Giáo án Sinh học 9 tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Giáo án Sinh học 9 tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Tuần 10

Tiết 19 : MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

I. Mục tiêu

1-Kiến thức

 - Học sinh nêu được mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin thông qua sự tạo thành chuỗi a .a.min

 - Giải thích mối quan hệ giữa gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.

2-Kĩ năng :

 - Rèn kỹ năng thu nhận kiến thức qua hình vẽ., qua thông tin

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 10
Tiết 19 : mối quan hệ giữa gen và tính trạng
I. Mục tiêu
1-Kiến thức 
 - Học sinh nêu được mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin thông qua sự tạo thành chuỗi a .a.min 
	- Giải thích mối quan hệ giữa gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng.
2-Kĩ năng :
	- Rèn kỹ năng thu nhận kiến thức qua hình vẽ., qua thông tin 
 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh H19.1
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 :
 Tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin. 
.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Nội dung
 - GV: Gen mang thông tin di truyền quy định cấu truc Prôtêin trong nhân mà Prôtêin được hình thành trong tế bào chất. Vậy giữa ADN và Prôtêin phải có mối quan hệ thế nào ?
 - GV treo tranh H19.1, yêu cầu học sinh quan sát và đọc thông tin.
- GV mô tả bằng mô hình hoặc hình vẽ động.
- Hỏi :Chức năng của từng thành phần 
mARN , t ARN, RBX, a.amin trong tổng hợp prôtêin ?
+ Các loại Nu nào ở mARN và t ARN liên kết với nhau ?
 + Tương quan về số lượng giữa a.amin và Nuclêôtít của mARN khi ở trong Ribôxôm ?
- Nhận xét mối quan hệ của bộ 3 trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN 
 - Liên kết giữa các A xít amin?
 -Trình tự các aa do yếu tố nào quy định?
 -Nguyên tắc thể hiện trong tổng hợp Prôtêin ?
 Học sinh quan sát tranh.
 Nhận biết các thành phần trong tranh vẽ: 
 mARN, tARN, RBX. aa trong môi trường nội bào.
-Học sinh trình bày bằng lời quá trình tổng hợp chuỗi aa .
-Thảo luận nhóm trình bày các câu trả lời,
 -Nhóm khác bổ sung 
- Yêu cầu:
+ A- U , G - X
+ 3 Nu --- 1 a. a min 
 - Bộ 3 mã sao và đối mã liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung 
- Bằng liên kết pép tít
- Do trình tự các Nu trên mARN qui định
- Bổ sung, khuôn mẫu 
-> mối quan hệ:
 Gen – mARN – Prôtêin
 Kết luận:
 - mARN là Cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và Prôiêin truyền thông tin từ nhân -> Tế bào chất,
- Sự hình thành chuỗn aa được thực hiện trên khuôn mẫu mADN.
 - Trình tự tìm các Nu trên ARN quy định trình tự các aa trong Prôtêin
Hoạt động 2 : 
Tìm hiểu mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
 Giả thích được mối quan hệ Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Nội dung
 Treo tranh hình 14.2 SGK, cho học sinh quan sát và nghiên cứu SGK.
 Thực hiện lệnh SGK.
- Khái quát hoá hình vẽ thành sơ đồ.
 Bản chất của mối quan hệ? 
 Giáo viên: Gen mang thông tin về cấu trúc prôtêin, qua sao mã truyền đạt thông tin cho mARN. mARN làmARN khuôn tổng hợp prôtêin (giải mã).
- GV minh hoạ bằng ví dụ : 
ở người gen qui định tổng hợp Hêmôglôbin bị thay thế cặp A-T bằng cặp G-X nên a.a min va lin của phân tử Hêmôglôbin bị thay thế bằng glutamíc làm người bị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm
 Học sinh quan sát tranh.
 Xác định cấu trúc trong tế bào, các phần của tế bào : Gen ( AD N) , mARN, Prôtêin 
 Trả lời câu hỏi:
 - Nêu mối quan hệ của các cấu trúc đó. 
 - Bản chất của mối quan hệ đó.
 Nhóm khác bổ sung đi đến kết luận.
 Kết luận:
 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện theo sơ đồ:
 Gen (1 đoạn ADN) -> mARN -> prôtêin -> Tính trạng.
 Bản chất:
 + Trình tự các Nu trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trên mạch mARN sau đó trình tự này quy định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
 + Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và họat động sinh lý của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
IV. Củng cố:
	-Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong các hoạt động sinh lý nào (mối quan hệ nào)?
	-Vai trò của các loại ARN.
	-Mối liên quan số Nu và số aa ở chuỗi aa và prôtêin hoàn chỉnh.
	-Liên kết pép tít.
	Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong:
 + Cơ chế tự nhân đôi A=T; G =X 
 + Cơ chế sao mã: A =U; T =A; G =X; X = G.
 + Cơ chế giải mã : A= U , G = X
V. Dặn dò:
	Học bài theo câu hỏi SGK.
	Chuẩn bị thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 19.doc