Giáo án Sinh học 12 - Tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

 - Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật

 - Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN

2) Kỹ năng:

 - Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học

 - Thu thập tài liệu, các hình ảnh về đặc điểm thích nghi

3) Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 29
quátrình hình thành quần thể thích nghi
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật
	- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
	- Thu thập tài liệu, các hình ảnh về đặc điểm thích nghi
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Giải thích quá trình hình thành các quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi xét ở góc độ DT
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể?
- Các nhân tố tiến hoá làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? (Chọn 1 trong 5 nhân tố)
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Khái niệm đặc điểm thích nghi
* Đặc điểm thích nghi: Những đặc điểm giúp SV sống sót tốt hơn
- Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể SV là kết quả của 1 quá trình LS’ chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình ĐB, Qt GP, Qt CLTN
* Giải thích 2 hiện tượng thích nghi
a/ Sự thích nghi của sâu sồi
- Do thành phần thức ăn đã góp phần mở các gen tương ứng quy định các đặc điểm thích nghi khác nhau
b/ Sự khác biệt màu sắc ở 2 giới
- Do sự chọn lọc giới tính à xuất hiện lưỡng hình giới tính (Đực và cái cùng loài khác nhau về giới tính)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm đặc điểm thích nghi
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
- Những đặc điểm ntn được gọi là đặc điểm thích nghi?
+ HS:
*GV: Nhận xét về hình dạng sâu sồi mùa xuân và mùa hè
+ HS: khác nhau ()
- TĂ của sâu sồi ở 2 mùa có giống nhau hay không?
+ HS: Mùa hè; mùa đông:
* GV đưa thí nghiệm: Cho sâu mùa xuân ăn lá sồi ngay từ khi chúng mới nở từ trứng àcó dạng hình cành cây
Vậy NN trực tiếp quy định hình dạng của sâu sồi khác nhau là gì?
* GV: - Nhận xét về màu sắc của công đực và công cái?
+ HS: Công đực có MS sặc sỡ hơn.
- Màu sắc như vậy có lợi, hại gì?
+ HS: Lợi: thu hút sự chú ý của công cái, do đó để lại nhiều con hơn
Hại: Gây sự chú ý của con người và các kẻ thù khác
* GV đưa TT: Ngày nay các nhà KH cũng nhận thấy màu sắc sặc sỡ của công đực ko chỉ hấp dẫn công cái đến GP mà còn là 1 thông điệp cho công cái biết mình ít bị chấy rận ký sinh (Có sức khoẻ tốt)
II – Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1) Cơ sở DT của quá trình hình thành QT thích nghi
- CLTN: + Tăng số cá thể có KH thích nghi
+ Tăng mức độ hoàn thiện các ĐĐTN
- Sự xuất hiện các ĐĐTN = ĐB + BDTH
- Quá trình hình thành các ĐĐTN: là sự tích luỹ các alen cùng quy định KH thích nghi
- Quá trình hình thành QTTN phụ thuộc:
+ Qt phát sinh và tích luỹ các gen ĐB ở mỗi loài
+ Tốc độ sinh sản
+ áp lực CLTN
2) Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành QTTN
- CLTN: sàng lọc và giữ lại những cá thể có KG quy định thành KH thích nghi mà ko tạo ra các KH thích nghi
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình hình thành quần thể thích nghi
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK:
- Vai trò của CLTN trong quá trình này là?
+ HS :
- Các ĐĐTN xuất hiện là do?
+ HS:
* GV cùng HS phân tích VD – SGK
- Quá trình hình thành QTTN phụ thuộc những yếu tố nào?
* GV cùng HS phân tích VD – SGK và rút ra kết luận.
III – Sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Các ĐĐTN chỉ mang tính tương đối :
+ Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong 1 hoàn cảnh nhất định
+ Khi hoàn cảnh sống thay đổi: 1 đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thể bởi ĐĐ khác thích nghi hơn
+ Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì ĐB & BDTH ko ngừng P’S, CLTN ko ngừng tác động do đó các ĐĐTN luôn được hoàn thiện
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi
* GV đưa ra các VD, hiện tượng à HS rút ra nhận xét
- Ra khỏi nước cá sẽ chết, ra khỏi hang tối chuột chũi dễ bị say nắng
- Kanguru là loài thú có túi sống trên mặt đất: chân sau dài và khoẻ nhảy xa; chân trước ngắn. ở lục địa úc có 1 loài Kanguru do đ/s chuyển sang kiếm ăn trên cây nên 2 chân trước lại dài ra, trèo nhanh như gấu.
- Những cá thể xh sau lại mang nhiều đặc điểm thích nghi hoàn thiện hơn: Cá xương hoàn thiện hơn cá sụn, lưỡng cư không đuôi hoàn thiện hơn lưỡng cư có đuôi.
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 2 - SGK: 
Quá trình này xảy ra như sau: Do ĐBG hoặc BDTH, một số cây trồng tình cờ sản sinh ra 1 số chất độc (SP’ phụ của quá trình TĐC). Chất này được tích lại trong không bào. Trong điều kiện bình thường, không có sâu hại, những cây có chứa các chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn thêm năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình or bài tiết chất độc ra ngoài nên số lượng cây này không tăng lên được. Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị sâu tiêu diệt chỉ còn lại 1 số cây có chất độc trong lá hoặc thân có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực CL ngày 1 tăng
Câu 3- SGK:
 Màu sắc sặc sỡ của nấm là màu sắc cảnh báo. Đây là 1 ĐĐTN vì nó “cảnh báo” cho các ĐV ăn nấm biết chúng chứa chất độc. Thực tế, khi các ĐV ăn phải các nấm độc có màu sắc sặc sỡ thì sau đó nhìn thấy cây nấm có màu sắc sặc sỡ sẽ không dám ăn.
Câu 4- SGK: 
Những loài côn trùng độc thường có màu sắc sặc sỡ gọi là màu sắc cảnh báo khiến cho các SV khác không dám ăn chúng. Các loài khác sống cùng với loài côn trùng độc này nếu tình cờ có ĐB làm cho cá thể nào đó có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng độc thì cá thể đó cũng được lợi vì các loài thiên địch của chúng tưởng đây là loài độc sẽ không dám ăn mặc dù những SV có đặc điểm “bắt chước” không chứa chất độc.
Câu 5 – SGK: 
Khả năng kháng thuốc do nhiều gen quy định. Dưới tác động của CLTN, các gen kháng thuốc được tích luỹ ngày càng nhiều trong cơ thể à khả năng kháng thuốc ngày càng hoàn thiện.
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 11 – SGK.
- Đọc trước bài “Loài”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc