Giáo án Sinh học 12 - Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ cho quần thể

- Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể

- Lấy được ví dụ minh hoạ và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của của các mối quan hệ đó.

2) Kỹ năng:

 - Phân tích các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

III – Trọng tâm bài học:

 - Khái niệm về quần thể sinh vật

 - Quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh trong quần thể.

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 891Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 39: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 39 
quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ cho quần thể
- Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể
- Lấy được ví dụ minh hoạ và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của của các mối quan hệ đó.
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái niệm về quần thể sinh vật
	- Quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh trong quần thể.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm MTS của sinh vật, các loại môi trường sống. Phân tích được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật ?
- Khái niệm giới hạn sinh thái. Khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. Lấy ví dụ minh hoạ?
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
- QTSV: Tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ sau.
- Quá trình hình thành quần thể
+ Một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới
+ Các cá thể thích nghi với môi trường sống
+ Hình thành mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể à Quần thể ổn định
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
* GV dẫn dắt: Các cá thể không thể tồn tại 1 cách độc lập mà phải sồng trong 1 tổ chức xác định mới có thể sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nguồn thức ăn từ MT. Tổ chức đó là
- Quần thể SV là gì? Cho ví dụ
+ HS:
* GV cho HS làm bài tập xác định QT, không phải QT?
+ QT: Voi ở khu bảo tồn Yokcđon, Cá trắm cỏ trong ao, , Sen trong đầm, ốc bươu vàng ở ruộng lúa, Sim trên đồi
+ Không QT: Cá rô phi đơn tính trong hồ, Các cây ven hồ, Chuột trong vườn, Chim ở luỹ tre làng, bèo trên mặt ao
* GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và đưa ra các bước hình thành QT
+ HS: Có 3 bước
II – Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Gồm: Quan hệ hỗ trợ
 Quan hệ cạnh tranh
1) Quan hệ hỗ trợ
- Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống: đảm bảo quần thể thích nghi tốt hơn với ĐKS, khai thác nguồn sống tốt hơn
- ý nghĩa: Tăng khả năng sống sót và sinh sản
- Thể hiện qua hiệu quả nhóm
2) Quan hệ cạnh tranh
- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, nguồn sống của MT không đủ cung cấp cho các cá thể dẫn đến:
+ Cạnh tranh giành quyền sống
+ Tăng mức tử vong
+ Giảm mức sinh sản
ố Kích thước của quần thể giảm
- Các VD về cạnh tranh
+ Giành ánh sáng, chất dinh dưỡng
+ Giành TĂ, nơi ở
- Cạnh tranh là sự thích nghi của QT với MTS
* Chú ý: Trong QT còn các kiểu quan hệ
- Ký sinh cùng loài
- ăn thịt đồng loại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
* GV giới thiệu về các mối quan hệ trong quần thể. Sau đó yêu cầu HS nghiên cứu SGK
- Quan hệ hỗ trợ là gì? ý nghĩa?
+ HS:
* GV cho HS thực hiện lệnh - 158
Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ
ý nghĩa
Nhóm các cây bạch đàn
Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão
Các cây thông nhựa liền rễ nhau
Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn
Chó rừng bắt mồi và tự vệ tốt hơn
..
* GV bổ sung TT: (SNC và SCB)
* GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk
- Quan hệ canh tranh giữa các cá thể xuất hiện khi nào? Hậu quả của quan hệ này?
+ HS :
- Có phải lúc nào quan hệ cạnh tranh cũng là có hại ?
+ HS: Không.
* GV cho HS đưa ra các VD dẫn chứng:
+ HS:
* GV cho HS thực hiện lệnh - 159
* GV cung cấp TT về các kiểu quan hệ khác trong QT
* GV tích hợp nội dung GDMT: Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể có vai trò trong việc giữ ổn định trong QT, giữ cân bằng trong hệ sinh thái
- Rèn thói quen nuôi trồng hợp lý, đúng mật độgiảm sự cạnh tranh quá mức.
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
* Câu lệnh – sgk – 159
	- Các hình thức cạnh tranh cùng loài phổ biến: Cạnh tranh giành nguông sống như : nơi ở, ánh sáng, dinh dưỡng.. giữa các cá thể trong quần thể ; Cạnh tranh giữa các con đực tranh giàn con cái
	- Nguyên nhân: Do nơi ở chật chội và thiếu TĂ.Dẫn tới những cá thể mạnh khoẻ có sức sống cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải (bị chết, bị ăn thịt hoặc phát tán đi nơi khác), mật độ cá thể trong duy trì ở mức phù hợp
	- Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa ở thực vật: các cây mọc gần nhau nên thiếu AS, chất dinh dưỡngkhi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau AS< nước và muối khoáng
	+ Tự tỉa bỏ bớt các cây yếu hơn: Những cây có khả năng vươn lên cao và hệ rễ phát triển mạnh, lấy được nhiều AS, nước, muối khoángsẽ tồn tại và chiếm cứ phần tren cao của tán rừng. Ngược lại hàng loạt cây sống dưới tán cây khác do thiếu AS và chất dinh dưỡng sẽ sớm bị chết. Mật độ cây còn lại được điều chỉnh ở mức độ phù hợp
	+ Hiện tượng tỉa cành tự nhiên: Các cành phía dưới của những cây sống sót tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp được ít chất hữu cơ. Lượng chất HC mà cây tích luỹ không đủ bù lại lượng chất HC tiêu hao trong hô hấp, cành cây thiếu nước nên khô héo dần và sớm rụng.
	- Nguyên nhân và hậu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn:
	+ Do sự cạnh tranh về nơi ở, TĂ, con đực tranh giành con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với 1 số lượng cá thể nhất định trong đàn
	+ Hiệu quả của việc phát tán cá thể làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn TĂ, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm.
Câu 1 – SGK
	- B, C, G, H
Câu 3 – SGK
	- Mối quan hẹ hỗ trợ trong loài, nhờ đó bò rừng cảnh giác với kẻ thù rình rập xung quanh và chống lại chúng tốt hơn
	- Lối sống bầy đàn ở ĐV đem lại những lợi ích
	+ Tìm mồi, tìm nơi ở và chống kẻ thù hiệu quả hơn
	+ Khả năng gặp các cá thể khác giới cao hơn
	- Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp (con đầu đàn). Những cá thể thuộc đẳng cấp trên luôn chiếm ưu thế, những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phân sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 159 - SGK.
- Đọc trước bài “Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docT39.doc