Giáo án Sinh học 12 - Tiết 44: Diễn thế sinh thái - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 44: Diễn thế sinh thái - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế

- Phân tích được nguyên nhân của diễn thế. Lấy VD minh họa cho từng loại diễn thế

2) Kỹ năng:

 - Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở địa phương

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

 - Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

III – Trọng tâm bài học:

 - Khái niệm về diễn thế sinh thái, sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

 - Nguyên nhân bên ngoài và bên trong của diễn thế

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 44: Diễn thế sinh thái - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 44
 Diễn thế sinh thái
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế
- Phân tích được nguyên nhân của diễn thế. Lấy VD minh họa cho từng loại diễn thế
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở địa phương
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
	- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái niệm về diễn thế sinh thái, sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
	- Nguyên nhân bên ngoài và bên trong của diễn thế
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã. Lấy VD minh họa cho các đặc trưng đó?
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó? 
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Khái niệm về diễn thế sinh thái
- Diễn thế sinh thái: Quá trình biến đổi tuần tự của QX qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của MT
- VD: Diễn thế ở đầm nước nông, diễn thế suy thoái ở rừng lim Hữu Lũng – Lạng Sơn
- Các giai đoạn: Khởi đầu à giữa à cuối
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm diễn thế sinh thái?
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I và hình 41.1 & 41.2– sgk
- Phân tích 2 VD về sự biến đổi của MT và quần xã SV (diễn thế hình thành cây gỗ lớn & diễn thế ở đầm nước nông)
- Lập sơ đồ quá trình biến đổi của QXSV qua các thời kỳ khác nhau?
- Thế nào là diễn thế ST
* GV: Trong diễn thế, song song với sự thay đổi của các QXSV là sự biến đổi tương ứng của các ĐK tự nhiên trong MT
II – Các loại diễn thế sinh thái
1) Diễn thế nguyên sinh
- Diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả dẫn tới hình thành 1 QXSV tương đối ổn định
- VD: Diễn thế nguyên sinh ở cửa sông Tiên Yên – Quảng Ninh
2) Diễn thế thứ sinh
- Diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có 1 quần xã sinh vật sống
- VD: Diễn thế thứ sinh ở rừng Lim Hữu Lũng – Lạng Sơn
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại 
diễn thế sinh thái
* GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk mục 
II & hình 41.3
- Phân biệt diễn thế nguyên sinh và 
diễn thế thứ sinh? VD minh họa cho 
từng loại diễn thế?
+ HS: Hoàn thành phiếu học tập (bảng 
41 – sgk)
* GV: Bãi lầy ngập mặn ở cửa sông 
Tiên Yên – QN thuận lợi cho rừng 
ngập mặn phát triển. QX tiên phong 
(mắm biển – sức sống cao trên đất 
ngập mặn mới bồi đắp, ưa sáng, rễ 
phát triển có khả năng bám trên đất 
bùn lỏng, chịu mặn cao, mức ngập 
nước sâu) à QX tiếp theo (rừng 
hỗn hợp nhiều loài: sú, đước vòi, vẹt, 
trangcó cây con mọc dưới gốc mắm 
biển) à QX ổn định (vẹt ưu thế do có 
kích thước lớn, vươn cao, tán rộng, rễ 
dày, toả rộng)
III – Nguyên nhân của diễn thế ST
- Nguyên nhân bên ngoài: Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên QX
- Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX, hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân của diễn thế ST
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III 
- Phân biệt nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
+ HS tiếp tục hoàn thành phiếu học tập
IV – Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế Sinh thái
- Nắm được các quy luật phát triển của QXSV à dự đoán được các QX tồn tại trước đó và QX sẽ thay thế trong tương lai à XD kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có biện pháp khắc phục kịp thời những biến đổi bất lợi của môi trường
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV
- Nghiên cứu sự phát triển của diễn thế sinh thái mang lại lợi ích gì cho con người?
- Nêu VD về việc con người khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường
(* GV tích hợp nội dung GD BVMT)
* Phân tích ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK
a) VD1: Điều kiện tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn:
	- Giai đoạn tiên phong: khí hậu khô, nóng; đất không được che phủ nên dễ mất nước và xói mòn, khô và nghèo chất dinh dưỡng
	- Giai đoạn giữa: mặt đất dần dần có thực vật che phủ nên tăng độ ẩm, xói mòn giảm dần và lượng chất dinh dưỡng trong đất tăng cao dần
	- Giai đoạn cuối: Độ ẩm đất và không khí tăng cao, đất màu mỡ
b) VD 2: (Câu lệnh – sgk)
	- Giai đoạn A: Hồ có nhiều nước,đáy có ít mùn bã
	- Giai đoạn B: Lượng mùn bã dưới đáy hồ tăng lên
	- Giai đoạn C: Lượng mùn bã dưới đáy hồ tiếp tục tăng, hồ bị lấp cạn dần và nước hồ ngày càng đục hơn do xói mòn đem 1 lượng mùn, đất hoà tan vào trong nước
	- Giai đoạn D: Giống với giai đoạn C nhưng đáy hồ bị nâng cao hơn, nước cạn dần và hồ biến thành vùng đất trũng
	- Giai đoạn E: Điều kiện tự nhiên trong hồ thay đổi hẳn, chuyển từ hồ nước thành vùng đất trên cạn
* Phiếu học tập (bảng 41 SGK)
Kiểu diễn thế
Sự biến đổi tuần tự qua các giai đoạn
Nguyên nhân
Khởi đầu
Giữa
Cuối
Nguyên sinh
Hình thành QX chưa có hoặc có rất ít SV
Các QXSV biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau & ngày càng phát triển đa dạng
Hình thành QXSV tương đối ổn định
- Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên QX
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX
Thứ sinh
Khỏi đầu ở MT đã có 1 QX phát triển nhưng bị huỷ diệt do tự nhiên hoặc hoạt động khai thác quá mức của con người
1 QXSV mới phục hồi thay thế QXSV bị huỷ diệt, các QXSV biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau
Hình thành 1 QX tương đối ổn định hoặc QX suy thoái
- Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên QX
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX
- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 185 - SGK.
- Đọc trước bài “Hệ sinh thái”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docT44.doc