Giáo án Sinh học 12 - Tiết 34, Bài 32: Nguồn gốc sự sống - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 34, Bài 32: Nguồn gốc sự sống - Trần Thị Phương Anh

-Trình bày được thí nghiệm của Miller.

-Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ.

-Giải thích được cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã.

-Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1544Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 34, Bài 32: Nguồn gốc sự sống - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28/11/2008
Tiết thứ: 34
Bài 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
(The origin of life)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được thí nghiệm của Miller.
-Giải thích được các thí nghiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ.
-Giải thích được cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã.
-Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Quá trình tiến hoá hoá học.
-Khái niệm khó, mới: coacerva, tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 - Hình 32 phóng to.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Quan niệm hiện đại về những dấu hiệu đặc trưng của sự sống ? Vật chất vô cơ khác vật chất hữu cơ ở đặc điểm nào ?
-Quan niệm hiện đại về những dấu hiệu đặc trưng của sự sống, những thuộc tính nào là độc đáo riêng của cơ thể sống.
 2.Đặt vấn đề:
Toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc, một tổ tiên. Vậy quá trình hình thành nên tổ tiên chung đó đã diễn ra như thế nào ?
Chương II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
 3.Tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/c quá trình tiến hoá hoá học
GV: Quan sát tranh, cho biết trong khí quyển nguyên thuỷ tồn tại những chất khí nào ?
GV: Dưới tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên hình thành những hợp chất nào ?
GV: Sơ đồ hoá cơ chế hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ ?
GV: (Đưa dẫn chứng và hướng dẫn học sinh phân tích).
GV: Cơ chế trùng phân các đại phân tử hữu cơ phức tạp diễn ra như thế nào ? Kết quả là gì ?
GV: N/c SGK, thảo luận: Quá trình hình thành RNA và quá trình hình thành DNA từ RNA diễn ra như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2
N/c quá trình tiến hoá tiền sinh học
GV: Vì sao có sự tạo thành các giọt polysome và coacerva ?
GV: Hình thành lớp màng có tác dụng gì ?
GV: Vì sao chỉ có giọt coacerva có tương đối đầy đủ các dấu hiệu của sự sống ?
GV: Tại sao nói coaxecva có mầm sống của sự sống ?
I.TIẾN HOÁ HOÁ HỌC - Tiến hoá phân tử
1.Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
a.Thí nghiệm:
-Thí nghiệm của Miller và Urey.
b.Cơ chế: Nhờ nguồn năng lượng trong tự nhiên
NH3, CH4, C2N2, CO2, H20 " C,H " C,H,O " C,H,O,N → acid amine, ribonucleotide, nucleotide.
[ Nặng " theo nước mưa " biển: Đầy chất hữu cơ hoà tan.
2.Trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ phức tạp
a.Thí nghiệm:
-Chiếu tia tử ngoại qua hỗn hợp: Hơi nước, CH4, amoniac, carbon oxide → Các acid amine →(150-180oC) Các mạch polypeptide.
b.Cơ chế:
(Nối tiếp giai đoạn 1)
 →aa " pr đơn giản" pr phức tạp
 →ribonucleotid " RNA → DNA : acid nucleic
 →glucose →carbohydrate.
 →lipid
2.TIẾN HOÁ TIỀN SINH HỌC : Hình thành mầm mống của sự sống – Coacerva.
a.Nguyên nhân: 
Đặc tính của lipid kị nước → hình thành lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ→Các giọt khác nhau.
b.Cơ chế:
-Từ các hợp chất hữu cơ cao phân tử hoà tan, đã hình thành nên cácgiọt dịch keo hữu cơ.
Acid nucleic, protein, carbohydrate, lipid → (CLTN) → đã hình thành nên các giọt:
+→Các giọt coacerva: Có dấu hiệu sơ khai của TĐC, tăng kích thước, sinh sản, duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch.
+→Các giọt polysome (lipid + hchc khác).
] Quá trình phát sinh sự sống: Là quá trình tiến hoá của của các hợp chất carbon, dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử protein và acid nucleic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
 4.Củng cố
-Sơ đồ hoá quá trình phát sinh, phát triển của sự sống ? 
 5.Kiểm tra đánh giá:
-CLTN đã chọn lọc định hướng hình thành nên các tế bào sơ khai coacerva như thế nào ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
-Stanley Miller and Harold Urey.
-Precellular evolution: Tiến hoá hóa học.
-Organismal evolution: Tiến hoá sinh học.
-Coacerva
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-Thí nghiêm Urey–Miller hoặc thí nghiệm Miller–Urey là cuộc thí nghiệm bắt chước giả thuyết về hoàn cảnh như núi lửa ở Trái Đất mới và kiểm tra tạo sinh phi sinh học (abiogenesis) xảy ra hay không. Nó được thực hiện bởi Stanley Miller và người thầy của ông, Harold Urey, vào năm 1953.
Trong thí nghiệm kinh điển này, các nhà nghiên cứu đã cố gắng mô phỏng lại quá trình hình thành vật chất tạo ra sự sống. Miller và Urey đã đổ nước đầy nửa một bình thót cổ 5 lít và dùng một ống thủy tinh để nối nó với một bình thót cổ khác đặt phía trên có chứa những điện cực làm bằng volfram (tungsten). Sau đó, họ trộn hổn hợp khí metan, hiđrô, amoniac vào trong nước của bình thót cổ phía dưới. Đun nóng bình này đến khi xảy ra hiện tượng hóa hơi và bắt nó liên tục nạp điện được phóng ra từ các điện cực của bình thót cổ đặt phía trên. Hỗn hợp khí được làm nguội, ngưng tụ và dẫn ngược trở lại vào bình thót cổ đầu tiên để tiếp tục chu trình trên. Bằng cách này, họ đã tái tạo lại được những điều kiện khí quyển ban đầu của trái đất mà họ cho rằng từ đó bão điện từ được sinh ra. Trong vòng một giờ, nước trong bình chuyển sang màu cam. Sau một tuần, họ quan sát thấy 15% cacbon đã chuyển thành hợp chất hữu cơ. Sau vài tuần, chất lỏng trong bình thót cổ trở nên sẩm màu và dần dần chuyển thành màu nâu thẫm. Khi phân tích chất này, Miller và Urey phát hiện một lượng lớn axít amin (amino acid) chứa trong nó, một thành phần trong cấu trúc cơ bản của khối vật chất sống. Sau đó, họ đưa ra một giả thuyết cho rằng axít amin được tạo ra trong phòng thí nghiệm tiểu biểu cho hỗn hợp hóa chất có trong đại dương vào thửa ban đầu của Trái Đất. Hơn nữa, từ các thiên thach giàu cacbon một lượng axít amin đã được thêm vào trong hỗn hợp của đại dương lúc sơ khai.
Thí nghiệm đã thiết lập được quy trình tự nhiên tạo ra khối vật chất sống mà không đòi hỏi sự sống và nó đã khởi nguồn cho nhiều nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc sự sống.
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Miller và Urey:
Ngày 5 tháng 12 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-34-Lesson 32-The origin of life.doc