Giáo án Sinh học khối 12 - Năm học 2009-2010 - Đỗ Thị Nhung

Giáo án Sinh học khối 12 - Năm học 2009-2010 - Đỗ Thị Nhung

I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Nêu được khái niệm gen và trình bày cấu trúc của gen

- Hiểu được mã di truyền và đặc điểm của mã di truyền

- Trình bày được quá trình nhân đôi của ADN.

- Rèn khả năng quan sát hình để nhận thức kiến thức.

- Vận dụng được kiến thức được học để giải 1 số bài tập về ADN.

II. Trọng tâm : cấu trúc của gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN

III. Phương tiện: Hình vẽ 1.1, 1.2 sgk, hình 1sgv và bảng mã di truyền

IV. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải

V. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 112 trang Người đăng dung15 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học khối 12 - Năm học 2009-2010 - Đỗ Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN SINH KHỐI 12	
Ngày ..15/8/2009
Phần 5: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH
 NHÂN ĐÔI CỦA AND 
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm gen và trình bày cấu trúc của gen
- Hiểu được mã di truyền và đặc điểm của mã di truyền 
- Trình bày được quá trình nhân đôi của ADN. 
- Rèn khả năng quan sát hình để nhận thức kiến thức. 
- Vận dụng được kiến thức được học để giải 1 số bài tập về ADN.
Trọng tâm : cấu trúc của gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN 
Phương tiện: Hình vẽ 1.1, 1.2 sgk, hình 1sgv và bảng mã di truyền 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
Tiến trình bài giảng 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIỂU KẾT
Hoạt động 1:
GV phát vấn HS nhằm tái hiện lại kiến thức cũ.
(?) Vật chất di truyền của SV là gì?
(?) AND nằm ở đâu của tế bào SV?
(?) Vậy AND lưu giữ thông tin di truyền như thế nào và thông tin quy định cấu trúc Pr của cơ thể như thế nào? 
GV vẽ sơ đồ liên quan giữa AND- mARN- Pr- Tính trạng.
ADN
ARN
Protein
Một đoạn phân tử AND quy định cấu trúc nên một loại Pr nào đó của cơ thể được gọi là gen cấu trúc. (?) Vậy gen cấu trúc là gì?
- Sử dụng hình 1.1 SGK yêu cầu HS cho biết các vùng cấu trúc của gen mã hoá prôtêin điển hình? 
- Mỗi gen có mấy mạch đơn và tên gọi?
- Vị trí của từng vùng, chức năng của nó? 
Sự khác nhau về vùng mã hóa giữa sinh vật nhân sơ với nhân thực?
- Giúp HS phân biệt sự khác nhau cơ bản về chức năng giữa gen cấu trúc và gen điều hòa?
Củng cố và rút ra tiểu kết từng vùng chức năng của gen.
Hoạt động 2 :
(?) Đơn phân của AND là gì ?
( ?) Đơn phân của ARN là gì ?
( ?) Đơn phân của Pr là gì ?
Vậy các nuc trên ADN quy định mã hoá các aa trên Pr phải cần có đơn vị mã hoá đó là mã di truyền.
GV phân tích : Cơ sở lí luận và thực tiễn để xác định mã di truyền là mã bộ ba.
Nếu 1nuc ® 1aa thì 41=4 tổ hợp<20 (loại).
.2nuc ® 1aa thì 42= 16 tổ hợp<20 (loại).
.3nuc ® 1aa thì 43= 64 tổ hợp. Thừa đủ để mã hoá 20 loại aa. ® mã di truyền là mã bộ ba.
- Yêu cầu học sinh phân tích Bảng mã di truyền ở trang 11 SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Đặc điểm của mã di truyền? 
* Củng cố và rút ra tiểu kết từng đặc điểm của mã DT. 
Hoạt động 3:
ADN thực hiện nhân đôi vào thời điểm nào?
Treo tranh sơ đồ nhân đôi ADN, yêu cầu học sinh nêu các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi của AND?
(?) Sự nhân đôi của ADN có thể tóm tắt thành mấy giai đoạn chính? 
(?) Sự khác nhau trong giai đoạn tổng hợp các mạch ADN mới trên hai mạch khuôn? 
- Củng cố và rút ra tiểu kết. 
+ Sự nhân đôi ADN dựa trên những nguyên tắc nào? Kết quả? 
Giải thích các nguyên tắc đó?
Củng cố và rút ra tiểu kết. 
+ Sự nhân đôi ADN dựa trên những nguyên tắc nào? Kết quả? 
Giải thích các nguyên tắc đó?
- Củng cố và rút ra tiểu kết. 
-Axit nucleic :AND hoặc ARN.
-Trong nhân
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (chuỗi polypeptit, ARN)
- Lần lượt trả lời theo yêu cầu của giáo viên để hoàn thiên nội dung giống phần tiều kết
- Nucleotit có 4 loại: A, T, G, X.
- Ribonucleotit có 4 loại: A, U, G, X.
- 20 loại aa.
Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để có cơ sở lí thuyết xác định mã di truyền là mã bộ ba. 
- Nêu được 3 đặc điểm tiếp theo của mã DT.
Vận dụng kiến thức SH 9, 10 để trả lời
Quan sát hình và trả lời :
- Các enzim tham gia xúc tác gồm: 
+ Các enzim tháo xoắn: Cắt đứt các liên kết Hydrô, tạo chạc chữ Y 
+ ADN polimeraza bổ sung các nuclêôtit để kéo dài mạch mới, 
+ Ligaza: các đoạn Okazaki.
- Chú ý theo dõi và kết hợp với kiến thức SGK để trả lời các câu hỏi của giáo viên. 
- Chú ý theo dõi và kết hợp với kiến thức SGK để trả lời các câu hỏi của giáo viên. 
HS: liên hệ kiến thức lớp 9 và lớp 10 trả lời:
- Nguyên tắc bổ sung 
(A lk với T và G lk với X)
-Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con có 1 mạch là của mẹ và một mạch mới được tổng hợp
I. Gen:
1. Khái niệm: (SGK)
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
gồm 3 vùng:
- Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc của gen: mang tín hiệu khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã 
- Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin: 
+ Mã hóa liên tục: gen của sinh vật nhân sơ do gen không phân mảnh. 
+ Mã hóa không liên tục: gen của sinh vật nhân thực do gen phân mảnh chứa xen kẻ đoạn mã hóa (Exon) và đoạn không mã hóa (Intron).
 - Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc: Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
II. Mã di truyền: 
Khái niệm: Mã di truyền là mã bộ ba
 Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin (Mã di truyền được đọc trên cả mARN và AND)
2.Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá một axit amin
- Có tính đặc hiệu, tính thoái hoá, tính phổ biến 
- Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) và một bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá aa mêtiônin ở sv nhân thực (ở sv nhân sơ là foocmin mêtionin)
III. Quá trình nhân đôi của ADN 
1. Thành phần 
- ADN làm khuôn, 
- Các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào
- Các enzim tham gia: tháo xoắn, ADN polimeraza, Ligaza
- ATP.
2. Diễn biến quá trình
- Giai đoạn tháo xoắn, tách mạch
+ Nhờ xúc tác của các en zim tháo xoắn, phân tử ADN được tách làm 2 mạch khuôn tạo ra chạc chữ Y (một mạch khuôn có đầu 3’- OH và một mạch khuôn có đầu 5’- P)
- Giai đoạn tổng hợp các mạch AND mới 
+ Trên mạch khuôn có đầu 3’- OH: Sau khi tổng hợp ARN mồi thì enzim ADN polimeraza sẽ tổng hợp mạch mới một cách liên tục bằng sự liên kết các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung.
- Trên mạch khuôn có đầu 5’- P: việc liên kết các nuclêôtit được thực hiện gián đoạn theo từng đoạn Okazaki.
+ Ở mỗi đoạn Okazaki, sau khi enzim. ARN polimeraza tổng hợp đoạn mồi thì enzim ADN polimeraza xúc tác liên kết các nu để tổng hợp đoạn Okazaki
- Enzim ligaza sẽ nối các đoạn Okazaki lại với nhau
- Giai đoạn kết thúc 
Từ 1 ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con dựa trên 2 nguyên tắc: 
- Bổ sung. 
- Bán bảo toàn
4. Củng cố: 
1. Sản phẩm nào sau đây không do gen mã hóa tạo nên? 
A.mARN	B. tARN	C. Mêtiônin	D. Aspirine 
2. Tế bào của sinh vật nào sau đây có gen không phân mảnh? 
A. Xạ khuẩn	B. Nấm nhầy	C. Tảo lục.	D. Trùng roi. 
3. Trong nhân đôi ADN, AND polimeraza xúc tác gắn các nuclêôtit vào vị trí nào của mạch ADN mới và theo chiều như thế nào? 
A. 3'-OH và ngược với chiều mạch khuôn. 	B. 3'-OH và cùng với chiều mạch khuôn. 
C. 5'-P và ngược với chiều mạch khuôn.	C. 5'- P và cùng với chiều mạch khuôn. 
4. Một gen có chiều dài 0,51mm. Sau nhân đôi 1 lần nthì tổng số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu? 
A. 1500	B. 3000	C. 4500	D. 6000 
5. Dặn dò :- Học bài và trả lời các bài tập cuối bài, soạn trước bài 2: Phiên mã và dịch mã.
Ngày 17/8/2009
Tiết 2: PHIÊN MÃ và DỊCH MÃ
Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần:
- Trình bày được cơ chế phiên mã(tổng hợp mARN trên khuôn ADN)
- Mô tả được quá trình tổng hợp prôtêin
- Rèn luyện kỉ năng quan sát, tư duy, phân tích và sử dụng SGK
Trọng tâm: Cơ chế phiên mã và dịch mã
Phương pháp:
- Quan sát các sơ đồ trong SGK để rút ra bản chất của 2 quá trình nói trên
Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Tranh phóng to các sơ đồ các hình 2.1- 2.4 trong SGK
	+ Các câu hỏi chuẩn bị sẳn để phát vấn khi giảng về phiên mã và dịch mã
- Học sinh: Nghiên cứu bài mới
Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá prôtêin
Câu 2: Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN? Giải thích tại sao 2 mạch của phân tử ADN lại nhân đôi theo 2 cách khác nhau?
Mở bài: Trình tự các Nu trên gen qui định trình tựcác axitamin trong phân tử prôtêin thông qua hai quá trình phiên mã và dịch mã.Vậy cơ chế, diễn biến của phiên mã và dịch mã như thế nào?.
Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIỂU KẾT
Hoạt động 1:
Quá trình AND tạo mARN được gọi là phiên mã, vậy phiên mã là gì?
 Giáo viên phân nhóm:
Nhóm 1: mARN.
Nhóm 2: tARN.
Nhóm 3: rARN.
Nội dung thảo luận:
- cấu trúc. – chức năng.
GV: kẻ bảng và gọi từng nhóm trả lời và hoàn thiện kiến thức.
 ?. ARN có cấu trúc như thế nào?
 ?. ARN khác ADN ở những điểm nào?
 ?. ARN có mấy loại? Cấu trúc và chức năng của từng loại
Sau khi học sinh trả lời giáo viên tổng kết:
1- ARN có cấu trúc đa phân mà đơn phân là: ribônuclêôtic(A,U,G,X)
2- ARN chỉ có 1 mạch
3- Có 3 loại; mARN, tARN, rARN. có loại chỉ có cấu trúc bậc 1, có loại chỉ có cấu trúc bậc 2 xoắn lại, trong đó có đoạn cũng liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
- Chức năng SGK
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I.2, quan sát hình vẽ 2.2 SGK và trả lời câu hỏi
 ? Trong phiên mã mạch ADN nào được dùng làm khuôn?
 ? ARN được tạo ra dựa trên nguyên tắc nào?
 ? Chiều tổng hợp mARN của enzyme ARN pôlimeraza?
 ? Tạo ra được ARN phải qua những giai đoạn nào?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên tổng kết
1-Khái niệm (Sgk). Trong nhân tế bào.
2- trong phiên mã mạch có bộ ba mở đầu TAX 3' - 5' là mạch khuôn.
3- ARN được tạo ra trên mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung (A=U, T= A, G=X, X=G)
4-Chiều tổng hợp mARN của enzimARN polimeraza là 5'-3' 
5- 3 giai đoạn : gđ1:ADN tách thành 2 mạch, gđ2: ARN được tổng hợp xong,gđ 3: Đoạn ADN xoắn lại, ARN qua màng nhân để ra tế bào chất.
Giáo viên đặt câu hỏi: 
 ?6. Với trình tự các nuclêôtic trên ADN khuôn dưới đây, hãy xác định trình tự các Nu tương ứng trên mARN được tổng hợp.
Trình tự các Nu trên ADN: 3'- TAX TAG XXG XGA TTT - 5'
Trình tự các rNu trên mARN: 5'- AUG AUX GGX GXU AAA -3'
 ? Giữa mARN sơ khai và mARN chức năng được phiên mã từ 1 gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực, loai ARN nào ngắn hơn? Giải thích?
Giáo viên: Giữa mARN sơ khai và mARN trưỡng thành được phiên mã từ 1 gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thì mARN chức năng ngắn hơn vì: ARN pôlimeraza phiên mã mạch khuôn 3'-5' tất cả các êxon và intron theo nguyên tắc bổ sung thành mARN sơ khai sau đó các intron bị cắt bỏ và nối các êxon lại thành mARN chức năng
Hoạt động 2: GV treo tranh hình 2.3 SGK yêu cầu HS trả lời câu hỏi
 ? Quá trình tổng hợp prôtêin có những thành phần nào tham gia? Do đâu mà có?
 ? Các thành phần này tương tác vói nhau theo trình tự như thế nào?
Sau khi HS trả lời GV tổng kết
7- Các thành phần tham gia: + tARN, mARN tổng hợp từ ADN
+Ribôxôm: rARN-prôtêin có trong tế bào
+ ATP: Có trong tế bào do ti thể cung cấp
+ Axit amin: lấy từ thức ăn
+ Một số loại enzym có trong tế bào
+Trước hết mARN từ nhân vào tế bào chất, kết hợp với ribôxôm ở đầu 5'
+ Axit amin được ATP hoạt hoá trở thành hoạt động mạnh
+ Axit amin hoạt hoá kết hợp với tARN nhờ enzym tạo thành phức hợp aa- tARN
+ Giải mã: tARN mang aa mở đầu vào khớp mã, tARN mang aa1 vào kế tiếp, sau khi khớp mã, nhờ enzym liên kết aa mở đầu với aa1 bằng liên kết peptic. Ribôxôm dịch một nấc bằng 1 bộ ba mã hoá, tARN tách khỏi ribôxôm, tARN mang aa2 vào kế tiếp sau khi khớp mã thì aa2 liên kết với aa1 nhờ có enzym
+ Cứ tiếp theo cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc vì phân tử prôtêin được tổng hợp xong.
GV hỏi tiếp:
 ? Phân tử prôtêin được tổng hợp theo chiều như thế nào?
-Gv: Từ 5' ... ố như:
Chế độ ăn khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của động vật.
Di cư – nhập cư vào những mùa nhất định làm thay đổi thành phần loài.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 194.
- Đọc bài 44 SGK.
	Ngày 31/01/2009
Tiết 48:	CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
Mục tiêu bài học: Qua bài học này học sinh cần nắm rõ:
Khái niệm về chu trình sinh địa hóa. Nội dung chủ yếu của chu trình Cacbon – Nito – Nước.
Khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển, và lấy ví dụ minh họa.
Nguyên nhân của 1 số hoạt động gây ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Trọng tâm:
Nội dung chu trình Cacbon – Nito – Nước.
Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Nghiên cứu SGK, SGV và tài liệu tham khảo. Tranh hình 41.1-2-3-4-5.
HS: Đọc SGK ở nhà.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Chuỗi thức ăn là gì? Phân loại chuỗi thức ăn và cho ví dụ.
Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIỂU KẾT
Hoạt động 1:
? trong môi trường có khoảng 25 nguyên tố càn thiết cho cơ thể sống. Đó là những nguyên tố nào?
? Có vai trò gì?
Chu trình chuyển hóa của các nguyên tố này là những chu trình sinh địa hóa chủ yếu của Trái Đất.
? Chu trình trên gồm mấy phần?
? Chu trình thể hiện trao đổi chất trong quần xã và môi trường vô sinh được thực hiện qua các quá trình nào?
? Vậy chu trình sinh địa hóa là gì?
Gợi ý trả lời lệnh SGK:
? Các chất ngoài môi trường → quần xã sinh vật thông qua quá trình nào?
? Trao đổi chất giữa các sinh vật trong quần xã thông qua các quá trình nào?
? Các chất này từ quần xã → môi trường bằng cách nào?
Hoạt động 2:
Chúng ta chỉ tìm hiểu 3 chu trình cơ bản: Cacbon, nito, nước.
GV phân lớp thành 3 nhóm.
Nội dung: vai trò của các chất đối với QXSV, Con đường trao đổi vật chất, Thực trạng, Nguyên nhân, Cách khắc phục.
Hoạt động 3:
? Môi trường nào có sinh vật sống?
Toàn bộ nơi có sinh vật sinh sống gọi là sinh quyển.
? Vậy sinh quyển là gì?
? Sinh quyển gồm những thành phần nào?
? Sinh quyển được chia thành các khu sinh học nào?
* Giải quyết lệnh trong SGK:
GV cho HS quan sát hình 44.5 và trả lời lệnh.
C, H2O, N, S, 
Thành phần chủ yếu cấu tạo nên các chất sống như: Pr, L, Ct, E, Hoocmon  có vai trò quan trọng đối với sinh vật.
2 phần cơ bản.
2 quá trình.
Quang hợp, hô hấp, đồng hóa.
Đồng hóa thức ăn qua từng mắt xích của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Phân giải xác sinh vật, chất thải động vật, lá rụng, quang hợp, hô hấp 
Đất, nước, không khí, trong đất.
+ Càng xã vĩ độ, mức độ khô hạn càng cao.
+ Sinh vật càng giảm dần.
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA:
Chu trình:
Chu trình:
Chu trình sinh địa hóa
Vật chất trao đổi giữa QX và môi trường
SV
sản xuất
SV
Tiêu thụ
SV
Phân giải
Phần Vật chất lắng đọng
Chất dinh dưỡng trong môi trường tự nhiên
a) Thành phần:
+ Vòng ngoài: chu trình sinh địa hóa, phân giải – lắng đọng.
+ Vòng bên trong: trao đổi chất trong nội bộ quần xã.
b) Các quá trình trao đổi vật chất: 2qt
+ Quá trình sinh vật hấp thụ vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật.
+ Phân giải xác sinh vật từ chất hữu cơ → chất vô cơ → môi trường.
Khái niệm về chu trình sinh địa hóa:
Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA:
 (Xem bảng).
SINH QUYỂN:
Khái niệm:
Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái đất.
Thành phần:
+ Địa quyển: lớp đất dày khoảng vài chục mét.
