) ARN thông tin (mARN): Đoạn ARN dạng mạch thẳng, làm khuân để dịch mã tổng hợp Prôtêin.
b) ARN vận chuyển: Cấu trúc dạng cuộn hình thập giá, mang aa đến thực hiện quá trình lắp ghép tổng hợp prôtêin cùng ribôxôm. Đầu 3’ mang aa và thùy đối diện đầu 3’ mang bộ ba đối mã.
c) ARN ribôxôm: Kết hợp với Prôtiêin tạo ribôxôm, tham gia vào quá trình nhận biết và lắp ghép aa cùng với tARN để tổng hợp Prôtêin.
2. Cơ chế quá trình phiên mã:
- Cũng diễn ra như quá trình tổng hợp ADN nhưng có khác là chỉ thực hiện trên một mạch gốc của ADN. Dùng Emzim ARN polimeraza tháo xoắn, tách đôi ADN.
- Sau khi tổng hợp ở SV nhân thực có sự hình thành các loại ARN rồi di chuyển ra TBC để thực hiện chức năng di truyền của nó.
- Ý nghĩa của phiên mã: Đảm bảo ổn định TTDT từ ADN sang ARN để giữ vững đặc tính di truyền.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Quá trình dịch mã chính là quá trình tổng hợp Prôtêin.
Quá trình này diễn ra gồm 3 hoạt động chính
Hãy cho biết thế nào là hoạt hóa aa?
HS
Cho HS xem đoạn phim về quá trình tổng hợp Prôtêin, sau đó cho học sinh thảo luận, kết hợp với SGK để rút ra nội dung bài học về các giai đoạn tổng hợp Prôtêin.
Sự tổng hợp Prôtêin gồm mấy giai đoạn, diễn ra những hoạt động nào? 
HS
Sau khi tổng hợp chuỗi polipeptit thì còn hoạt động nào diễn ra tiếp theo?
HS
Vậy em nào có thể tóm tắt quá trình truyền TTDT từ ADN đến Prôtêin?
HS
II. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ:
1. Hoạt hóa Axit amin:
Nhờ E đặc hiệu và ATP làm gắn kết aa với tARN tạo phức hợp aa - tARN hoạt động mạnh.
2. Tổng hợp chuỗi Polipepetit:
- Mở đầu: Tiếp xúc, nhận biết và lắp ghép aa mở đầu.
- Kéo dài: Thựchiện liên tục quá trình lắp ghép các aa tiếp theo để tạo chuỗi polipeptit.
- Kết thúc: Kết thúc quá trình lắp ghép các aa giải phóng chuối polipeptit.
3. Hình thành phân tử Prôtêin:
- Nhờ E đặc hiệu để tách aa mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit để hình thành nên phân tử Prôtêin, kết thúc quá trình dịch mã.
* Có thể tóm tắt quá trình truyền TTDT từ ADN đến Prôtêin như sau:
ADN mARN Prôtiên Tính trạng
4)	Củng cố:
- Diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã?
- Phân biệt các loại ARN?
- Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra như thế nào?
5)	Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, làm các bài tập 4, 5 trang 14.
- Xem bài mới “Điều hòa hoạt động gen”.
	Bài 3 - Tiết 3: 	ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
I. MỤC TIÊU:
1)	Kiến thức:
	 - Hiểu và nắm được vai trò, ý nghĩa của việc điều hòa hoạt động của gen.
 - Trình bày quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ.
2)	Kĩ năng: Phân tích, so sánh, khái quát hóa vấn đề về sự điều hòa hoạt động gen.
3)	Thái độ: Có thái độ đúng dắn về sự điều hòa di truyền.
4)	Trọng tâm: Cơ chế quá trình điều hòa hoạt động của gen.
II. CHUẨN BỊ:
1./ Giáo viên:	- Giáo án, kiến thức bổ sung.
	- Phiếu học tập, tranh vẽ hình 3.1, 3.2 SGK trang 16, 17.
	- Bảng hoạt động nhóm.
	2./ Học sinh:	- Chuẩn bị SGK, tập ghi & tập BT.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:	- Phương pháp chủ đạo: Hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
	- Phương pháp hỗ trợ: Giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1)	Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, nề nếp.
2)	Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: ARN là gì? Cấu trúc và vai trò từng loại ARN? ARN được tổng hợp từ đâu, có gì khác với ADN?
Câu 2: Dịch mã là gì? Tóm tắt các bước của quá trình dịch mã, phân biệt sự mở đầu, kéo dài và kết thúc?
3)	Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Điều hòa hoạt động của gen là một quá trình cần thiết trong cơ thể để điều hòa các hoạt động của cơ thể.
GV giới thiệu cho học sinh biết mô hình hoạt động của mộ nhà máy, công ty để từ đó liên hệ với việc xản xuất prôtêin của gen trong cơ thể.
Em hãy cho biết vì sao cần phải có sự điều hòa hoạt động gen?
HS
Sự điều hòa đó gồm những loại nào?
HS
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN:
- Nhu cầu các chất trong cơ thể khác nhau tùy từng giai đoạn, tùy từng cơ quan, bộ phận, chính vì vậy hoạt động sản xuất prôêin của gen cũng cần phải được điều hòa để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Quá trình điều hòa gen ở sinh vật rất phức tạp gồm nhiều quá trình khác nhau như: điều hòa phiên mã, dịch mã, sau dịch mã.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Ở SV NHÂN SƠ:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung bài ghi
Cho học sinh đọc sách và tìm ra các phần trong mô hình cấu trúc operon Lac ở vi khuẩn E. Coli.
Em hãy cho biết Operon Lac có chứa những đoạn gen nào, có vai trò gì?
HS
 Gen điều hòa Operonlac
P
R
P
O
Z
Y
A
Ngoài Operon lac ra thì còn có thành phần nào cũng tham gia vào điều hòa hoạt động của gen?
HS
Yêu cầu HS vẽ mô hình Operon Lac, hình 3.1/16.
Cho HS theo dõi nội dung SGK và hình vẽ 3.2a, 3.2b/16 - 17 rồi thảo luận nhóm sau đó trình bày cơ chế hoạt động điều hòa của Operon Lac.
GV chốt lại một số nội dung chính.
Khi không có Lactôzơ thi điều hòa như thế nào?
Khi không có Lactôzơ thi điều hòa như thế nào?
II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Ở SV NHÂN SƠ:
1. Mô hình cấu trúc của Opêron Lac:
Một Operon Lac chưa 3 vùng gen có vai trò khác nhau:
- Vùng cấu trúc: gồm các gen Z, Y, A, qui định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải Lactozơ để cung cấp năng lượng cho TB.
- Vùng vận hành: chứa gen O (openrator), có vai trò qui định tổng hợp Prôtêin ức chế sự phiên mã của vùng cấu trúc.
- Vùng khởi động: chứa gen P (Promoter), là nơi ARN polimeraza bám để khởi đầu phiên mã.
- Ngoài ra còn có vùng gen điều hòa R qui định tổng hợp protêin ức chế để kết hợp với vùng vận hành hạn chế quá trình phiên mã.
2. Sự điều hòa hoạt động của Opêron Lac:
a) Khi môi trường không có Lactôzơ:
- Gen điều hòa tổng hợp Prôtêin ức chế để gắn vào gen vận hành ức chế không cho gen vận hành O hoạt động làm gen cấu trúc (Z, Y, A) ngưng phiên mã để tổng hợp Pro.
- Khi gen cấu trúc ngưng tổng hợp Pro thì thiếu enzim phân giải lactôzơ nên lượng lactôzơ trong tế bào lại tăng lên.
b) Khi môi trường có Lactôzơ:
- Lúc này Lactôzơ liên kết với Prôtêin ức chế làm ngăn cản không cho gen ức chế liên kết với gen vận hành nên gen ức chế không ức chế được gen vận hành O, như vậy gen vận hành sẽ vận hành gen cấu trúc phiên mã để tổng hợp Pro.
- Khi Pro được tổng hợp nhiều thì nó tạo nên các enzim tham gia phân giải Lactôzơ cung cấp năng lượng phục vụ hoạt động sống, làm cho lượng Lactôzơ trong tế bào giảm.
4)	Củng cố:
- Em hãy cho biết tại sao phải điều hòa họat động gen? 
- Mô tả cấu tạo một Operon Lac?
- Gọi 1 học sinh trình bày cơ chế điều hòa hoạt động gen? 
5)	Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem bài mới “Đột biến gen”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1, tiet 1.doc