I: Mục tiêu :
- Hướng dẫn học sinh khái quát kiến thức cơ bản về gen – tổng hợp DNA – ARN – protein – quá trình điề hòa hoạt động của gen
- Hướng dẫn học sinh phân tích , vận dụng kiến thức giải bài tập
II: Hoạt động
1/ KTBC :
- Gen là gì ? cấu trúc của một gen điển hình ?
- Nêu đặc điểm của mã di truyền ?
- So sánh quá trình tổng hợp DNA và ARN
- Điều hòa hoạt động của gen là gì ? sự khác biệt trong điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ khác nhau như thế nào ?
Tiết 24 GEN – MÃ DI TRUYỀN – NHÂN ĐÔI CỦA GEN – TỔNG HỢP ARN- PROTEIN – ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN --------ooo-------- I: Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh khái quát kiến thức cơ bản về gen – tổng hợp DNA – ARN – protein – quá trình điề hòa hoạt động của gen Hướng dẫn học sinh phân tích , vận dụng kiến thức giải bài tập II: Hoạt động 1/ KTBC : Gen là gì ? cấu trúc của một gen điển hình ? Nêu đặc điểm của mã di truyền ? So sánh quá trình tổng hợp DNA và ARN Điều hòa hoạt động của gen là gì ? sự khác biệt trong điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ khác nhau như thế nào ? 2/ Nội dung ôn tập : Ôn tập kiến thức Hoạt động GV- HS Kiến thức cần đạt ** Hoạt động 1 : gen – mã di truyền Gv : dựa vào kết quả ktbc , gv nhấn mạnh một số điểm cần chú ý sau -K/n : hs nêu được khái niệm như tài liệu -Cấu trúc gen : 3 vùng ; điều hòa ( 3’ mạch gốc ) – mã hóa ( gen phân mãnh ở sinh vật nhân thực và gen không phân mãnh ở sinh vật nhân sơ ) – kết thúc ( 5’ mạch gốc ) -Mã di truyền : 4 đặc điểm ** Hoạt động 2 : nhân đôi DNA và tổng hợp ARN Gv : cho học sinh phân biệt sự khác biệt trong quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp ARN? HS phân biệt được các ý cơ bản sau : * Giống nhau : + diển ra trong nhân tế bào – kì trung gian + diễn biến : - tháo xoắn DNA – tổng hợp mạch mới theo NTBS – dựa trên nguyên tắc khuôn mẫu * Khác nhau : Nhân đôi Phiên mã - 2 mạch DNA tháo xoắn từ đầu này đến đầu kia - NTBS : A-T , G-X - Cả 2 mạch đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới - 1 lần nhân đôi tạo được 2 DNA con giống nhau - tháo xoắn ở 1 đoạn DNA cần tổng hợp - NTBS: A-U, G-X - Chỉ có mạch gốc tổng hợp ARN - 1 lần phiên mã tạo được 1 ARN ** Hoạt động 3 : dịch mã Gv: cho học sinh nêu được khái quát quá trình dịch mã như đề cương Chú ý : + mã mở đầu à aa mở đầu ( sinh vật nhân sơ : foocmin metionin ; sinh vật nhân thực : metionin ) + Khi Ri gặp một trong các mã : UAA,UAG,UGA sẽ kết thúc quá trình dịch mã . ** Hoạt động 4 : điều hòa hoạt động gen Gv: yêu cầu hs nêu được khái niệm và cấu trúc của một operon 3 vùng : khởi động – vận hành – gen cấu trúc Cơ chế điều hòa hoạt động khi có và không có lactozo ? Vai trò của protein ức chế ? - Khái niệm gen : - Cấu trúc gen : - Mã di truyền : * Đặc điểm mã di truyền * Quá trình nhân đôi ADN * Cấu trúc và chức năng các loại ARN * Quá trình tổng hợp ARN *Quá trình dịch mã => Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử: ADN ->mARN -> prôtêin ->tính trạng * Điều hòa hoạt động của gen * Khái niệm : * Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ : 1. Mô hình cấu trúc của Operon Lac: gồm các thành phần 2. Sự điều hoà hoạt động operon Lac * Khi môi trường không có Lactozo: *Khi môi trường có Lactozo: B.Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức giải bài tập 1/ Một đoạn phân tử DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là : A. mã di truyền B. bộ ba mã hóa C. gen D. bộ ba đối mã 2/ Vùng điều hòa ( vùng khởi đầu ) mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã mang thông tin mã hóa các axit amin mang tín hiệu kết thúc phiên mã quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein 3/ Gen không phân mảnh có vùng mã hoá liên tục. B.đoạn intrôn. C,vùng không mã hoá liên tục. D.cả exôn và intrôn. 4. Gen phân mảnh có có vùng mã hoá liên tục. B.chỉ có đoạn intrôn. C.vùng không mã hoá liên tục. D.chỉ có exôn. 5.Ở sinh vật nhân thực A.các gen có vùng mã hoá liên tục. B.các gen không có vùng mã hoá liên tục. C.phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 6/Ở sinh vật nhân sơ A.các gen có vùng mã hoá liên tục. B.các gen không có vùng mã hoá liên tục. C.phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 7/.Bản chất của mã di truyền là A.một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C.trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D.các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 8/.Mã di truyền có tính thoái hoá vì A.có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B.có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C.có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D.một bộ ba mã hoá một axitamin. 9/.Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì A.phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. B.được đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu. C.phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. D.có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3. 10/.Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì A.có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài. B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài C.sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau. D.với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin. 11/.Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc A.bổ sung; bán bảo toàn. B.trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. C.mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D.một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. 12/Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN ribôxôm. D. SiARN. 13/. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch A.3, - 5, . B.5, - 3, . C.mẹ được tổng hợp liên tục. D.mẹ được tổng hợp gián đoạn. 14/.Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A.enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . B.enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, . C.enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, . D.hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung. 15/.Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều bắt đầu bằng axitamin Met (met- tARN). B.bắt đầu bằng axitfoocmin- Met. C.kết thúc bằng Met. D.bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN. 16/.Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là A. ribôxôm.` B. tARN. C. ADN. D. mARN Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn trước phiên mã. B.phiên mã.` C.dịch mã. D.sau dịch mã. 17/.Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin. 18/.Sinh vật nhân thực sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra ở giai đoạn trước phiên mã. ở giai đoạn phiên mã. ở giai đoạn dịch mã. từ trước phiên mã đến sau dịch mã. 19/Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là: A. Vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc. B. Vùng mã hoá – Vùng điều hoà – vùng kết thúc C. Vùng điều hoà – vùng kết thúc – vùng mã hoá D. Vùng kết thúc - Vùng điều hoà – vùng mã hoá 20/Mỗi bộ ba mã di truyền chỉ quy định 1 loại axit amin trong phân tử Prôtêin là đặc điểm .. của mã di truyền: A. Tính phổ biến B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hoá. D. Tính liên tục 21/ Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện: A. Nu môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN. B. Nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc. C. Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN. D. Nu trên mARN bổ sung với axit amin trên tARN. 22/Khi gặp bộ ba nào thì ribôxôm bị tách thành 2 tiểu phần và giải phóng chuỗi pôlipeptit: A. UUU. B. AUU. C. UAA. D. AGU. 23/: Trong mô hình điều hòa của Mônô và Jacôp theo Ôperôn Lac, chất cảm ứng là A. Prôtêin ức chế. B. Đường Lactôzơ. C. Đường Glucôzơ. D. Đường galactôzơ. 24// Chọn trình tự thích hợp của các ribônuclêôtit được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch khuôn là : A G X T T A G X A A. A G X T T A G X A B. T X G A A T X G T C. U X G A A U X G U D. A G X U U A G X A 25/ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G B. A liên kết với U, G liên kết với X C. A liên kết với X, G liên kết với T D. A liên kết với T, G liên kết với X 26/ Mã di truyền là : mã bộ một , tức là cứ một Nu xác định một loại axit amin mã bộ hai , tức là cứ hai Nu xác định một axit amin mả bộ ba , tức là cứ ba Nu xac định một axit amin mã bộ bốn , tức là cứ bốn Nu xác định một axit amin 27/ Trong quá trình nhân đôi DNA , các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối , enzim nối ở đây là : A. hêlicaza B. ADN giraza C. ADN ligaza D. ADN polimeraza 28/Hai nhà khoa học pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hòa qua operon ở vi khuẩn đường ruột ( E. Coli) và đã nhận được giải thưởng Nôben về công trình này là : A. jacop và Paxtơ B. Jacop và Mônô C. Môno và paxto D. Paxtơ và linnê 29/ Sau khi kết thúc nhân đôi từ một ADN mẹ đã tạo nên. A.hai ADN, trong đó mỗi mạch có sự đan xen đoạn cũ và đoạn mới được tổng hợp. B. một ADN mới hoàn toàn và một ADN cũ. C. hai ADN mới hoàn toàn. D. hai ADN trong đó mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp. 30/ Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A.điều có sự xúc tác của ADN polimeraza. B.việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. C.Trong một chu kì tế bào có thể thực hiên nhiều lần. D.thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. 31/ Pôlixôm có vai trò gì? A.Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác. B.Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại. C.Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục. D. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại. 32/ Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò A.tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. B.bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN. C.duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. D.bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi. 3/ Hướng dẫn về nhà : Đột biến g en là gì ? Nguyên nhân gây ra đột biến gen ? Kể tên các dạng đột biến điểm ? Trình bày hậu quả của đột biến gen ?
Tài liệu đính kèm: