Giáo án Sinh học 12 tiết 40 đến 48

Giáo án Sinh học 12 tiết 40 đến 48

 LOÀI

I. MỤC TIÊU HỌC TẬP

 * Kiến thức

- Trình bày được các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc và tính chất tương đối của các tiêu chuẩn đó

- Nêu được các ví dụ minh hoạ

 * Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp hình thành kiến thức mới

II. PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP

 Tranh vẽ phóng to hình 46 sgk

 

doc 21 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 tiết 40 đến 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết 30
 Loài
I. Mục tiêu học tập
	* Kiến thức
- Trình bày được các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc và tính chất tương đối của các tiêu chuẩn đó
- Nêu được các ví dụ minh hoạ
	* Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp hình thành kiến thức mới
II. Phương tiện học tập
	Tranh vẽ phóng to hình 46 sgk
III. Tiến trình
ổn định lớp
Bài cũ
Vai trò của quá trình CLTN trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi? Lấy ví dụ minh hoạ?
Bài mới: 
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức:
Loài là gì? Đó là vấn đề được đặt ra từ lâu nhưng dưới ánh sáng sinh học hiện đại mới sáng tỏ. Loài (species) do John Ray (1686) đưa ra.
Làm thế nào để phân biệt các loài thân thuộc với nhau? 
Hoạt động Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Nêu người ta dễ dàng phân biệt chó với mèo, hay lợn và gà và nói rằng chúng thuộc hai loài khác nhau.
Giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về một tính trạng nào đó.
ví dụ:
Rau dền gai: thân có gai
Rau dền cơm: thân không có gai
Không tìm thấy dạng trung gian từ ít gai đến gai nhiều
Vậy có thể phân biệt hai loài thân thuộc dựa vào hình thái được không?
Hs. 
Gv. Nêu ví dụ
Giống muỗi Anopheles maculipenis ở châu âu có 6 loài giống hệt nhau, nhưng chỉ khác về màu sắc trứng, sinh sản, có đốt người hay không, có truyền bệnh sốt rét hay không.
Nòng nọc và cóc, sâu và bướm có hình thái hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại thuộc cùng một loài.
Vậy dựa trên tiêu chuẩn hình thái đã cho kết quả chính xác chưa?
Hs.
Gv. Như vậy tiêu chuẩn hình thái chỉ mang tính tương đối
Gv. Nêu loài voi châu phi sống ở Nam phi, Nam ả rập có trán dô, tai to, đầu vòi có một núm thit, răng hàm có nếp men hình quả trám.
Loài voi ấn độ phân bố ở ấn độ, Malaixia, Đông dương có trán lõm, tai nhỏ, đầu vòi có hai núm thịt, răng hàm có nếp men hình bầu dục.
Quan sát hình 46 em có nhận xét gì?
Gv. Như vậy để phân biệt hai loài thân thuộc còn có thể căn cứ vào tiêu chuẩn nào nữa?
Hs. 
Gv. Nêu ví dụ
Protein trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng của loài ếch hồ miền nam liên xô chịu nhiệt độ cao hơn protein của loài ếch cỏ miền bắc liên xô 3 – 40 
Qua ví dụ đó, việc phân biệt hai loài thân thuộc còn có thể dựa vào tiêu chuẩn nào? Nêu ví dụ?
Hs.
Gv. Thế nào là cách li sinh sản – cách li di truyền?
Hs.
Gv. Vậy có thể căn cứ vào di truyền để phân biệt hai loài thân thuộc được không?
Hs.
Gv. Theo em để phân biệt hai loài thân thuộc cần căn cứ vào những tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn nào là chính xác nhất?
Hs.
Gv. Nêu ví dụ
vịt trời và vịt nhon đuôi là các loài vịt nước ngọt phổ biến ở Bắc bán cầu khi bị nhốt chung chúng có thể giao phối và cho thế hệ lai hữu thụ các thế hệ sau vẫn không mất sức sống. Nhưng trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau, mặc dù làm tổ gần nhau.
Nhiều loài Cóc Bufo giao phối thường xuyên nhưng con lai bất thụ.
Bướm Biston betularia và Biston melanin trông rất khác nhau nhưng chúng giao phối tự do với nhau và cho ra đời con hữu thụ. Do đó chúng là một loài
Qua các ví dụ đó, em có nhận xét gì về việc phân biệt hai loài thân thuộc? 
I. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc
1. Tiêu chuẩn hình thái
- Các cá thể cùng loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau, giữa chúng có thể có những khac biệt nhỏ ở tính trạng này hay tính trạng khác
- Hai loài khác nhau có những gián đoạn về hình thái, nghĩa là sự đứt quãng về một tính trạng nào đó.
Dựa vào sự khác biệt về cấu trúc, hình dạng, màu sắc để phân biệt các loài.
2. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái
- Hai loài thân thuộc có chiếm hai khu phân bố riêng biệt.
- Hai loài thân thuộc có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc hoàn toàn. Mỗi loài thích nghi với những điều kiện sinh thái nhất định.
3. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hoá
Protein tương ứng ở các loài khác nhau được phân biệt ở một số đặc tính vật lí, hoá sinh.
4. Tiêu chuẩn di truyền
Mỗi loài có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình thái, sự phân bố gen trên NST
 Hai loài khác nhau có sự cách li sinh sản và cách li di truyền biểu hiện ở nhiều mức độ: giao phối, thụ tinh, sự phát triển của hợp tử, khả năng sinh sản của con lai.
Các tiêu chuẩn trên chỉ mang tính tương đối, vận dụng tuỳ đối tượng: vi khuẩn, thực vật, động vật. Cách tốt nhất để phân biệt loài không phải là dựa trên các đặc điểm cấu trúc. 
Để biết hai sinh vật có thuộc cùng loài hay không là xem trong tự nhiên chúng có giao phối được với nhau hay không và tạo ra thế hệ sau có hữu thụ hay không.
	4. Củng cố:
	Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc?
Tiết 41. Loài
I. Mục tiêu học tập
	* Kiến thức
	- Nêu được định nghĩa về loài
	- Trình bày được cấu trúc của tổ chức loài và một số 
 đơn vị chủ yếu trong cấu trúc đó (nòi địa lí, nòi sinh 
 thái, nòi sinh học)
	* Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp
II. Phương tiện học tập
III. Tiến trình
ổn định lớp
Bài cũ
Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc? Muốn biết sinh vật trong tự nhiên có phải cùng loài (loài giao phối) hay không cần dựa vào tiêu chí nào là quan trọng nhất?
Bài mới
Gv đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Thế nào là loài?
Hs.
Gv. Theo em với định nghĩa loài như vậy có thể áp dụng cho tất cả các loài sinh vật được không?
Hs.
Gv. Thế nào là quần thể giao phối?
Hs.
Gv. Vì sao quần thể lại được xem là đơn vị sinh sản của loài?
Hs.
Gv. Phân biệt nòi địa lí, nòi sinh thai, nòi sinh học?
Hs.
II. Cấu trúc của loài
1. Định nghĩa loài
Loài giao phối có thể xem loài là một nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác
2. một số đơn vị chủ yếu trong cấu trúc loài
- Quần thể là đơn vị sinh sản của loài và là đơn vị cấu trúc cơ bản của loài.
- nòi địa lí: nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định 
- Nòi sinh thái: nhóm quần thể thích nghi với những đièu kiện sinh thái xác định
- Nòi sinh học: nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hợc trên những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ.
	4. Củng cố:
	Dựa trên kiến thức của bài, mỗi em hãy ra 2 câu hỏi trắc nghiệm?
Tiết: 31- 32
Qúa trình hình thành loài mới
I. Mục tiêu 
	* kiến thức 
	- Định nghĩa được quá trình hình thành loài.
	- Nêu được thực chất quá trình hình thành loài.
	- Trình bày được một số con đường hình thành loài 
 chủ yếu: con đường địa lí, con đường sinh thái, con 
 đường lai xa và đa bội hoá.
Giải thích được vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật 
* kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh, tổng hợp 
II. Phương tiện
	Hình 48 sgk phóng to
III. Tiến trình 
ổn định lớp
bài cũ
Định nghĩa loài? Nêu các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc?
bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Quá trình hình thành đặc điểm t hích nghi có sự tham gia của các nhân tố tiến hoá cơ bản nào?
Hs.
Gv. Quá trình hình thành loài cần có sự tham gia của những nhân tố nào?
Hs. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, CLTN, phân li tính trạng và các cơ chế cách li.
Gv. Thực chất quá tr ình hình thành loài là gì?
Hs.
Gv. 
- Trong thiên nhiên loài tồn tại như một hệ thống quần thể 
- Quần thể là đơn vị cấu trúc cơ bản của loài
- Loài là một tổ chức đa kiểu các cá thể trong loài đa hình về kiểu gen và kiểu hình, các quần thể trong loài khác nhau ở TSTĐ của các alen về một gen tiêu biểu, do đó có tỉ lệ các kiểu hình đặc trưng
Giải thích quá trình hình thành loài có nghĩa là giải thích bằng cách nào mà những biến đổi tiến hoá đầu tiên trong quần thể để cuối cùng đưa đến sựu hình thành những loài, giống, họ và bộ mới và hình thành những chướng ngại cản sự giao phối giữa chúng.
Gv. Hình thành đặc điểm thích nghi mới có dẫn đến hình thành loài mới được không và ngược lại hình thành loài mới có dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi mới không?
Hs. 
- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi mới không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới, đặc điểm thích nghi mạc dù được CLTN tích luỹ nhưng nếu không có cơ chế cách li và phân li tính trạng thì không thể dẫn đến hình thành loài mới.
- Hình thành loài mới bao giờ cũng dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi mới vì thích nghi rồi cộng thêm cơ chế cách li và phân li tính trạng thì sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
Gv. Có những nguyên nhân nào dẫn đến cách li địa lí?
Hs.
Gv. Phân tích ví dụ sgk về chim sẻ ngô.
Hs.
Gv. Thế nào là hình thành loài bằng con đường sinh thái?
Hs.
Gv. Nêu ví dụ sgk
Gv. Thế nào là lai xa? Vì sao cơ thể lai không có khả năng sinh sản hữu tính?
Hs.
Gv. Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở con lai người ta làm như thế nào?
Vì sao đa bội hoá lại khắc phục được trở ngại đó?
I. Định nghĩa quá trình hình thành loài 
Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng bthích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
Quá trình này có sự tham gia các nhân tố cơ bản sau: quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN, phân li tính trạng và các cơ chế cách li.
II. Hình thành loài bằng con đường địa lí
Trong các điều kiện địa lí khác nhau CLTN đã tích luỹ các đột biến, biến dị tổ hợp theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành các nòi địa lí và hình thành loài mới.
III. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
Loài mới được hình thành ngay trong khu phân bố của quần thể gốc
Quần thể gốc trong các điều kiện sinh thái khác nhau CLTN đã tiến hành theo hướng thích nghi dẫn đến hình thành các nòi sinh thái và loài mới.
IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
Trong lai xa con lai thường bất thụ do sự sai khác của bộ NST hai loài
Khi đa bội hoá thế hệ lai có khả năng hữu thụ
Đây là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật
Kết luận:
Ngoài ba phương thức hình thành loài đã nêu trên còn nhiều phương thức khác: dù theo phương thức nào thì loài mới không xuất hiện với một đột biến mà là sự tích luỹ một tổ hợp nhiều đột biến,loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại phát triển như là mọt khâu trong hệ sinh thái đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của CLTN.
Củng cố: Nêu định nhĩa quá trình hình thành loài
 Nêu các con đường hình thành loài? ví dụ minh hoạ?
Hóa Tiến, ngày 02 tháng 02 năm 2009
 BGH
Tiết 43. nguồn gốc chung và chiều hướng
tiến hoá của sinh giới
I. Mục tiêu học tập
	* Kiến thức
- Trình bày được sơ đồ phân li tính trạng và ý nghĩa của nó.
- Giải thích được sự hình thành các nhóm phân loại và nguồn gốc chung của các loài.
- Trình bày được nguyên nhân và hệ quả của sự đồng qui tính trạng .
- Trình bày được chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
	* Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích so sánh, tổng hợp kiến thức
II. Phương tiện 
	Sơ đồ hình 49 sgk phóng to
III. Tiến trình 
ổn định lớp
bài cũ
	Trình bày các con đường hình thành loài mới?
3. bài mới	
Giáo viên dặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Quá trình PLTT là gì?
Hs.
Gv. Nguyên nhân của PLTT?
Hs.
Gv. Kết quả của PLTT?
Hs.
Gv. ý nghĩa của PLTT?
 ... v. Từ những điểm giống nhau đó cho phép rút ra điều gì?
Hs.
Gv. Nghiên cứu sgk và các hình 54 hãy cho biết vượn người và người có những điểm nào giống nhau?
Hs.
Gv. Từ đó có thể rút ra kết luận gì?
Gv. Trình bày các điểm khác nhau giữa người và vượn người?
Hs.
Gv. Từ đó rút ra kết luận gì?
Hs.
I. Những điểm giống nhau giữa người và thú
- Giống nhau về thể thức cấu tao
 Bộ xương đều gồm 3 phần: Xương đầu, xương mình và xương chi
- Người có các cơ quan thoái hoá (di tích của các cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống.
- Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật
Kết luận:
Những dấu hiệu trên chứng minh mối quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống, đặc biệt quan hệ rất gần gũi giữa người với thú
II. Sự giống nhau giữa người và vượn người
- Giống người về hình dạng và kích thước: cao khoảng 1,5-2m, nặng 700-200kg, không có đuôi, có thể đứng trên hai chân sau, xương sống có 12-13 đôi xương sườn, 5-6 đốt sống cùng, 32 răng
- Vượn người cũng có 4 nhóm máu như người
- Kích thước và hình dạng tinh trùng, cấu tạo của nhau thai giống nhau. 
- AND của người và tinh tinh giống nhau ở 92% các cặp nuclêôtit.
- Bộ não của vượn người khá to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. 
- Hoạt động thần kinh của chúng hơn hẳn mọi động vật khác.
Kết luận:
Những điểm giống nhau chứng tỏ vượn người và người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
III. Sự khác nhau giữa người và vượn người
- Vượn người đi lom khom, cột sống cong hình cung, lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp. Tay dài hơn chân, gót chân không kéo dài ra sau, ngón chân dài, ngón cái đối diện với các ngón khác
- Nguồn thức ăn chủ yếu của vượn người là thực vật. Bộ răng thô, răng nanh phát triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn
- Não vượn người còn bé, ít nếp nhăn, thuỳ trán ít phát triển, mặt dài và lớn hơn hộp sọ. 
Kết luận:
Những điểm khác nhau chứng tỏ vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của người. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung là các vượn người hoá thạch và đã tiến hoá theo hai hướng khác nhau. 
 3. Củng cố
	Hãy chứng minh người và vượn người ngày nay có chung một gốc chung?
Tiết 46. các giai đoạn chính trong quá trình
Phát sinh loài người
I. Mục tiêu
	* Kiến thức
- Nêu được các bằng chứng trực tiếp về quá trình phát sinh loài người từ vượn người hoá thạch.
- Nêu được những biến đổi đặc điểm sinh học trên cơ thể và hoàn thiện công cụ lao động qua các giai đoạn: Vượn người hoá thạch, Người tối cổ, Người cổ, Người hiện đại.
- Phân tích các sai khác cơ bản trong cấc giai đoạn phát sinh loài người.
- Từ các sự kiện điển hình khái quát thành luận điểm lí thuyết về nguồn gốc loài người.
	* Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá thành kiến thức mới.
II. Phương tiện dạy học
Sơ đồ phát sinh các vượn người ngày nay và người phóng to
Hình 59. 61. 62 sgk 
III. Tiến trình dạy học
ổn định lớp
Bài cũ
	Hãy chứng minh người và vượn người ngày nay có chung một gốc chung?
Bài mới
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức
Tài liệu của các di cốt của các loài linh trưởng có rất ít. Có lẽ do các loài linh trưởng sống trong các rừng nhiệt đới, ở đó do điều kiện khí hậu các di cốt động vật thường bị phân huỷ rất nhanh trước khi trở thành hoá thạch.
Từ các hoá thạch điển hình dựa trên các di cốt không đầy đủ, căn cứ vào qui luật giải phẫu – hình thái học mà người ta suy đoán, khôi phục lại hình thái, đặc điểm sinh học trên cơ thể và rút ra những đặc điểm sinh học và sự sai khác cơ bản qua các giai đoạn.
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Treo tranh hình 60
Các số thứ tự từ 1-8 trong sơ đồ cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc giữa người với vượn người ngày nay như thế nào?
Hs.
Gv. Hãy mô tả vượn người hoá thạch? Từ Parapitec đã sinh ra các vượn người nào?
Hs.
Gv. Nhánh phát sinh loài người qua dạng trung gian nào? Đặc điểm về hình thái và hoạt động của dạng trung gian đó?
Hs.
Gv. Người tối cổ Pitêcantrôp có đặc điểm như thế nào?
Hs.
Gv. Người tối cổ Xinantrôp có những điểm giì giống và khác với người tối cổ Pitêcantrôp? ý nghĩa của điểm giống và khác nhau đó?
Hs.
Gv. Người cổ Nêanđectan có đặc điểm về hình thái và hoạt động như thế nào?
Hs.
Gv. Việc phân chia công việc trong đàn người cổ chứng tỏ điều gì?
Hs.
Gv. Người hiện đại Crômanhôn có đặc điểm giì khác với người tối cổ?
I. Vượn người hoá thạch
- Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là Parapitec sống ở giữa kỉ thứ 3, cách đây khoảng 30 triệu năm, có đặc điểm:
+ kích thước bằng con mèo, có đuôi, mặt khá ngắn, hộp sọ khá lớn
+ Sử dụng chi trước vào nhiều hoạt động như cầm nắm thức ăn, bóc vỏ quả.
- Từ parapitec đã pát sinh ra: vượn, đười ươi ngày nay và Đriôpitec đã tuyệt diệt. Một nhánh khác dẫn tới loài người qua một dạng trung gian đã tuyệt diệt là Ôxtralôpitec.
II. Người tối cổ
Người tối cổ Pitêcantrôp sống cách đây 80 vạn- 1 triệu năm có đặc điểm:
+ Cao 170cm, hộp sọ 900-950cm3 , trán còn thấp và vát về phía sau, gờ trên hốc mắt còn nhô cao, xương hàm thô, chưa có lồi cằm.
+ Xương đùi thẳng chứng tỏ đi thẳng, tay chân đã có cấu tạo gần giống người
+ Biết chế tạo công cụ bằng đá
- Người tối cổ Xinantrôp bề ngoài giống Pitêcantrôp: Trán thấp, gờ lông mày cao, hàm to, răng thô, chưa có lồi cằm
- Tuy nhiên hộp sọ đã đạt tới 850-1220cm3 phần nào trái rộng hơn não phải 7mm, chứng tỏ Xiantrôp thuận tay phải trong lao động.
- Biết dùng lửa, biết săn thú
III. Người cổ Nêanđectan
- Kích thước trung bình 155-166cm, hộp sọ 1400cm3, xương hàm đã gần giống với người
- Có lồi cằm chứng tỏ tiếng nói đã phát triển
- Công cụ lao động khá phong phú
- Biết dùng lửa để thông báo, sống thành từng đàn 50-100 người, đàn ông đi săn, đàng bà trẻ em đi hái quả, người già chế tạo công cụ
IV. Người hiện đại Crômanhôn
- Sống cách đây 3-5 vạn năm
- Kích thước 180cm, sọ 1700cm3 trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ, có hình dáng giống hệt chúng ta ngày nay, chỉ khác là răng họ to khoẻ và mòn nhiều
- Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ khá tinh xảo
- Người Crômanhôn đã chuyển từ tiến hoá sinh học sang các giai đoạn tiến hoá xã hội
- Quá trình phát triển của loài người đã phân hoá thành một số chủng tộc
4. Củng cố: Nêu 4 giai đoạn phát sinh loài người. Đặc điểm của mỗi giai đoạn?
Tiết 47. các nhân tố chi phối quá trình
Phát sinh loài người
I. Mục tiêu
	* Kiến thức
- Nêu được các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người. Những biến đổi quan trọng trên cơ thể trong quá trình trên.
- Chứng minh vai trò lao động làm cho con người thoát khỏi loài vật
- Nêu được các nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người
	* Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá
II. Phương tiện dạy học
III. Tiến trình dạy học
ổn định lớp
Bài cũ
Nêu 4 giai đoạn phát sinh loài người. Đặc điểm của mỗi giai đoạn?
Bài mới
Gv đặt vấn đề nhận thức
Hoạt động của Gv.Hs
Nội dung khoa học
Gv. Đacuyn và quan niệm ăngghen quan niệm sự phát sinh loài người như thế nào?
Hs.
Gv. Thế nào là công cụ?
Hs.
Gv. Thế nào là hoạt động lao động?
Hs.
Gv. Vì sao hoạt động lao động là ranh giới phân biệt giữa người với động vật?
Hs.
Gv. Trình bày các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người?
Hs.
I. Một số quan niệm về các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người
- S.Đacuyn cho rằng quá trình phát sinh loài người bị chi phối bởi các nhân tố sinh học là biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên
- F,ăngghen cho rằng các nhân tố sinh học chưa đủ mà phải thêm vai trò chủ đạo của các nhân tố xã hội
II. Lao đông- đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật
- Công cụ là khái niệm chỉ một bộ phận ngoài cơ thể động vật có vai trò trung gian giữa cơ thể động vật với đối tượng tác động của nó.
- Lao động là quá trình chế tạo công cụ có ý thức và sử dụng vào mục đích nhất định.
- Nhờ lao động nên bớt phụ thuộc vào tự nhiên, cải tạo hoàn cảnh, nhờ lao động mà lấy được từ tự nhiên nhiều hơn tự nhiên ban cho.
III. Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người
1. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động
Điều kiện tự nhiên thay đổi vượn người ngày càng tiến ra nơi trống trải
Dáng đứng thẳng đã kéo theo hàng loạt biến đổi hình thái, cấu tạo trên cơ thể vượn người. Hệ quả quan trọng nhất là hai chi trước được giải phóng khỏi chức năng di chuyển.
2. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết
- Lao động trong tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi ý kiến
- sự phát triển tiếng nói và chữ viết đã tạo điều kiện cho các thế hệ loài người truyền đạt kinh nghiệm đấu tranh thiên nhiên và xã hội, tiết kiệm được công sức mò mẫm tự phát.
3. Sự phát triển của bộ não
Bộ não người có khả năng phản ánh thực tại khách quan dưới dạng trừu tượng khái quát, trên cơ sở đó hình thành ý thức
4. Sự hình thành đời sống văn hoá
4. Củng cố: 
	Vì sao hoạt động lao động là ranh giới phân biệt giữa người với động vật?
Trình bày các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người?
Hs.
Tiết 48. sinh học hiện đại - đặc điểm
và triển vọng
Nội dung cơ bản
I. Đối tượng - nhiệm vụ và sự phát triển của sinh học
1. Đối tượng - nhiệm vụ
- Đối tượng là sự sống một dạng vật chất phức tạp, vì vậy so với các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, hoá học, địa chất học thì sinh học là ngành ra đời và phát triển muộn hơn. Đã phát triển từ trình độ mô tả đến trình độ thực nghiệm rồi đến trình độ lí thuyết.
- Nhiệm vụ là tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể sống giải thích bản chất của hiện tượng sông, khám phá các qui luật phát sinh phát triển của sinh giới.
2. Sự phân hoá của sinh học trong quá trình phát triển
Có 3 hướng
	- Mỗi bộ môn chuyên nghiên cứu một bộ phận của giới: Thực vật học, Động vật học, Vi sinh học, Virut học. Mỗi ngành lại chia thành những bộ môn nhỏ
	- Mỗi bộ môn chuyên nghiên cứu một mặt của tổ chức sống bằng những phương pháp riêng. Từ đó hình thành phân loại học, hình thái học, giải phẫu học, sinh lí học, sinh thái học, di truyền học,.
	- Mỗi bộ môn nghiên cứu sự sống ở một cấp độ tổ chức khác nhau. 
II. Sinh học hiện đại và triển vọng
1. Đặc điểm của sinh học hiện đại
Cuộc cách mạng trong sinh học ngày nay gắn liền vói sự xuất hiện 3 công cụ nghiên cứu quan trọng ở những năm 40 của thế kỉ XX và sau đó không ngừng phát triển: 
Kính hiển vi điện tử với độ phóng đại hàng chục vạn lần đến triệu lần.
Máy li tâm siêu tốc
Phương pháp dùng tia X
Đặc điểm nổi bật:
Nghiên cứu sự sống ở nhiều cấp độ
Có sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các lí thuyết và các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
2. Sinh học hiện đại đang thực sự trở thành khoa học điều khiển, cải tạo sinh vật
3. Triển vọng của sinh học hiện đại với thực tiễn
- Điều khiển, định hướng tính di truyền của sinh vật, tạo ra những giống VSV, cây trồng ,vật nuôi có sản lượng cao, phẩm chất tốt
- Nắm vững quy luật hình thành loài, quy luật phát triển của các quần xã và hệ sinh thái, vận dụng có ý thức và có hiệu quả vào bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
- Chẩn đoán, ngăn ngừa các bệnh tật di truyền bẩm sinh, phát triển di truyền y học tư vấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 12 Ky II phan 2.doc