I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong, HS cần
- Củng cố phương pháp sử dụng KHV và quan sát được bộ NST dưới KHV.
- Xác định được 1 số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định
- Biết thêm về phương pháp làm tiêu bản tạm thời
- Xác định các cặp NST tương đồng trên ảnh chụp.
II – Tài liệu:
1. Sinh học 12 – sách giáo viên.
2. Sinh học 12 nâng cao
3. Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.
III – Thiết bị dạy học:
- Kính hiển vi quang học: 6 cái
- Tiêu bản cố định bộ NST của châu chấu
- Ảnh chụp tư liệu bộ NST bình thường của người và 1 số loài khác
- Ảnh chụp tư liệu bộ NST bất thường của người và 1 số loài khác
IV – Trọng tâm bài học:
- Biết cách sử dụng KHV và nhận biết các dạng ĐB số lượng NST
Giáo án số: 07 Thực hành: quan sát các dạng đột biến số lượng Nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời Ngày soạn: / / Ngày giảng: / / A – Chuẩn bị bài giảng: I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong, HS cần - Củng cố phương pháp sử dụng KHV và quan sát được bộ NST dưới KHV. - Xác định được 1 số dạng đột biến NST trên các tiêu bản cố định - Biết thêm về phương pháp làm tiêu bản tạm thời - Xác định các cặp NST tương đồng trên ảnh chụp. II – Tài liệu: Sinh học 12 – sách giáo viên. Sinh học 12 nâng cao Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng. III – Thiết bị dạy học: - Kính hiển vi quang học: 6 cái - Tiêu bản cố định bộ NST của châu chấu - ảnh chụp tư liệu bộ NST bình thường của người và 1 số loài khác - ảnh chụp tư liệu bộ NST bất thường của người và 1 số loài khác IV – Trọng tâm bài học: - Biết cách sử dụng KHV và nhận biết các dạng ĐB số lượng NST V – Phương pháp: - Hướng dẫn, xem băng tư liệu B – Tiến trình bài giảng: I – Mở đầu: 1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị thí nghiệm của học sinh II – Vào bài mới : Nội dung Phương pháp I – Quan sát các dạng ĐB số lượng NST trên tiêu bản cố định 1. Phương pháp - Đặt tiêu bản lên KHV và nhìn từ ngoài vào để điều chỉnh mẫu vật vào vùng giữa sáng - Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x để sơ bộ xác định vị trí các TB - Chuyển sang vật kính 40x (chỉnh độ nét, độ sáng của vùng có mẫu vật) 2. Thu hoạch: - Vẽ lại hình thái NST quan sát được - Đếm số lượng NST của TB quan sát II – Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST 1. Phương pháp - Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực - Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có 1 số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra. - Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất - Tách mỡ xung quanh tinh hoàn, chú ý tránh làm nát tinh hoàn, gạt sạch mỡ. - Nhỏ vài giọt oocxin axetic lên tinh hoàn để nhuộm 15’ – 20’ - Đậy lam kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên lam kính cho TB dàn đều & vỡ TB giúp NST tung ra - Đưa tiêu bản lên KH để quan sát: từ vật kính nhỏ đến vật kính lớn 2. Thu hoạch - Đếm số lượng, quan sát hình thái NST * GV nhắc lại phương pháp sử dụng KHV, đồng thời thao tác các bước cho HS quan sát và cùng thực hành. - Trong lúc HS thực hành, GV theo dõi, chỉnh sửa các thao tác chưa chuẩn giúp HS hoàn thiện các kỹ năng. - HS phải so sánh được bộ NST trong TB bình thường và TB đột biến. * GV: Nếu không có châu chấu làm mẫu vật thì GV trình chiếu đoạn băng mô tả thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời từ tinh hoàn châu chấu. * HS: quan sát các bước của quy trình, rút ra nhận xét và mô tả lại III. Củng cố: - Nhắc lại cho HS phương pháp nhận biết dạng ĐB số lượng NST - Cách nhận biết cặp NST tương đồng. IV. Dặn dò: - Làm bài tập chương I - 64 - Đọc trước bài “Quy luật Men Đen – quy luật phânly” Ngày tháng năm 200 Ký duyệt của TTCM V. Rút kinh nghiệm bài giảng: ......
Tài liệu đính kèm: