Tiết 49 QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa.
· HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2. Kĩ năng
· Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.Kĩ năng thu thập kiến thức từ sách giáo khoa , hình vẽ
· Kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.
Ngày soạn: Ngày dạy: Chương II HỆ SINH THÁI Tiết 49 QUẦN THỂ SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa. HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.Kĩ năng thu thập kiến thức từ sách giáo khoa , hình vẽ Kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Thái độ Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh hình 47 sách giáo khoa III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Nộâi dung - GV cho HS quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa à GV thông báo rằng chúng được gọi là quần thể. - GV yêu cầu : Hoàn thành bảng 47.1 à GV đánh giá kết quả của HS và thông báo đáp án đúng. - GV yêu cầu : HS kể thêm một số quần thể khác mà em biết à GV cho HS phát biểu khái niệm quần thể. - GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh khái niệm quần thể. - GV mở rộng : Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là 1 quần thể hay không? Tại sao? (Nếu HS không trả lời được, GV phân tích đó không phải là một quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể). - GV thông báo : để nhận biết 1 quần thể sinh vật cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong. - HS quan sát tranh hình. - Hoàn thành bảng 47.1 à Đại diện trả lời đáp án à HS khác bổ sung. - HS giải thích tại sao chọn những ví dụ đó. - HS so sánh với kết quả của mình (sửa chữa nếu cần). - HS có thể kể thêm ví dụ : Đàn ong, đàn chim hải âu. - HS tự khái quát kiến thức thành khái niệm. - HS trả lời : Có phải là quần thể vì đó là sinh vật cùng loài, cùng sống một nơi. KẾT LUẬN: * Khái niệm Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. Ví dụ : rừng cọ, đồi chè, đàn chim én,cá chép Hung trong ao HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Nộâi dung - GV giới thiệu chung về 3 đặc trưng cơ bản của quần thể, đó là : Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. - GV nêu câu hỏi : + Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này có ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ. + Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào? GV bổ sung : ở gà, số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều. - GV : quan sát hình 47 SGK tr.141. - Làm bảng sách giáo khoa sau đó trả lời câu hỏi : - So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể trên ? - GV nhận xét phần thảo luận của HS. - GV nêu câu hỏi : + Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? + Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? - GV nêu câu hỏi : + Mật độ là gì?Mật dộ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? Liên hệ : - Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp? - GV mở rộng : Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? - Nếu HS không trả lời được, GV nên gợi ý : Tỉ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ. a- Tỷ lệ giới tính - HS tự nghiên cứu SGK tr.140 à cá nhân trả lời à nhận xét bổ sung. à Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp. - Cá nhân quan sát hình : - Trao đổi nhóm à Thống nhất câu trả lời. b-Thành phần nhóm tuổi Yêu cầu nêu được : - Hình A : Tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh. - Hình B : Tỉ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định. - Hình C : Tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm. à Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung. - HS nêu 3 nhóm tuổi à liên quan đến số lượng cá thể à Sự tồn tại của quần thể. c- Mật độ cá thể - HS nghiên cứu SGK tr. 141 trả lời câu hỏi à HS khác bổ sung. à mật độ liên quan đến thức ăn. HS có thể dựa vào thông tin từ sách báo, phim ảnh trả lời : + Trồng dày hợp lí. + Loại bỏ cá thể yếu trong đàn. + Cung cấp thức ăn. - HS trao đổi nhanh à trả lời câu hỏi. Mật độ quyết định các đặc trưng khác. KẾT LUẬN: a) Tỉ lệ giới tính * Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái. * Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản. b) Thành phần nhóm tuổi ( Nội dung bảng 47.2 SGK tr. 140.) c) Mật độ quần thể * Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ : Mật độ sâu : 2 con/1m2 Mật độ rau cải: 25 cây/1m2 * Mật độ quần thể phụ thuộc vào : + Nguồn thức ăn của quần thể. + Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội. HOẠT ĐỘNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Nội dung - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin , dựa vào kiến thức thực tế - Trả lời câu hỏi trong mục ▼ SGK tr. 141 - GV nêu câu hỏi : äCác nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể? - GV mở rộng : Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào? (HS không trả lời được thì GV giải thích là do những biến cố bất thường như là lụt, cháy rừng ). - Liên hệ : Trong sản xuất, nên diều chỉnh mật độ cá thể vật nuôi , cây trồng thế nào ? Điều đó có ý nghĩa gì? ( Tận dụng thức ăn của môi trường và các điều kiện khác của môi trường , giảm cạnh tranh , năng xuất cao ) - HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi. Yêu cầu nêu được : + Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều. + Mùa mưa ếch nhái tăng. + Mùa gặt lúa, chim cu gáy xuất hiện nhiều. - Đại diện nhóm trả lời : ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể - HS có thể hỏi : Có khi nào sự biến động số lượng cá thể dẫn đến sự diệt vong quần thể không? - Trồng dày hợp lí. - Thả cá vừa phải phù hợp với diện tích. KẾT LUẬN: - Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể. - Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng. IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ GV cho HS trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài. V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về vấn đề : Độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông, nhà ở Tiết 50 : QUẦN THỂ NGƯỜI Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số. Từ đó thay đổi nhận thức về dân số và phát triền xã hội à Giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số. 2. Kĩ năng Rèn một số kĩ năng : Quan sát tranh, biểu đồ, tháp dân số tìm kiến thức. Kĩ năng khái quát, liên hệ thực tế. 3. Thái độ Giáo dục ý thức nhận thức về vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUẦN THỂ NGƯỜI VỚI CÁC QUẦN THỂ SINH VẬT KHÁC hoạt dộng của giáo viên hoạt động của học sinh- nộâi dung - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 48.1 SGK tr. 143. - GV nhận xét và thông báo đáp án đúng lần lượt từ trên xuống dưới. - Đặc điểm chỉ có ở quần thể người là : Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, chính trị, - GV giải thích phân biệt sự tranh ngôi thứ ở động vật khác với luật pháp và những điều qui định. - GV hỏi : + Tại sao có sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác? + Sự khác nhau đó nói lên điều gì? (GV lưu ý thêm : Sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác thể hiện sự tiến hóa và hoàn thiện trong quần thể người). - HS quan sát tranh quần thể động vật, tranh nhóm người. - Vận dụng kiến thức đã học ở bài trước và kiến thức thực tế. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến, hoàn thành bảng 48.1. - Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung. - HS có thể hỏi : ở quần thể động vật hay có con đầu đàn và hoạt động của bầy đàn là theo con đầu đàn à Vậy có phải là trong quần thể động vật có luật pháp không? - HS nghiên cứu SGK à Trả lời các câu hỏi. à HS khái quát thành nội dung kiến thức. KẾT LUẬN: - Quần thể người có những đặc diểm sinh học giống quần thể sinh vật khác. - Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác : Kinh tế, xã hội, - Con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể. Bài 49 QUẦN XÃ SINH VẬT Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được khái niệm quần xã. HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã cũng là để phân biệt với quần thể. HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. 3. Thái độ Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. Ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh về 1 khu rừng có cả động vật và nhiều loại cây. Tài liệu về quần xã sinh vật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN XÃ? hoạt dộng của giáo viên hoạt động của học sinh- nộâi dung - Để hình thành khái niệm quần xã sinh vật, GV tiến hành như sau : - GV nêu vấn đề : + Cho biết trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào? + Thứ tự xuất hiện các quần thể trong ao đó như thế nào? + Các quần thể có mối quan hệ sinh thái như thế nào? - GV đánh giá hoạt động các nhóm. - GV yêu cầu : Hãy tìm các ví dụ khác tương tự và phân tích. - GV dẫn dắt : Ao cá, rừng được gọi là quần xã. à Quần xã sinh vật là gì? - GV hỏi : Trong 1 bể cá, người ta thả 1 số loài như : Cá chép, cá mè, cá trắm à vậy bể cá này có phải là quần xã hay không? - GV đánh giá ý kiến trả lời của HS. - GV mở rộng : Nhận xét quần xã cần có dấu hiệu bên ngoài và bên trong. * Liên hệ : Trong sản xuất, mô hình VAC có phải là quần xã sinh vật hay không? - GV lưu ý mô hình VAC là quần xã nhân tạo. - HS trao đổi nhóm à thống nhất ý kiến trả lời các vấn đề GV nêu. Yêu cầu : + Quần thể cá, tôm, dong + Quần thể thực vật xuất hiện trước. + Quan hệ cùng loài, khác loài. - Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung. - Ví dụ : rừng nhiệt đới, đầm. - HS khái quát kiến thức thành khái niệm quần xã. - HS có thể trả lời : + Đúng là quần xã vì có nhiều quần thể sinh vật khác loài. + Sai vì chỉ là ngẫu nhiên nhốt chung, không có mối quan hệ thống nhất. - HS trả lời : Có hoặc không. KẾT LUẬN: * Quần xã sinh vật : là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. - Rừng Cúc Phương. - Ao cá tự nhiên.
Tài liệu đính kèm: