Tiết 33. TIẾN HOÁ LỚN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được sự phân li tính trạng và sự hình thnàh các nhóm phân loại.
- Biết được 3 chiều hướng tiến hoá chính của sinh giới: Ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp cho học sinh.
3. Thái độ: Có nhận thức đầy đủ về quá trình tiến hoá của sinh giới.
II. Phương pháp: Làm việc theo nhóm.
Ngày soạn: 24/01/2010 Ngày giảng: /01/2010 Tiết 33. TIẾN HOÁ LỚN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được sự phân li tính trạng và sự hình thnàh các nhóm phân loại. - Biết được 3 chiều hướng tiến hoá chính của sinh giới: Ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp cho học sinh. 3. Thái độ: Có nhận thức đầy đủ về quá trình tiến hoá của sinh giới. II. Phương pháp: Làm việc theo nhóm. III. Tổ chức giờ học 1. Khởi động mở bài * Thời gian: 4 phút. * Tiến hành: Giáo viên tóm tắt lại toàn bộ quá trình tiến hoá nhỏ và giới thiệu về quá trình tiến hoá lớn. Từ đó, dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. * Thời gian: 20 phút * Tiến hành: - Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ hình 31.1, kết hợp đọc SGK phần I trả lời các câu hỏi sau: + Tiến hoá lớn là gì? So sánh tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ về quy mô và thời gian tiến hoá? + Giải thích sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. + Sự phân li tính trạng là gì? Vai trò của sự phân li tính trạng? - Bước 2: Học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét, giải thích về quá trình phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại. * Kết luận: - Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài: Chi, họ, bộ lớp, ngành - Sự phân li tính trạng: Từ một loài tổ tiên ban đầu, phát sinh thành nhiều loài khác nhau. - Cách thức phân loại các cấp tổ chức trên loài: Dựa trên ngưyên tắc các loài có chung đặc điểm tạo thành một chi, các chi có chung đặc điểm tạo thành một họ, các họ có chung đặc điểm tạo thành một bộ, ... 3. Hoạt động 2: Chiều hướng tiến hoá của sinh giới * Thời gian: 16 phút * Tiến hành: - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc SGK phần I giải thích các chiều hướng tiến hoá cơ bản của sinh giới. - Bước 2: Học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Giáo viên giải thích rõ về các chiều hướng tiến hoá cơ bản của sinh giới. * Kết luận: Sinh giới tiến hoá theo 3 hướng cơ bản: - Ngày càng đa dạng và phong phú. - Tổ chức ngày càng cao. - Thích nghi ngày càng hợp lý 5. Tổng kết và hướng dẫn học sinh về nhà (5 phút) - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1.Tiến hoá là quá trình ? A. Hình thành loài mới. B. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Câu 2. Trong các đơn vị phân loại trên loài, họ nào đó được tạo nên bởi nhiều ...có chung những đặc điểm nhất định. A.Chi. B.Lớp. C.Bộ. D.Nòi. Câu 3. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là : A. Tổ chức ngày càng cao. B. Ngày càng đa dạng. C. Thích nghi ngày càng hợp lý. D. Ngày càng hoàn thiện. - Nghiên cứu trước bài mới: + Kết quả của tiến hoá hoá học. + Kết quả của tiến hoá tiền sinh học.
Tài liệu đính kèm: