Giáo án Sinh học 9 tiết 66: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Giáo án Sinh học 9 tiết 66: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Tiết 66

 ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

· Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.

· HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

2. Kĩ năng

· Tiếp tục rèn luyện kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa.

· Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

· Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.

· Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

· Phim trong in nội dung bảng 63.1, 63.2, 63.3, 63.4, 63.5 SGK

· Máy chiếu.

· Bút dạ.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1973Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tiết 66: Ôn tập phần sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 66
 	ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức 
Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng 
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ 
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Phim trong in nội dung bảng 63.1, 63.2, 63.3, 63.4, 63.5 SGK 
Máy chiếu.
Bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV có thể tiến hành như sau : 
- Chia 2 HS cùng bàn thành 1 nhóm.
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào và phiếu trên phim trong hay trên giấy trắng).
- Yêu cầu HS hoàn thành.
- GV chữa bài như sau :
+ Gọi bất kì nhóm nào, nếu nhóm có phiếu ở phim trong thì GV chiếu lên máy. Còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
- GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo nội dung đầy đủ trên máy chiếu để cả lớp theo dõi. 
- Các nhóm nhận phiếu để thảo luận và hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm ví dụ để minh họa.
- Thời gian 10 phút.
+ Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. 
Nội dung kiến thức ở các bảng :
Bảng 63.1.Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh họa
Môi trường nước 
	Vô sinh 
NTST
	Hữu sinh 
- Ánh sáng,nhiệt độ.
- Động vật, thực vật.
Môi trường trong đất 
	Vô sinh 
NTST
	Hữu sinh 
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật.
Môi trường trên mặt đất – không khí 
	Vô sinh 
NTST
	Hữu sinh 
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật.
Môi trường sinh vật 
	Vô sinh 
NTST
	Hữu sinh 
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng. 
- Động vật, thực vật, người.
Bảng 63.2. Sự phân chia nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh họa
Ánh sáng 
Nhóm cây ưa sáng 
Nhóm cây ưa bóng 
Nhóm động vật ưa sáng. 
Nhóm động vật ưa tối. 
Nhiệt độ 
Thực vật biến nhiệt 
Động vật biến nhiệt
Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm 
Thực vật ưa ẩm 
Thực vật chịu hạn 
Động vật ưa ẩm 
Động vật ưa khô 
Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài 
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh họa
Hỗ trợ 
Quần tụ cá thể 
Cách li cá thể 
Cộng sinh 
Hội sinh 
Cạnh tranh 
Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, con đực con cái trong mùa sinh sản
Cạnh tranh, kí sinh
Vật chủ – con mồi,ức chế – cảm nhiễm 
Bảng 63.4. Các khái niệm 
Khái niệm
Ví dụ minh họa 
* Quần thể : Là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, cókhả năng sinh sản.
* Quần xã : Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
* Cân bằng sinh học : là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học. 
- Ví dụ : Quần thể thông Đà Lạt,cọ Phú Thọ, voi Châu Phi.
- Ví dụ : Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương.
Ví dụ : Thực vật phát triển à sâu bọ à sâu ăn thực vật tăng à chim ăn sâu tăng à sâu ăn thực vật giảm.
Khái niệm
Ví dụ minh họa
* Hệ sinh thái : Bao gồm quần xã sinh vật va khu vực sống.Trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Chuỗi thức ăn : Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ vừa là sinh vật bị tiêu thụ.
Lưới thức ăn : Là các chuỗi thức ăn có mắt xích chung.
Ví dụ : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển.
- Ví dụ : Rau à sâu à chim ăn sâu
VD : 
	Rau à sâu à chim ăn sâu
	Thỏ à Đại bàng
Hoạt động 2
MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi SGK tr. 190.
- Thảo luận để trả lời và các nhóm bổ sung.
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời.
- Lưu ý : GV giới thiệu câu hỏi số 4 : Phân biệt quần xã và quần thể.
Quần thể 
Quần xã 
Thành phần SV
Thời gian sống
Mối quan hệ
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi à thảo luận để trả lời à Các nhóm khác bổ sung.
- Hoàn thành câu trả lời số 4 SGK tr.190
Quần thể
Quần xã
1. Thành phần SV
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh 
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh
2. Thời gian sống
Sống trong cùng một thời gian
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
3. Mối quan hệ
Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản à nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể.
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành 1 thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch. 
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ 
	GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài.
V. DẶN DÒ 
Hoàn thành nốt một số câu hỏi ôn tập của mục 2.
Ôn tập lại chương trình sinh học 6 và chuẩn bị nội dung ở các bảng 64.1 à 64.4.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 66.doc