-Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gene.
-Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gene.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
07/09/2009 Tiết thứ: 4 Bài 4: ĐỘT BIẾN GENE (Gene mutation) I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gene. -Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gene. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới: -Kiến thức trọng tâm: Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gene. -Khái niệm mới: Đột biến điểm, allele, tần số đột biến gene, thể đột biến. III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: -Sơ đồ phóng to hình 4.1 và 4.2 SGK trang 20. IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là điều hoà hoạt động của gen ? - Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac 3.Tổ chức học bài mới: GV (Đặt vấn đề): Có phải con sinh ra hoàn toàn giống bố mẹ, ông bà, tổ tiên ? HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Nghiên cứu khái niệm đột biến gene GV: Đột biến gene là gì ? GV: Hãy kể tên các dạng đột biến gene ? GV: (Khắc sâu) Dạng đột biến gene nào nguy hiểm hơn ? Giải thích ? GV: (Giải thích lại một số khái niệm cơ bản) HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu nguyên nhân, nghiên cứu cơ chế phát sinh đột biến gene GV: Nguyên nhân nào gây nên ĐB gene ? GV: Khả năng xuất hiện ĐB gene phụ thuộc vào yếu tố nào ? GV: Khi G bình thường có 3 liên kết H, khi biến đổi sạng dạng hiếm có 2 liên kết H thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ở lần nhân đôi tiếp theo ? HOẠT ĐỘNG 3 Tìm hiểu hậu quả, ý nghĩa của đột biến gene GV: ĐB gene gây hậu quả gì ? Vì sao ? GV: (Khắc sâu) Vì sao nói ĐB gene là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá và chọn giống ? GV:(Khắc sâu) Tại sao nói ĐB gene là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá và chọn giống ? *Đột biến: Là những biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền. I.KHÁI NIỆM 1.VD: Bệnh máu hồng cầu hình liềm: Thay thế cặp A-T bằng cặp GºC, làm aa thứ 6 trong chuỗi β là glutamic bị thay thế bằng valin. 2.Định nghĩa: Là những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan đến một một vài cặp nucleotide. 3.Phân loại: a.Đột biến thay thế một cặp nucleotide b.Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotide 4.Một số khái niệm: -Allele: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gene. -Thể đột biến: Là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. II.NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ PHÁT SINH 1.Nguyên nhân: -Ngoại cảnh: Tác động lý, hoá, sinh -Trong cơ thể, tế bào: Rối loạn các quá trình sinh lý, hoá sinh. ] ĐB gene phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng, cường độ cũng như đặc điểm cấu trúc của gene. 2.Cơ chế: a.Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi DNA -Base dạng thường: -Base dạng hiếm: Dạng hỗ biến. Dạng thường D Dạng hiếm ] ĐB b.Tác động của các yếu tố gây đột biến -Vật lý: -Hoá học: -Sinh học(1 số virut) : gây đột biến gen III.HẬU QUẢ, Ý NGHĨA 1.Hậu quả: Có lợi, có hại hoặc trung tính tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như từng tổ hợp kiểu gene. 2.Ý nghĩa: a.Tiến hoá: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. b.Chọn giống: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống. 4.Củng cố: phân biệt đột biến và thể đột biến Đột biến gen là gì? Được phát sinh như thế nào - minh hoạ cho những hậu quả của các dang đột biến gen bằng sơ đồ Mạch gốc : - XGA – GAA –TTT –XGA - m A RN -GXU –XUU –AAA –GXU- a.a -ala –leu –lys –ala- thay A=X Mạch gốc : -XGA –GXA –TTT –XGA -GXU –XGU –AAA –GXU a.a -ala –arg –lys –ala 5.BTVN: -Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới.
Tài liệu đính kèm: