Giáo án Sinh học 9 tiết 33: Công nghệ gen

Giáo án Sinh học 9 tiết 33: Công nghệ gen

 Tuần 17

Tiết 33 : CÔNG NGHỆ GEN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

 - HS hiểu được khái niệm kĩ thuật gen.

- HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học.

- Từ kiến thức và khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học, HS biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2289Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tiết 33: Công nghệ gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tuần 17
Tiết 33 : CÔNG NGHỆ GEN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
 - HS hiểu được khái niệm kĩ thuật gen.
- HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- Từ kiến thức và khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học, HS biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng 
 - Rèn kĩ năng tư duy logic tổng hợp, khả năng khái quát.
 - Kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế. 
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức, lòng yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh hình 32 SGK (tr.92)
Tư liệu về ứng dụng công nghệ sinh học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: 
KHÁI NIỆM KĨ THUẬT GEN VÀ CÔNG NGHỆ GEN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nộâi dung
- GV nêu câu hỏi :
+ Kĩ thuật gen là gì?
Mục đích của kĩ thuật gen?
+ Kĩ thuật gen gồm những khâu nào?
+ Công nghệ gen là gì?
- GV nhận xét nội dung trình bày của nhóm và yêu cầu HS nắm được 3 khâu của kĩ thuật gen.
- GV lưu ý : Các khâu của kĩ thuật gen HS đều nắm được, nhưng GV phải giải thích rõ việc chỉ huy tổng hợp prôtêin đã mã hóa trong đoạn đó để sang phần ứng dụng HS mới hiểu được.
- Cá nhân nghiên cứu SGK à ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu :
+ Trình bày 3 khâu.
+ Mục đích của công nghệ đối với đời sống.
+ Khái quát thành khái niệm.
- Đại diện nhóm trình bày trên sơ đồ hình 32 phóng to, chỉ rõ ADN tái tổ hợp.
- Nhóm khác theo dõi, bổ sung.
à Khái quát kiến thức.
KẾT LUẬN:
- Kĩ thuật gen : Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
- Các khâu của kĩ thuật gen:
+ Tách ADN gồm tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và ADN làm thể truyền từ vi khuẩn, virút.
+ Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai) nhờ Enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
- Công nghệ gen : Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
HOẠT ĐỘNG 2: 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nộâi dung
- GV giới thiệu khái quát 3 lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
+ Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì?
+ Nêu ví dụ cụ thể :
- GV nhận xét và giúp đỡ HS hoàn thiện kiến thức.
- GV nêu câu hỏi :
+ Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì?
+ Cho ví dụ cụ thể.
- Ứng dụng công nghệ gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào?
a) Tạo ra chủng vi sinh vật mới.
- HS nghiên cứu SGK và các tư liệu mà GV cung cấp à ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi à HS khác bổ sung.
* Kết luận : 
- Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (Như axit amin, prôtêin, kháng sinh) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
Ví dụ : Dùng E.Coli và nấm men cấy gen mã hóa à sản ra kháng sinh và Hoocmôn Insulin.
b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
- HS nghiên cứu SGK tr.93 trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* Kết luận :
- Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.
- Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp b-Caroten (tiền Vitamin A) vào tế bào cây lúa à tạo ra giống lúa giàu Vitamin A.
- Ở Việt Nam : Chuyển gen kháng sâu, kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai tây, đu đủ.
c) Tạo động vật biến đổi gen
- HS nghiên cứu SGK tr.94
Yêu cầu :
+ Nêu được các hạn chế của biến đổi gen ở động vật.
+ Nêu thành tựu đạt được.
* KẾT LUẬN
- Trên thế giới : Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn.
- Ở Việt Nam : Chuyển gen tổng hợp hooocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch.
HOẠT ĐỘNG 3:
KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục ▼ SGK tr.94.
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- Mỗi lĩnh vực, HS lấy 1 ví dụ minh họa.
KẾT LUẬN:
* Khái niệm công nghệ sinh học : là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học :
+ Công nghệ lên men 
+ Công nghệ tế bào 
+ Công nghệ chuyển nhân phôi 
VI. DẶN DÒ:
GV yêu cầu HS nhắc lại 1 số khái niệm : Kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học.
V. HƯỚNG DẪN:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “Em có biết”.
Ngày soạn :
Ngày dạy : Tiết 34
 ôn tập học kì I
I-Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học , vận dụng kiến thức , kĩ năng trong việc giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế 
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích , so sánh tổng hợp và khái quát 
II-.Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ ghi sẵn đáp án 
III- Tiến trình dạy học 
 Hoạt động I : Tóm tắt các qui luật di truyền 
Hoạt động của giáo viên 
- Giáo viên cho học sinh tìm cụm từ thích hợp điền vào ô trống hoàn thành bảng 
- Yêu cầu mỗi nhóm chữa một qui luật di truyền 
- Giáo viên nhận xét và đưa đáp án 
 Hoạt động của học sinh 
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 
- Đại diện nhóm chữa bài 
- Nhóm khác bổ sung 
- Đối chiếu với đáp án của giáo viên 
Đáp án 
Qui luật
Nội dung qui luật
Kết quả
Ý nghĩa
Phân li 
Trong quá trình PSGTmỗi
NTDT .giữ nguyên bản chất như cơ thể t/c F1
F2 = 3trội : 1 lặn 
Trội thường là tốt lặn là xấu 
Trội
khôngHT
F1 biểu hiện TT trunggian 
Giữa bố và mẹ còn F2.à
F2 = 1trội : 2trung gian : 1 lặn 
Tạo kiểu hình mới 
DT 
Độc lập
Các cặp NTDTđã PLĐL
trong quá trình PSGT
F2 có tỉlệ KH bằng tích tỉ lệhợp thành nó 
Tạo BDTH có ý nghĩa trong CG ,TH
DTLK
Các nhóm gen Lk cùng phân li với NST trong phân bào
Các nhóm TT do nhóm gen LK qui định được DT cùng nhau 
-Tạo sự DT ổn định 
của các nhóm TT
DT GT
Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính
Ở các loại GP tỉ lệ đực cái = 1:1 
Điều khiển tỉ lệ đực cái ở vật nuôi và cây trồng 
 Hoạt động 2 
 Nguyên phân và giảm phân 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
- Trình bày diễn biến cơ bản về số lượng , hình thái NST qua nguyên phân , giảm phân 
- Bản chất và ý nghĩa của nguyên phân ,giảm phân và thụ tinh 
- Trả lời câu hỏi của giáo viên :
+ Bản chất :
- Nguyên phân : Giữ nguyên bộ NST của tế bào mẹ ở 2 tế bào con 
- Giảm phân : Các tế bào con có bộ NST giảm đi 1/2
- Thụ tinh: Kết hợp 2 bộ NST đơn bội của 2 giao tử đực và cái thành bộ NST lưỡng bội 
+ Ý nghĩa 
- Nguyên phân : Là phương thức sinh sản và lớn lên của cơ thể đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ của loài sinh sản vô tính
- Giảm phân :Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ 
+ Tạo ra nhiều BDTH ( Do tạo nhiềugiao tử khác nhau về nguồn gốc NST , sự kết hợp ngẫu nhiên của GT trong thụ tinh tạo hợp tử có NST khác nhau)
 Hoạt động 3 
 Cấu trúc chức năng AD N , A RN, Prôtêin
- Trình bày cấu trúc AD N?
- Chức năng AD N ?
- Cấu trúc A RN và chức năng từng loại ?
- Cấu trúc Prôtêin và chức năng của nó ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên :
+ Cấu tạo hoá học 
+ Cấu trúc không gian 
+ Các đơn phân
+ Tính đa dạng đặc thù 
+ Chức năng 
 Hoạt động 4 
 Đột biến 
- Giáo viên yêu cầu học sinh :
+ Nêu khái niệm đột biến ?
+ Kể các loại đột biến ?
+ Ví dụ minh hoạ các dạng đột biến 
- Học sinh trả lời câu hỏi 
- Hoàn thành sơ đồ sau :
 Mất
 Gen Thêm 
 Thay thế
Đbiến Đảo vị trí 
 Mất đoạn
 Cấu trúc Lặp đoạn
 NST Đảo đoạn
 Chuyển 
 đoạn
 Số lượng Dị bội 
 Đa bội
 Hoạt động 4
1-Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người 
- Các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người 
- Các tật bệnh di truyền ở người 
2-Công nghệ tế bào 
- Khái niệm 
- Ưùng dụng công nghệ tế bào 
3-Kĩ thuật gen
- Khái niệm 
- Ứng dụng
V- Dặn dò : Về nhà ôn tập, giờ sau kiểm tra 1 tiết 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Tuần 18
 Kiểm tra học kì I
I- Mục tiêu 
- Đánh giá việc nắm kiến của hsinh để thấy được những điểm mạnh yếu trong kiến thức . Rút kinh nghiệm trong giảng dạy 
- Học sinh tự đánh giá mức độ nắm kiến thức của mình để điều chỉnh việc học tập 
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức . 
 - Giáo dục tính trung thực trong làm bài kiểm tra 
II- Tiến trình 
1. Tổ chức 
2. Đề bài :
Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các kiến thức về di truyền sau :
 - Trong quá trình phát sinh  ,.trong cặp nhân tố di truyền . và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể .
- Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện , kiểu hình này được gọi là 
Câu 2 Khoanh tròn vào câu đúng nhất :
1- Kiểu gen được xem là thuần chủng :
a.AABB , b. aaBB , c. AAbb , d. aabb , e. Cả 4 kiểu gen trên 
2- Phép lai tạo ra F1đồng tính :
a. AABb x AABb , b. AAbb x aaBb , c. aaBB x AAbb, d.Aabb x Aabb
Câu 3
 Người co ùbộ NST 2n = 46
Tính số NST trong 1 tế bào ở các kì của nguyên phân theo trạng thái của nó ( NST đơn hay kép)
Câu 4 :
 - Nguyên tắc bổ xungđược thể hiện ở những cấu trúc và quá trình nào trong tế bào ?
- Cho một đoạn của phân tử mA RN có trình tự các Nuclêôtit như sau :
 A - U - G -U - A - X - G - U 
Hãy viết đoạn AD N đã tổng hợp ra đoạn mA RN trên và chỉ rõ đâu là mạch gốc , mạch bổ sung 
Câu 5:
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì , Dùng phương pháp này người ta biết được những điều gì ?
Câu 6 (Cho học sinh giỏi làm thêm)
- Minh hoạ cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm , cơ chế hình thành đâ bội chẵn bằng sơ đồ 
III- Biểu điểm :
Câu 1 : 2 điểm , đúng mỗi câu 1 điểm 
Câu 2 : 2 điểm , đúng mỗi câu 1 điểm 
Câu 3 : 2 điểm , đúng mỗi kì : Trung gian : 1 điểm
 - Kì đầu , giữa , sau , cuối mỗi kì o,25điểm 
Câu 4 : 2 điểm 
- Đúng mỗi ý 1 điểm 
Câu 5 : 2 điểm , đúng mỗi ý 1 điểm 
Học sinh giỏi làm thêm câu 6 nếu thừa thời gian 
IV- Thu bài chấm nhận xét kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33.doc