Giáo án Sinh học 12 - Tiết 49: Bài tập chương I và chương II - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 49: Bài tập chương I và chương II - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

 - Khái quát được nội dung kiến thức của chương I: cá thể và quần thể sinh vật

 - Khái quát được nội dung kiến thức của chương II: Quần xã sinh vật

2) Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khái quát hoá kiến thức

- Kỹ năng làm 1 số bài tập về sinh thái

3) Thái độ:

- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng

3. Bài tập sinh học 11

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

III – Trọng tâm bài học:

 - Phương pháp làm bài tập về sinh thái

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 49: Bài tập chương I và chương II - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 49
 Bài tập chương I và chương ii
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Khái quát được nội dung kiến thức của chương I: cá thể và quần thể sinh vật
	- Khái quát được nội dung kiến thức của chương II: Quần xã sinh vật
2) Kỹ năng: 	
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khái quát hoá kiến thức
- Kỹ năng làm 1 số bài tập về sinh thái
3) Thái độ:
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.	
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
Bài tập sinh học 11
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
III – Trọng tâm bài học:
	- Phương pháp làm bài tập về sinh thái
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra
II – Bài tập vận dụng
1) Bài 1: Giả sử có các sinh vật sau: trâu, ve, sán lá gan, cá, giun đất, giun đũa, chim
	a/ Cho biết môi trường sống của các loài SV kể trên?
	b/ Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến trâu? Hãy SX các nhân tố sinh thái vào các nhóm nhân tố cho phù hợp
Bài giải:
a/ MTS của các loài SV là:
	- Trâu: đất và không khí	- Ve: da trâu (ký sinh)
	- Sán lá gan: trong CQ tiêu hoá của trâu	- Cá: nước
	- Giun đũa: Trong CQ tiêu hoá của người	- Giun đất: đất
	- Chim: không khí
b/ Những nhóm nhân tố sinh thái là:
	- Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước
	- Nhân tố hữu sinh: cỏ, ve, sán lá gan, chim, con người
2) Bài 2: Hãy quan sát: các cây mọc ven rừng, trên đường phố có tường cao, nhà cao tầng
	- Các cây mọc trong rừng và cũng loại cây đó mọc lẻ ở các nơi có AS mạnh
Bài giải:
	- Hình thái các cây mọc ven rừng, trên đường phố: thường có hiện tượng cây mọc cong về phía AS à tính hướng sáng dương
	- Cây mọc trong rừng có AS yếu nên cây cao, vỏ mỏng, màu thẫm, cành chỉ tập trung ở ngọn à tỉa cành tự nhiên
	- Cũng loại cây đó mọc lẻ ở các nơi có AS mạnh: cây thấp, vỏ dày, màu nhạt, phân cành nhiều nên tán rộng.
3) Bài 3: Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận 25oC và cho thay đổi độ ẩm tương đối của không khí, thấy kết quả như bảng sau:
Độ ẩm tương đối của không khí
Tỷ lệ trứng nở
74%
76%
86%
90%
94%
96%
Không nở
5% nở
90% nở
90% nở
5% nở
Không nở
	Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, gây hại cao và cực thuận đối với việc nở của trứng tằm
Bài giải:
	- Giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp ở trong khoảng từ 74% - 76%
	= 75%
	- Giá trị độ ẩm không khí gây hại cao ở trong khoảng từ 94% - 96%
	= 95%
	- Giá trị độ ẩm không khí cực thuận ở trong khoảng từ 86% - 90%
	= 88%
4) Bài 4: Quan sát các hiện tượng sau:
	1. Rễ của các cây nối liền nhau ở nhiều loài cây	2. Tự tỉa ở thực vật
	4. làm tổ tập đoàn giữa nhạn bể và cò	3. Chim ăn sâu
	5.Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến và tổ mối	7. Dây tơ hồng trên cây bụi
	6. Hải quỳ và tôm kí cư	8. Địa y
	10. ăn lẫn nhau khi số lượng cá thể tăng quá cao	9. Cáo ăn gà
11. Cây mọc theo nhóm	13. bèo dâu
12. Giun, sán sống trong hệ tiêu hoá của lợn
Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp
Bài giải: 1 và 11: Quan hệ hỗ trợ cùng loài
	- 2 và 10: quan hệ đấu tranh cùng loài
	- 3 và 9: Quan hệ ĐV ăn thịt – con mồi
	- 4: Quan hệ hợp tác
	- 5: Quan hệ hội sinh
	- 6, 8 và 13: Quan hệ hội sinh
	- 7 và 12: Quan hệ ký sinh – vật chủ
5) Bài tập 5: Cho những tập hợp sinh vật sau đây:
1/ Các con voi sống trong vườn bách thú	6/ Các con chó sói sống trong rừng
2/ Các cá thể loài tôm sống trong hồ	7/ các cá thể chim trong rừng
3/ Các cá thể cá sống trong hồ	8/ Các con chó nhà
5/ Các bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi 	4/ Các cây cỏ trên đồng cỏ
9/ Các con chim nuôi trong vườn bách thú
Hãy xác định tập hợp nào là quần thể, tập hợp nào không phải quần thể? Tập hợp nào là QXSV?
Bài giải: - QTSV: 2,5,6; - không phải QTSV: 1+ 9 + 8; - QXSV: 2+3, 4, 7
6) Bài số 6: Giả sử quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
Bài giải: Các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật là:
Cỏ à thỏ à VSV	5. Cỏ à thỏ à mèo rừng à VSV
Cỏ à thỏ à hổ à VSV	6. Cỏ à sâu hại TV à VSV
Cỏ à dê à VSV	7. Cỏ à dê à hổ à VSV
Cỏ à sâu hại TV àchim ăn sâu à VSV
7) Bài 7: Cho các chuỗi thức ăn sau:
	- TV à cỏ à cáo à VSV
	- TV à thỏ à cú à VSV
	- TV à chuột à cú à VSV
	- TV à sâu hại TV à ếch nhái à rắn à VSV
	- TV à sâu hại TV à ếch nhái à rắn àcú à VSV
Hãy: a/ Xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã cho
b/ Chỉ ra mắt xích chung nhất của lưới thức ăn
Bài giải:	a/ Lưới thứa ăn là:	b/ Mắt xích chung là Cú 
	 Thỏ	Cáo
Thực vật Chuột	 Cú	Vi sinh vật
	Sâu hại thực vật	ếch nhái 	Rắn
8) Bài 8: Các nhà sinh thái học thường sử dụng phương pháp phân số phương sai (S2) để xác định kiểu phân bố của quần thể:
	S2 = nếu x < 30
Với: - n là số lần đi thu mẫu
	- m là số lượng cá thể trung bình của n lần đi thu mẫu
	- x là số lượng cá thể của mỗi lần đi thu mẫu
Khi: S2 = hoặc m: phân bố ngẫu nhiên; S2 > m: phân bố theo nhóm
	S2 = 0: phân bố theo nhóm
Hãy: Xác định kiểu phân bố của các quần thể sau
STT
Quần thể
m
S2
Kiểu phân bố
1
2
Thân mềm (trai)
Thân mềm (ốc sên)
- năm thứ nhất
- năm thứ hai
0,27
5,75
4,43
0,26
11,83
7,72
- Phân bố ngẫu nhiên
- Phân bố theo nhóm
- Phân bố theo nhóm
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của phần kiến thức của chương I và chương II của phần sinh thái
IV. Dặn dò:
- Tiếp tục hoàn thiện các bài tập(dựa theo các bảng gợi ý).
- Đọc trước bài thực hành: “Quản lí, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................................
......

Tài liệu đính kèm:

  • docT49.doc