Giáo án Sinh học 12 - Tiết 38: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 38: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm MTS của sinh vật, các loại môi trường sống.

- Phân tích được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật

- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Cho ví dụ minh hoạ

- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. Lấy ví dụ minh hoạ

2) Kỹ năng:

 - Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 38: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần bảy: Sinh thái học
Chương I: cá thể và quần thể sinh vật
Giáo án số: 38: 
môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm MTS của sinh vật, các loại môi trường sống.
- Phân tích được ảnh hưởng của 1 số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Cho ví dụ minh hoạ
- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. Lấy ví dụ minh hoạ
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái niệm về MTS của sinh vật, phân biệt 2 nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường sống.
	- Khái niệm về ổ sinh thái và giới hạn sinh thái
	- Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường sống.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Sau bài kiểm tra 1 tiết, không kiểm tra
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
* MTS : - Tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật
- Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới SV
- ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, hoạt động của sinh vật
* Các loại MTS:
- MT đất:
- MT nước:
- MT trên cạn:
- MT sinh vật:
* Nhân tố sinh học (nhân tố sinh thái): Tất cả các nhân tố MT có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật
- NTVS: Nhân tố vật lý và hoá học của MT xung quanh SV
- NT hữu sinh: + TG hữu cơ trong đất
+ Mối quan hệ SV – SV (quan trọng là con người)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phát vấn
- Môi trường sống là gì ?
+ HS:
(GV cung cấp thông tin: SNC – Mỗi loài SV đều có MTS sống đặc trưng
- Có những loại môi trường sống nào?
+ HS:
(GV cung cấp TT về các loại môi trường – SNC và SGV)
- Nhân tố sinh thái (nhân tố sinh học) là gì?
+ HS:
- GV giới thiệu về các yếu tố thuộc NTVS và NTHS và các thông tin ổ sung (SGV)
* GV tích hợp nội dung BVMT: ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố vô sinh à hữu sinh trong MTS tới đời sống SV, con người có ảnh hưởng lớn
II – Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1) Giới hạn sinh thái
- Là khoảng giá trị xác định của 1 NTSH mà tại đó SV tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian.
+ Khoảng thuận lợi: SV thực hiện chức năng sống tốt nhất
+ Khoảng chống chịu: ức chế cho hoạt động sinh lý của SV
2) ổ sinh thái
- KN: Là không gian ST mà ở đó tất cả các NTST của MT nằm trong giới hạn ST cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
- Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
* GV sử dụng sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ cá rô phi và phát vấn:
- Giới hạn ST? Khoảng thuận lợi? Khoảng chống chịu?
* GV bổ sung TT: - SNC. GV yêu cầu HS lấy được các VD khác. (TK SCB)
* GV yêu cầu HS đọc kn – ổ sinh thái trong sgk.
- Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái
* GV bổ sung thông tin và VD: SNC + SGV
III – Sự thích nghi của SV với MT sống
1) Thích nghi của SV với AS
a/ Đối với thực vật
- Hình thái: Thường mọc cong về phía AS 
- Sinh trưởng và phát dục: Khi IAS tăng à QH của cây đạt CĐ vào buổi trưa và sau đó giảm dần
- Dựa vào nhu cầu AS khác nhau chia TV
+ Nhóm cây ưa sáng: Lá dày, xanh nhạt
+Nhóm cây ưa bóng: Lá mỏng, xanh đậm
+ Nhóm cây chịu bóng: Phát triển được cả những nơi giàu AS và nơi ít AS
b/ Đối với động vật
- Giúp ĐV định hướng được trong không gian
- ảnh hưởng tới ST – PD của ĐV
- ĐV thích nghi với các chế độ AS khác nhau
+ Nhóm ĐV ưa hoạt động ban ngày : chịu được giới hạn rộng độ dài sóng, I và thời gian chiếu sáng.
+ Nhóm ĐV ưa hoạt động ban đêm: sống trong hang, đất hoặc đáy biển sâu
2) Thích nghi của SV với nhiệt độ
- ảnh hưởng đến hình thái và sinh thái của SV
- ảnh hưởng tới tốc độ của các quá trình sinh lý trong cơ thể SV
- Theo thân nhiệt, chia ĐV:
+ Đẳng nhiệt
+ Biến nhiệt
- Quy tăc thích nghi của SV với nhiệt độ MT
* Quy tắc về kích thước cơ thể (QT Becman)
- ĐV hằng nhiệt ở vùng ôn đới có kích thước lớn hơn vùng nhiệt đới ấm áp.
* Quy tắc về kích thước các bộ phận: tai, đuôi, chi của cơ thể
- ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi < vùng nóng
ố Tỷ lệ S/V giảm theo nhiệt độ
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự thích nghi của SV với 1 số nhân tố trong môi trường
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
- GV đưa ra các VD à HS tự rút ra sự ảnh hưởng của AS đến các mặt của đời sống thực vật (SCB)
- GV: Dựa vào đâu để phân biệt các nhóm cây: Ưa sáng, ưa bóng, chịu bóng? Lấy VD?
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
- GV đưa ra các VD à HS tự rút ra sự ảnh hưởng của AS đến các mặt của đời sống động vật (SCB)
- GV: Dựa vào đâu để phân biệt các nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày, ưa hoạt động ban đêm? Lấy VD?
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và chỉ ra các mặt trong đời sống của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ (TK – SCB & SNC)
- Phân biệt ĐV:
+ Đẳng nhiệt
+ Biến nhiệt
là dựa vào đâu?
- GV giới thiệu về quy tắc Becman và quy tắc sau đó yêu cầu HS thực hiện lệnh – sgk.
+ HS: Lấy được các VD tương tự
* GV tích hợp nội dung BVMT : Rèn luyện kỹ năng, phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng ý thức bảo vệ MT thiên nhiên
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:	
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 154 & 155 - SGK.
- Đọc trước bài “Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docT38.doc