Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật.

- Nêu được những mô phân sinh chung và riêng ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm.

- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Giải thích được sự hình thành vòng năm.

- Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.

 

docx 8 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
 	Tiết 37 - Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng :
1. Kiến thức :
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật.
- Nêu được những mô phân sinh chung và riêng ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm.
- Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
2. Năng lực
 - Năng lực tự học và chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân tìm hiểu các loại mô phân sinh, phân biệt các hình thức sinh trưởng: sơ cấp và thứ cấp. 
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn khi giải thích một số vấn đề liên quan đến sinh trưởng của thực vật ( ngắt ngọn cây để hạn chế chiều cao cây, cây 1 lá mầm vẫn tăng chiều cao khi bị ngắt ngọn).
 - Tích cực trao đổi, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời, các hoạt động tìm hiểu về các loại mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ đọc sách, tài liệu để mở rộng hiểu biết về sự sinh trưởng ở thực vật.
- Chăm sóc, bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ môi trường sống.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
 * Thiết bị: Có thể gồm: 
 Máy tính, máy chiếu projector 
* Học liệu: Có thể gồm:
- Mẫu vật: hạt thóc, hạt đậu
- Các hình vẽ phóng to các loại mô phân sinh và lát cắt ngang của thân cây 2 lá mầm
- Phiếu học tập
Nghiên cứu mục II.1, II.2, II.3 TR134,135,136,137 và hoàn thành các bảng sau:
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Khái niệm mô phân sinh
Vị trí
Vai trò
2. 
Chỉ tiêu so sánh
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Nguồn gốc
Kết quả
Có ở loại thực vật
2. Chuẩn bị của HS
Chuẩn bị trước ở nhà bài 34 “ Sinh trưởng ở thực vật”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Tên hoạt động: “ Tại sao cây mất ngọn mà thân cây vẫn to ra”
a) Mục tiêu: Huy động những hiểu biết của HS về sinh trưởng và phát triển của thực vật đã học ở lớp 6. Tạo nhu cầu tìm hiểu về cơ chế sinh trưởng của thực vật.
b) Nội dung: HS đưa ra lí do cây vẫn tăng lên về chiều ngang khi mất ngọn
c) Sản phẩm: Các đề xuất của HS để giải thích cho vấn đề tăng lên về đường kính thân của cây sau khi đã mất ngọn. 
d) Cách thức tổ chức hoạt động
Các bước 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV nêu TH: Đoàn thanh niên hưởng ứng tết trồng cây nên đã trồng hai hàng cây xanh bên đường sau một thời gian cây cao lên và to ra. Vì một số bạn thiếu ý thức đã bẻ một số ngọn cây nên chỗ cây bị bẻ không cao lên được, chỉ ra một số nhánh bên nhưng thân cây vẫn to ra. 
Yêu cầu HS nghiên cứu tình huống và giải thích điều này như thế nào?
Nhận nhiệm vụ, xác định các yêu cầu trong nhiệm vụ học tập
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết
Trao đổi, chia sẻ thông tin thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3.Báo cáo kết quả thực học tập và thảo luận
Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm báo cáo; các HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4.Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS, không chốt kiến thức mà tạo tình huống vào bài học.
Điều chỉnh việc học tập (nếu cần thiết)
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng của thực vật
a) Mục tiêu: Thông qua quan sát, phân tích kênh hình, đọc SGK, thảo luận về tình huống, HS xác định được dấu hiệu bản chất của sự sinh trưởng từ đó phát biểu được khái niệm sinh trưởng của thực vật
b) Nội dung: Quan sát quá trình sinh trưởng của một loài thực vật và trả lời các câu hỏi để rút ra được dấu hiệu bản chất của sự sinh trưởng từ đó phát biểu được khái niệm sinh trưởng của thực vật.
c) Sản phẩm: HS phát biểu được khái niệm sinh trưởng của thực vật:
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào
d) Cách thức tổ chức hoạt động
Các bước 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Quan sát tranh vẽ về sự sinh trưởng của thực vật trả lời câu hỏi.
1. Hãy cho nhận xét sự thay đổi của cây trồng từ khi sinh ra tới khi trưởng thành ?
2. Dấu hiệu bản chất của sự sinh trưởng?
3. Thế nào là sinh trưởng ở thực vật?
Nhận nhiệm vụ, xác định các yêu cầu trong nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết
Trao đổi, chia sẻ thông tin thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3.Báo cáo kết quả thực học tập và thảo luận
Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung.
Đại diện HS báo cáo; các HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4.Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS chốt lại dấu hiệu bản chất của sự sinh trưởng và khái niệm sinh trưởng.
Điều chỉnh việc học tập (nếu cần thiết)
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
a) Mục tiêu: Thông qua thảo luận nhóm, HS phân biệt được các loại mô phân sinh; sự sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp .
b) Nội dung: HS quan sát hình 34.1 trang 134; 34.3 trang 136, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập
1.
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Khái niệm mô phân sinh: là nhóm tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân. 
Vị trí
có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ.
ở thân, rễ cây 2 lá mầm
ở lóng cây 1 lá mầm
Vai trò
Cây tăng lên về chiều cao, rễ cây dài ra
Cây tăng lên về chiều ngang
Các lóng cây dài ra
2. 
Chỉ tiêu so sánh
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Nguồn gốc
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên.
Kết quả
Làm tăng chiều dài của thân và rễ.
Làm tăng chiều ngang của thân 
( tạo gỗ lõi, gỗ dác, vỏ).
Có ở lớp thực vật
Có ở cây Một lá mầm và cây hai lá mầm
Có ở cây Hai lá mầm.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật:
a. Yếu tố bên trong:
 - Tính di truyền.
 - Hoocmôn thực vật
 b. Yếu tố bên ngoài: 
 - Nhiệt độ.
 - Nước.
 - Ánh sáng.
 - Ô xy.
d) Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2.2.1. Tìm hiểu về các mô phân sinh
Bước 1. Giao nhiệm vụ . 
Thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bảng 1 của phiếu học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập.
Quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả thực học tập và thảo luận
Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS chốt lại kiến thức cơ bản về các loại mô phân sinh
BTTH : Nhà An trồng một khóm trúc, không may có một cây trúc bị mất ngọn nhưng cây trúc vẫn cao lên. An không hiểu tại sao. Hãy giải thích giúp An
GV mời đại diện trình bày
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức về mô phân sinh của HS trong giải quyết BTTH
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
Bước 1. Giao nhiệm vụ . 
Thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bảng 1 của phiếu học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập.
Quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả thực học tập và thảo luận
Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS chốt lại kiến thức cơ bản về sự sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
BTTH : Có một người đóng 2 cái đinh cách nhau 5cm và cùng cách mặt đất 2m trên một cây xà cừ. Hỏi 10 năm sau các khoảng cách đó có thay đổi không ? Tại sao ?
Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của HS. 
GV: Quan sát H 34.4 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu cấu tạo của thân cây gỗ.
2. Những vòng đồng tâm của đa số thân cây gỗ gọi là gì?
GV Giải thích sơ lược sự hình thành vòng năm của cây và những ứng dụng hiểu biết về vòng năm trong thực tiễn
Tích hợp: Vai trò của đồ gỗ trong đời sống con người? → thực trạng việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: Đặt câu hỏi.
- Nêu ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến sự sinh trưởng của thực vật?
- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
- Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng, hàm lượng nước, khí ôxi và nguyên tố khoáng đến sự sinh trưởng của thực vật?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập.
Quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả thực học tập và thảo luận
Tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS và chốt lại những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
 Tích hợp: Chúng ta cần làm những gì để sự sinh trưởng của thực vật được diễn ra thuận lợi
HS nhận nhiệm vụ, xác định các yêu cầu trong nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành nhiệm vụ
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Điều chỉnh việc học tập (nếu cần thiết)
HS giải thích yêu cầu trong BTTH
HS nhận nhiệm vụ, xác định các yêu cầu trong nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành nhiệm vụ
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Điều chỉnh việc học tập (nếu cần thiết)
HS giải thích yêu cầu trong BTTH
 HS quan sát H34.4, đọc SGK và trả lời
HS nhận nhiệm vụ, xác định các yêu cầu trong nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm đôi và hoàn thành nhiệm vụ
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Điều chỉnh việc học tập (nếu cần thiết)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Học sinh dựa trên các kiến thức học được về sinh trưởng và phát để giải quyết các câu hỏi trong thực tế.
b. Nội dung:	
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, giải thích cơ sở lựa chọn đáp án.
Câu 1. Thứ tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:
	A. mô phân sinh đỉnh 🡪 mô phân sinh bên 	 🡪 mô phân sinh đỉnh rễ
	B. mô phân sinh đỉnh 🡪 mô phân sinh đỉnh rễ 🡪 mô phân sinh bên 
	C. mô phân sinh đỉnh rễ 🡪 mô phân sinh đỉnh 🡪 mô phân sinh bên 
	D. mô phân sinh bên 🡪 mô phân sinh đỉnh 🡪 mô phân sinh đỉnh rễ 
 Câu 2. Tại gốc và cành của một thân cây Xoan tại Kim Bình khi đốn hạ người ta đếm được 8 và 4 vòng trên lát cắt ngang thân, cây và cành này đã được mấy năm :
	A. 4 và 2 năm	B. 6 và 3 năm	
 C. 8 và 2 năm	 	D. 2 và 4 năm
 Câu 3. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. cây có vòng đời dài	B. cây có vòng đời trung bình	
 C. vòng năm	 	D. cây có vòng đời ngắn
c. Sản phẩm:
- Học sinh đưa ra các đáp án cho mỗi câu hỏi.
- Giải thích cơ sở lựa chọn đáp án.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên màn hình với 4 phương án trả lời tương ứng với 4 chữ cái A.B,C,D
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh hoạt động cặp đôi chọn phương án đúng, thời gian cho mỗi câu hỏi là 15s
Bước 3. Báo cáo kết quả thực học tập và thảo luận
 	+ Học sinh đưa ra các đáp án cho mỗi câu hỏi.
+ Giải thích cơ sở lựa chọn đáp án
Bước 4. Đánh giá kết quả học tập
Giáo viên đánh giá phần luyện tập của học sinh, kết luận mức độ hoàn thành tiếp thu kiến thức bài học của học sinh thông qua việc trả lời đúng các câu hỏi
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
a. Mục tiêu:
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
b. Nội dung:
Trả lời câu hỏi: Vì sao muốn cây sinh trưởng nhanh về chiều cao, giai đoạn đầu người ta trồng cây trong điều kiện thiếu ánh sáng?
c. Sản phẩm: 
- Đưa ra cơ sở khoa học của việc trồng cây thiếu sáng ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng.
d. Tổ chức thực hiện
GV: Yêu cầu học sinh về nhà trả lời câu hỏi
Ký duyệt, Ngày tháng 3 năm 2021
Tổ trưởng
Trần Bích Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_bai_34_sinh_truong_o_thuc_vat.docx