+ Khí quyển: lớp không khí cao khoảng 6-7 km.
+ Thủy quyển: lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km.
Các khu sinh học (biom):
+ Khu sinh học trên cạn.
+ Khu sinh học nước ngọt.
+ Khu sinh học biển.
NDSS
Chu trình Cacbon
Chu trình Nito
Chu trình Nước
Vai trò của các chất đối với sinh vật
Cacbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống → thành phần cấu tạo của chất sống.
Nito là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống → thành phần cấu tạo của Pr, E, Hoocmon trong cơ thể sinh vật.
Nước rất cần thiết đối với cơ thể sống → H2, O2 thành phần cấu tạo của chất sống. H2O là môi trường của các phản ứng sinh hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
Các con đường trao đổi chất
+ Môi trường
C.vô cơ
Quần xã
C.hữu cơ
Quang hợp
+ C trao đổi trong quần xã: chuỗi và lưới thức ăn dưới dạng hữu cơ.
+ 
Quần xã
C.hữu cơ
Môi trường
C.vô cơ
SVPG
Hô hấp ở SV
Hoạt động công nghiệp
+ Quần xã
C.hữu cơ
Môi trường
C.hữu cơ
Nhiên liệu (hóa thạch)
Lắng đọng
+ Môi trường
(N2, NH4+, NO3-, NO2-)
QXSV
N.hữu cơ
VK cố định đạm
Đồng hóa TV, sấm chớp, sản xuất phân đạm
+ N trao đổi trong quần xã: chuỗi và lưới thức ăn dưới dạng hữu cơ.
+ 
Quần xã
N.hữu cơ
Môi trường
N.vô cơ
VK phân giải
Phản Nitrat hóa
+ 
Quần xã
N.hữu cơ
Môi trường
N.hữu cơ trầm tích
Lắng đọng
+ 
Môi trường
(H2O mưa, sông, suối, ao, biển, nước ngầm)
Quần xã
Đồng hóa của sinh vật
+ H2O trao đổi trong quần xã: chuỗi và lưới thức ăn.
+ 
Quần xã
Môi trường
Thoát hơi nước
Hô hấp bốc hơi
+ 
Nước mưa
Nước ngầm trong các lớp đất đá
Lắng đọng
Thực trạng các chất ở MT và NN
CO2 tăng cao. Do:
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải 
+ Chặt phá rừng.
N chiếm 79% thể tích khí quyển – là khí trơ: sinh vật không hấp thụ được.
N2
NH4, NO2-, NO3-
Con đường vật lí
Hóa học, sinh học
Sinh vật mới hấp thụ được.
Nước bị thiếu. Do:
+ Ở sa mạc.
+ Ô nhiễm nguồn nước.
Biện pháp khắc phục
+ Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Phát triển khoa học công nghệ.
+ Phát triển nuôi trồng các loài cây có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.
+ Tăng cường sản xuất phân đạm.
Bảo vệ nguồn nước bằng cách:
+ Bảo vệ rừng, đặc biệt rừng đầu nguồn.
+ Chống ô nhiễm môi trường.
Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 200.
- Đọc bài 45 SGK.
	Ngày 02/02/2009
Tiết 49:	DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
	VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
Mục tiêu bài học: Qua bài học này học sinh cần nắm rõ:
Mô tả khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Trọng tâm:
Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
Khái niệm về hiệu suất sinh thái và giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Phương pháp: Vấn đáp.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Nghiên cứu SGK, SGV và tài liệu tham khảo. Tranh hình 45.1-2-3-4.
HS: Đọc SGK ở nhà.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu các con đường trao đổi Cacbon trong hệ sinh thái? Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên? Nêu hậu quả và cách hạn chế.
Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIỂU KẾT
Hoạt động 1:
? Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái nói riêng, trên Trái đất nói chung có nguồn gốc từ đâu?
? Đặc điểm phân bố?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố đó?
? Năng lượng trong hệ sinh thái được truyền đi như thế nào?
Quan sát hình 45.2 để trả lời.
? Năng lượng trong vật chất qua chu trình dinh dưỡng có đặc điểm gì?
? Nguyên nhân?
* Gợi ý trả lời lệnh SGK:
+ Sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái: cây xanh (cây dẻ, cây thông).
+ Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh → chu trình dinh dưỡng: cây xanh.
+ Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ chu trình dinh dưỡng → môi trường vô sinh: sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm)
Hoạt động 2:
? Quan sát h45.3, hãy cho biết năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng được sử dụng như thế nào?
? Có nhận xét gì về số năng lượng ở bậc dinh dưỡng này truyền lên bậc dinh dưỡng cấp cao hơn?
Vậy tỉ lệ % về năng lượng chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng gợi là hiệu suất sinh thái.
? Vậy hiệu suất sinh thái là gì?
Ánh sáng mặt trời.
1 chiều.
Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm.
Tự nghiên cứu trả lời + hình 45.1.
Quan sát hình mô tả.
Rất ít, chỉ 10%.
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI:
Phân bố năng lượng trên Trái đất:
a) Nguồn năng lượng cung cấp: ánh sáng mặt trời.
b) Đặc điểm phân bố: Không đồng đều trên bề mặt Trái đất.
c) Nguyên nhân:
+ Càng lên cao, lớp không khí càng mỏng → ánh sáng càng mạnh.
+ Vùng xích đạo có tia sáng chiếu thẳng góc → ánh sáng mạnh hơn.
+ Ánh sáng thay đổi theo mùa trong năm: mùa hè ánh sáng mạnh và ngày kéo dài hơn mùa đông.
+ Tia sáng có bước sóng dài (chủ yếu là nhiệt) nhiều hơn tia sáng có bước sóng ngắn.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
Năng lượng truyền theo 1 chiều:
Ánh sáng mặt trời → sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải → môi trường.
* Vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. Năng lượng truyền trong chu trình dinh dưỡng từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn.
* Đặc điểm: Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm.
* Nguyên nhân: Do năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng như:
+ Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt.
+ Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa ) hoặc lá rụng ở thực vật, lột xác, rụng lông ở động vật.
HIỆU SUẤT SINH THÁI:
Khái niệm:
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài quá 6 mắt xích. Vì sao?
+ Một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng: qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải.
+ Chuỗi thức ăn càng lên cao, năng lượng tích lũy càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ để duy trì của 1 mắt xích.
Củng cố:
1- Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái? Ý nghĩa thực tiễn?
Trả lời: tất cả sinh vật trên Trái đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
Ứng dụng: điều chỉnh kĩ thuật nuôi trồng hợp lí, phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
2- Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài quá 6 mắt xích? Vì sao?
Trả lời: - 1 phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng: qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải.
- Chuỗi thức ăn càng lên cao, năng lượng tích lũy càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ để duy trì của 1 mắt xích.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 203.
- Chuẩn bị trước bài thực hành 46: Hình thành bảng 46.1-2-3.
	Ngày 04/02/2009
Tiết 50:	CHU QUYỂN
Mục tiêu bài học: Qua bài học này học sinh cần nắm rõ:
Thực chất của quá
Trọng tâm:
Nắm rõ vai trò của
Phương pháp: Vấn đáp.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Nghiên cứu SGK, SGV và tài liệu tham khảo. Tranh hình 29.
HS: Đọc SGK ở nhà.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là loài sinh
GV nhận xét, hoàn chỉnh, đánh giá.
Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIỂU KẾT
Hoạt động 1:
GV: ?Nhữ 
HÌNH THÀ:
Vai trò của cách:
Là những trở ngại về mặt địa lý, như: sông
Củng cố:
Câu 4 (SGK): ĐÁ B
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 125.
- Đọc bài 29 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12 HKI CHINH SUA 08-09.doc