Giáo án Sinh học 12 tiết 52: Kiểm tra học kỳ II

Giáo án Sinh học 12 tiết 52: Kiểm tra học kỳ II

KIỂM TRA HỌC KỲ II

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Làm đề cương. -Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. -Kiểm tra lại câu trả lời để chính xác lại kiến thức.

2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.

-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Làm bài:

+Phân tích câu hỏi.

+Củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm. -Rèn luyện được kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.

3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. Thái độ làm bài nghiêm túc được củng cố. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1388Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 52: Kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/12/2008
Tiết thứ: 50
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Làm đề cương.
-Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
-Kiểm tra lại câu trả lời để chính xác lại kiến thức.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Làm bài:
+Phân tích câu hỏi.
+Củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
-Rèn luyện được kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
Thái độ làm bài nghiêm túc được củng cố.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Phần Tiến hoá và Sinh thái học
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Trắc nghiệm khách quan
 2.Phương tiện:
 Đề photo in sẵn.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Nhắc nhở :
-Nội quy.
-Yêu cầu đánh số bàn
 2.Phát đề.
Câu 1: Theo quan niệm ngày nay, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá ?
A. Đột biến và giao phối.	B. Cách ly sinh sản.
C. CLTN.	D. Thức ăn của sâu bọ.
Câu 2: Những biến đổi trong quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra theo trình tự nào ?
A. Phát sinh đột biến → Sự phát tán đột biến → Chọn lọc các ĐB có lợi → Cách ly sinh sản.
B. Phát sinh đột biến → Cách ly sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc → Phát tán các đột biến qua giao phối → Chọn lọc các đột biến có lợi.
C. Phát sinh đột biến → Chọn lọc các đột biến có lợi → Cách ly sinh sản → Phát tán đột biến qua giao phối.
D. Phát tán đột biến → Chọn lọc các đột biến có lợi → Sự phát sinh đột biến → Cách ly sinh sản.
Câu 3: Phát hiện quan trọng của Darwin về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì ?
A. Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống nhau mà khác nhau về nhiều chi tiết.
B. Một số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có.
C. Các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản thì di truyền được.
D. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý tương đối.
Câu 4: Giao phối lừa đực với ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi, giao phối lừa cái với ngựa đực sinh ra con bác-đô thấp hơn con la và có móng nhỏ giống lừa. Sự khác nhau giữa la và con bác-đô là do
A. di truyền ngoài nhân.	B. số lượng bộ NST khác nhau.
C. lai xa khác loài.	D. con lai thường giống bố mẹ.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thường không có ở cây ưa bóng?
A. thường mọc ở dưới tán của cây khác.	B. có lá dày.
C. màu lá xanh đậm do chứa nhiều hạt sắc tố.	D. có lá mỏng
Câu 6: So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ với thực vật thụ phấn nhờ gió, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm
A. hoa có màu rực rỡ và sáng hơn.	B. có nhiều tuyến tiết mật.
C. có ít giao tử đực hơn.	D. hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn.
Câu 7: Quần xã sinh vật có đặc trưng cơ bản về
A. khu vực phân bố của quần xã.
B. số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài.
C. mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.
D. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.
Câu 8: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa hơn. Yếu tố chủ yếu tạo ra sự sai khác ở hai loài mao lương nói trên là:
A. Yếu tố địa lí	B. Yếu tố hoá sinh	C. Yếu tố sinh lí	D. Yếu tố sinh thái
Câu 9: Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở
A. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của lúa mì
B. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.
C. là kết quả của quá trình lai xa khác loài.
D. sự cách ly địa lý giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.
Câu 10: Nếu 2 loài có ổ sinh thái không giao nhau thì
A. cạnh tranh với nhau và hợp nhất ổ sinh thái..
B. phân ly ổ sinh thái.
C. cạnh tranh khốc liệt.
D. không cạnh tranh với nhau.
Câu 11: Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do
A. chúng thu nhận, sử dụng nước hiệu quả từ nguồn nước trong thức ăn.
B. chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
C. chúng đào hang và trốn dưới đất trong những ngày nắng nóng.
D. chúng có thể sống sót không cần nước cho tới khi có mưa.
Câu 12: Quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi. Song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?
A. quan hệ hội sinh	B. quan hệ cộng sinh	C. quan hệ hãm sinh	D. quan hệ hợp tác.
Câu 13: Điều nào không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi số lượng của quần thể?
A. Mức cạnh tranh	B. Mức sinh sản.
C. Mức nhập cư và xuất cư.	D. Mức tử vong.
Câu 14: Mật độ quần thể là:
A. khoảng cách phân bố giữa các cá thể trong quần thể.
B. sự phân bố của quần thể trong môi trường sống của quần thể.
C. kích thước quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích
D. không gian của quần thể.
Câu 15: Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật?
A. tác động luôn đồng đều trên cơ thể sinh vật
B. tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau.
C. tác động luôn cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật.
D. tác động không đồng đều lên cơ thể sinh vật
Câu 16: Nhiều thiếu nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotide có thể tự lắp ghép thành công những đoạn ARN ngắn, cũng có thể tự nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzyme. Điều này có ý nghĩa gì ?
A. Sự xuất hiện các axit nucleic và protein chưa phải là xuất hiện sự sống.
B. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axit nucleic.
C. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước DNA và protein.
D. Protein có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế điều hoà phiên mã và dịch mã.
Câu 17: Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể
A. giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.
B. tăng hơn ở động vật có cơ thể bé hơn.
C. giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra.
D. tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
Câu 18: Di nhập gene có ý nghĩa nào sau đây đối với tiến hoá ?
A. Là nhân tố quy định sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B. Là nhân tố gây biến động di truyền.
C. Là điều kiện thúc đẩy sự phân ly tính trạng xảy ra mạnh hơn.
D. Là nhân tố làm thay đổi vốn gene của quần thể.
Câu 19: Thông thường người ta có thể phân biệt nhanh hai cá thể khác loài dựa vào tiêu chuẩn
A. hình thái.	B. di truyền	C. địa lý – sinh thái.	D. Sinh lý – sinh hoá.
Câu 20: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng ?
A. Ngà voi và sừng tê giác	B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Cánh dơi và cánh tay người.	D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
Câu 21: Quan niệm của Lamarck về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại ?
A. Thường biến.	B. Biến dị.	C. Đột biến.	D. Di truyền.
Câu 22: Đặc điểm của hệ động vật và thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của quá trình CLTN và nhân tố nào sau đây ?
A. Cách ly địa lý.	B. Cách ly di truyền.	C. Cách ly sinh sản.	D. Cách ly sinh thái.
Câu 23: Động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía bắc có
A. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể cũng lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.	
B. Các phần nhô ra (đuôi, tai) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.	
C. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể cũng nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.	
D. Các phần nhô ra (đuôi, tai) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam thuộc bắc Bán Cầu.
Câu 24: Khi môi trường sống thay đổi một thể đột biến có thể
A. hồi biến, trở lại trạng thái ban đầu	B. rất có hại cho cơ thể
C. thay đổi giá trị thích nghi của nó	D. rất có lợi cho cơ thể
Câu 25: Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A. Thường biến	B. Đột biến	C. chọn lọc tự nhiên	D. Biến dị tổ hợp
Câu 26: Động lực xảy ra chọn lọc nhân tạo là:
A. Do con người muốn tạo ra giống mới	B. Do sự cạnh tranh của con người về sản xuất
C. Đấu tranh sinh tồn với môi trường sống	D. Nhu cầu và thị hiếu của con người
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người ?
A. Mấu lồi ở mép vánh tai.	B. Tay (chi trước) ngắn hơn chân (chi sau)
C. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng, bụng.	D. Người có đuôi, hoặc có nhiều đôi vú.
Câu 28: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
A. biến động di truyền	B. di nhập gen
C. giao phối không ngẫu nhiên	D. yếu tố ngẫu nhiên
Câu 29: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chỉ gặp ở
A. thực vật và động vật có khả năng di động xa.
B. thực vật và động vật ít có khả năng di động xa.
C. động vật đơn tính.
D. thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
Câu 30: Thí nghiệm của Miller đã chứng minh điều gì ?
A. Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
B. Axit nucleic hình thành từ nucleotide.
C. Chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ.
D. Chất vô cơ hình thành các nguyên tố có trên bề mặt quả đất.
Câu 31: Phương thức hình thành loài bằng lai xa kết hợp đa bội hoá thường gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Thực vật và động vật	B. Thực vật
C. Động vật bậc cao	D. Động vật và vi sinh vật
Câu 32: Bầu khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất trước khi xuất hiện sự sống đầu tiên chứa đựng các chất khí sau, ngoại trừ
A. metan (CH4).	B. amoniac (NH3).	C. oxy.	D. hơi nước.
Câu 33: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
A. Biến dị tổ hợp là nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá
C. Chọn lọc tự nhiên không tác động trên các phân tử
D. Đột biến nhiễm sắc thể phổ biến hơn đột biến gen
Câu 34: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài
A. Homo habilis	B. Homo erectus
C. Homo neanderthalensis	D. Homo sapiens
Câu 35: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 36: Tiêu chuẩn hoá sinh được xem là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các chủng, loài ở dạng sinh vật nào sau đây?
A. Thực vật bậc cao	B. Vi khuẩn
C. Động vật bậc cao	D. Thực vật và động vật bậc thấp
Câu 37: Sự phân bố của các loài sinh vật thay đổi
A. theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
C. theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
D. theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 38: Sự biến động số lượng thỏ rừng Bắc Mĩ và linh miêu diễn ra theo chu kì nào?
A. chu kì tuần trăng.	B. chu kì nhiều năm.	C. chu kì ngày đêm.	D. chu kì mùa.
Câu 39: Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên vì lí do nào sau đây?
A. Tạo ra thay đổi nhiều ở số lượng nhiễm sắc thể
B. Làm thay đổi lớn cấu trúc di truyền
C. Nhanh tạo ra các loài mới
D. Phổ biến, ít gây chết và ít làm rối loạn sinh sản cơ thể
Câu 40: Hiện tượng tự tỉa thưa là hiện tượng
A. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và mức sinh sản, kích thước quần thể tăng cân bằng với môi trường.
B. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản, kích thước quần thể giảm cân bằng với môi trường.
C. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản, kích thước quần thể tăng cân bằng với môi trường.
D. cạnh tranh làm tăng mức tử vong và mức sinh sản, kích thước quần thể giảm cân bằng với môi trường.
 3.Giám sát việc làm bài của học sinh:
 4.Thu bài: Thu theo bàn.
 V.Công việc chấm bài – Đáp án:
1
C
11
A
21
A
31
B
2
A
12
B
22
A
32
C
3
A
13
A
23
D
33
B
4
A
14
C
24
C
34
A
5
B
15
D
25
D
35
C
6
D
16
C
26
D
36
B
7
B
17
B
27
A
37
C
8
D
18
D
28
C
38
B
9
B
19
A
29
D
39
D
10
D
20
C
30
C
40
B
VI.Tài liệu tham khảo:
-Mạng internet.
Ngày 10 tháng 04 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh
-Sách bài tập cơ bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-52-Test for the second term.doc