Giáo án Sinh học bài 37: Các nhân tố tiến hóa

Giáo án Sinh học bài 37: Các nhân tố tiến hóa

I. Mục tiêu : Sau khi học song bài này học sinh phải

 1. Kiến thức :

- Nắm được vai trò của đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên trong tiến hóa nhỏ theo quan niệm hiện đại

- Tần số đột biến gen thấp nhưng có vai trò rất quan trọng trong tiến hóa.

- Phân biệt các hình thức giao phối (ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên).

- Giải thích được mỗi quần thể giao phối là kho dự trữ biến dị phong phú.

 2. Kỹ năng : Phát triển năng quan sát, phân tích kênh hình trong bài học.

 3. Giáo dục : Các kiến thúc đột biến trong sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn để ứng dụng trong diệt trừ sâu bọ ở địa phương.

II. Phương tiện dạy học :

 1. GV: GA, SGK, SGV,

 2. HS : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3774Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học bài 37: Các nhân tố tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	 
Ngày soạn: 
Tiết: 
Ngày dạy: 
	BÀI 37. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
I. Mục tiêu : Sau khi học song bài này học sinh phải
 1. Kiến thức : 
- Nắm được vai trò của đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên trong tiến hóa nhỏ theo quan niệm hiện đại
- Tần số đột biến gen thấp nhưng có vai trò rất quan trọng trong tiến hóa. 
- Phân biệt các hình thức giao phối (ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên).
- Giải thích được mỗi quần thể giao phối là kho dự trữ biến dị phong phú.
 2. Kỹ năng : Phát triển năng quan sát, phân tích kênh hình trong bài học.
 3. Giáo dục : Các kiến thúc đột biến trong sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn để ứng dụng trong diệt trừ sâu bọ ở địa phương.
II. Phương tiện dạy học :
 1. GV: GA, SGK, SGV,
 2. HS : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới	
III. Phương pháp chủ yếu :
 - Vấn đáp tìm tòi - Vấn đáp tái hiện
 - Quan sát tranh tìm tòi - Tự nghiên cứu SGK
IV. Tiến trình bài dạy :
 	1. Ổn định lớp, ktss:
2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày nội dung thuyết tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
 	3. Nội dung bài giảng :
 (đvđ ) : Quá trình tiến hóa diễn ra trong thời gian dài và chịu sự chi phối của các nhân tố tiến hóa, vậy đó là những nhân tố nào ta cùng tìm hiểu bài 37
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đột biến:
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk
- Trong qúa trình tiến hóa nhỏ, sự hình thành loài mới chịu tác động của những yếu tố nào?
GV vấn đáp, HS trả lời:
- Đột biến là gì, có những dạng đb nào?
- Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hóa?
- Trong tự nhiên thì đột biến xuất hiện với tần số như thế nào?
- Tần số đột biến gen nhỏ hay lớn, phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV phân tích ví dục SGK để chứng minh:
Giả sử tại một lôcut có 2 alen A và a. A đột biến thành a với tần số u. Ở thế hệ xuất phát t/s tương đối của A và a là po thì:
Thế hệ 1: p1 = po – upo = po(1-u).
Thế hệ 2: p2 = p1 – up1 = p1(1 – u) = po(1-u)2
.
..Thế hệ thứ n: pn = po(1-u)n
Để pn = po/2 thì po/2 = po(1-u)n
Vì u rất nhỏ nên (1-u) được thay thế bằng đại lượng e-u
Vậy ta có: ½ = 1/eun ó n = ln2/u
Ở ruồi giấm u = 10-5 thì n ≈ 69318.
Nhưng vì ở RG có khoảng 5000 gen nên với tỉ lệ giao tử mang đột biến khoảng 25%.
- Vì sao nói đa số đột biến tự nhiên là có hại nhưng lại có ý nghĩa trong quá trình tiến hóa, chọn giống?
- Vì sao đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu hơn so với đột biến NST?
GV : Kết luận, bổ sung: 
Vì đột biến có ts nhỏ, ít ảnh hưởng nên chỉ có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa nhỏ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về di nhập gen:
 GV cho nêu ví dụ trong sgk và phát vấn:
Di – nhập gen là gì ? Vì sao di – nhập gen vừa làm thay đổi tần số vừa làm phong phú vốn gen của quần thể?
- Nêu vai trò của di–nhập gen đối với tiến hóa?
GV : Kết luận, bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu về giao phối không ngẫu nhiên
GV : Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời
- Giao phối không ngẫu nhiên là gì? 
- Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên trong chọn giống và tiến hóa?
- Tại sao nói giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? 
- Nêu vai trò của giao phối ngẫu nhiên?
- Rút ra vai trò của đột biến và giao phối trong quá trình tiến hóa?
GV : Kết luận, bổ sung:
I. ĐỘT BIẾN
1. Vai trò:
 Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa làm cho mỗi tính trạng có phổ biến dị phong phú. (làm thay đổi tần số alen trong quần thể, biến đổi 1 gen thành nhiều gen à gây ra nhưng sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn trên cơ thể sinh vật.)
2. Tần số đột biến:
 - Tần sô đột biến gen thấp (10-6 -> 10-4), áp lực của đột biến nhỏ nhưng số lượng gen của sv lớn nên tỉ lệ giao tử mang đột biến khá lớn.
- Tần số đột biến phụ thuộc vào tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
Ví dụ: SGK.
3. Tính chất:
- Phần lớn đột biến có hại cho cơ thể làm mất kn sống hoặc chết non hoặc chết ngay ở gđ hợp tử.
- Phần lớn các đột biến là alen lặn, giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy từng tổ hợp gen và tùy từng môi trường.
VD: SGK. Ruồi mang gen kháng DDT.
4. Kết luận: 
 Đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu vì phổ biến và ít ảnh hưởng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật hơn đột biến NST.
II. DI NHẬP GEN.
1. Khái niệm:
 Di – nhập gen (dòng gen) là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
2. Vai trò:
Di nhập gen làm thay đổi tần số các gen và vốn gen của quần thể.
III. GIAO PHỐI KHÔNG NGẪU NHIÊN
1. Khái niệm: 
- Là hình thức giao phối gần, giao phối có lựa chọn và tự phối. 
2. Vai trò:
 Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể: tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng dần, tạo điều kiện cho alen lặn biểu hiện.
* Giao phối ngẫu nhiên mới tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
4. . Củng cố và hướng dẫn về nhà :
* Hướng dẫn về nhà: làm bài tập, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
heheïfgfg 
Tuần:	 
Ngày soạn: 
Tiết: 
Ngày dạy: 
BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu : Sau khi học song bài này học sinh phải
 1. Kiến thức : 
 - Biết được tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên lên quá trình tiến hóa.
 - Phân biệt được các hình thức CLTN (chọn lọc ổn định, chọn lọc vận động và chọc 
 lọc định hướng).
 - Biết được biến động di truyền tác động lên tiến hóa như thế nào?
 2. Kỹ năng : . Phân tích, tư duy nhận định vấn đề khoa học
 3. Giáo dục : Có tầm nhìn mở rộng về thế giới và chiều hướng tiến hóa.
II. Phương tiện dạy học :
 1. GV: GA, SGK, SGV
 2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới	
III. Phương pháp chủ yếu :
 - Vấn đáp tìm tòi - Vấn đáp tái hiện - Quan sát tranh tìm tòi 
IV. Tiến trình bài dạy :
 	1. Ổn định tổ chức, ktss:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	 Nêu vai trò của quá trình đột biến, di nhập gen trong tiến hóa.
 	3. Nội dung bài giảng :
 (đvđ): Theo Đacwin, CLTN có tác động như thế nào trong quá trình tiến hóa? Tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về CLTN như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chọn lọc tự nhiên:
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau:
- Một kiểu gen thích nghi tốt với điều kiện môi trường thì phát triển thành kiểu hình sống sót. Vậy nếu không thích nghi tốt thì kết quả như thế nào?
- CLTN đã tác động tới sv như thế nào? Thông qua yếu tố nào?
- Vì sao các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn?
Hãy so sánh áp lực của chọn lọc tự nhiên với áp lực của đột biến.
- Qua ví dụ SGK rút ra nhận xét gì? 
Thảo luận nhóm 4hs/4 phút.
- Có những hình thức chọn lọc nào?
- Diễn biến và hoàn cảnh của các hình thức chọn lọc?
- Đặc trưng của mỗi hình thức chọn lọc?
HS: Nghiên cứu, trả lời
GV: Kết luận, bổ sung
? Hãy phân tích mối quan hệ giữa ngoại cảnh và CLTN từ đó kết luận vai trò của CLTN trong quá trình tiến hóa?
BS: Ngoại cảnh đồng nhất -> CLTN theo một hướng.
Ngoại cảnh không đồng nhất -> CL theo nhiều hướng.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các yếu tố ngẫu nhiên
- HS : Nghiên cứu SGK và trả lời
-.Hiện tượng này gọi là biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Xảy ra ở những quần thể nào?
- Kích thước quần thể quyết định hiện tượng biến động di truyền.
GV : Kết luận, bổ sung
IV. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN:
1. Tác động của chọn lọc tự nhiên:
a. Nội dung:
 Tác động chủ yếu của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định và các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi 
b. Tính chất:
- Chọn lọc theo hướng xác định.
- Chọn lọc gen trội nhanh hơn CL gen lặn.
- Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn áp lực áp lực của đột biến và tác động lên cả quần thể. 
=> VD phản ánh: CLTN không chỉ tác động tới các cá thể riêng rẽ mà tác động với cả quần thể, các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế nhưng quần thể kém thích nghi. Trong đó:
+ Chọn lọc cá thể: làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hóa khả năng sông sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
+ Chọn lọc quần thể: hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về: kiếm ăn, tự vệ, sinh sản đảm bảo sự tồn tại, phát triển của những quần thể thích nghi nhất.
2. Các hình thức chọn lọc tự nhiên: 
a. Chọn lọc ổn định:
- là kiểu chọn lọc bảo tồn những cơ thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình.
- Diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi.
- Hướng chọn lọc ổn định, kết quả kiên định kiểu gen đó đạt được.
b. Chọn lọc vận động:
- Tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng
- Diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo hướng xác định.
- Kết quả: đặc điểm thích nghi cũ dần thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới.
c. Chọn lọc phân hóa:
- Khi điều kiện sống thay đổi và trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải. Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng hình thành nhóm các cá thể thích nghi với hướng đó. Sau đó mỗi nhóm chịu tác động của kiểu chọn lọc ổn định.
- Kết quả: quần thể ban đầu bị phân hóa thành nhiều kiểu hình.
3. Kết luận về vai trò của CLTN
 Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc
V. CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN:
1. Ví dụ: núi lửa, cháy rừng, động đất, trôi dạt lục địa, tạo núi, .
1. Vai trò:
Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen trong quần thể nhỏ.
VD : Tần số của quần thể gốc là 0.5A:0.5a đột ngột biến đổi thành 0.7A: 0.3a ở quần thể mới, thậm chí tần số của A= 0, của a = 1. 
4. Củng cố và hướng dẫn về nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC NHAN TO TIEN HOA NC.doc