-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới: Điều hoà hoạt động của gen, mô hình Operon.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
31/ 08/2009 Tiết thứ: 3 Bài 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN (Control of gene Expression) I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới: Điều hoà hoạt động của gen, mô hình Operon. -Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gene. -Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gene. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của gene ở sinh vật nhân sơ. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới: -Kiến thức trọng tâm: Cơ chế điều hoà hoạt động gene ở sinh vật nhân sơ. -Khái niệm mới: Operon Lac. III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. Quan sát các sơ đồ và chú thích trong SGK để rút ra bản chất vấn đề. 2.Phương tiện: - Hình 3.1, 3.2a, 3.2b SGK trang 16, 17. IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Học sinh 1: Trình bày cơ chế quá trình phiên mã, giải mã ? Mối quan hệ giữa sao mã, giải mã ? Học sinh 2: Hoàn thành bài tập sau: Một gene có 30 vòng xoắn. Xác định số ribonu trên mRNA và số aa của chuỗi polypeptide tương ứng ? 3.Tổ chức học bài mới: GV (Đặt vấn đề): Trong mỗi tế bào người có khoảng 25000 gen, các gene này liệu có thể hoạt động đồng thời với nhau? Nếu hoạt động đồng thời với nhau thì biểu hiện của cơ thể thế nào ? Vậy làm thế nào để tế bào có thể nhận biết được thời điểm nào thì cho gene hoạt động hay không hoạt động ? TG HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận vai trò, ý nghĩa của Điều hoà hoạt động gene GV: Vậy có các hình thức điều hoà nào ? HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các thành phần tham gia điều hoà GV: Quan sát hình 3.1 và nghiên cứu SGK/16 hoàn thành PHT sau: HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cơ chế điều hoà hoạt động gene ở sinh vật nhân sơ GV: Quan sát hình 3.2 a, 3.2b cho biết: -Sự khác nhau giữa 2 sơ đồ trên ? -2 sơ đồ trên thể hiện điều gì ? -Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt của 2 sơ đồ trên ? -Mô tả 2 sơ đồ trên ? GV(Mở rộng): Ở sinh vật nhân thực, sự phiên mã xảy ra trong nhân, dịch mã xảy ra ở tế bào chất: 2 quá trình xảy ra không đồng thời nên điều hoà phiên mã phức tạp hơn và được tiến hành ở nhiều giai đoạn từ trước phiên mã đến sau dịch mã. Ngoài ra, ở sinh vật nhân thực còn có yếu tố điều hoà khác như: + Gen tăng cường: tác động lên gen điều hoà làm tăng sự phiên mã + Gen bất hoạt: làm ngừng quá trình phiên mã I.KHÁI NIỆM: 1.Định nghĩa: -Quá trình điều hoà lượng sản phẩm của gene. -Giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp protein cần vào lúc cần thiết. 2.Phân loại: -Điều hoà phiên mã. (Chủ yếu ở SV nhân sơ) -Điều hoà dịch mã. -Điều hoà sau dịch mã. II.ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GENE Ở SINH VẬT NHÂN SƠ 1.Các thành phần tham gia: a.Một Operon: Vùng Đặc điểm Vai trò Gen cấu trúc Vận hành Khởi động b.Gen điều hoà R. Tổng hợp protein ức chế. 2.Cơ chế: -Khi môi trường không có lactose. -Khi môi trường có lactose. 4.Củng cố: -Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gene hoạt động, phần lớn các gene ở trạng thái bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp cơ thể thực hiện quá trình này ? 5.BTVN: - Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. - Soạn bài mới.
Tài liệu đính kèm: