Giáo án Sinh học 12 - Tiết 22: Tạo giống bằng công nghệ Gen - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 22: Tạo giống bằng công nghệ Gen - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

 - Giải thích được các khái niệm cơ bản như: công nghệ gen, DNA tái tổ hợp, thể truyền, plasmit

 - Trình bày các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.

 - Các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen

2) Kỹ năng:

 - Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học

3) Thái độ:

 - Liên hệ với việc bảo vệ môi trường

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng & Đinh Đoàn Long

3. Công nghệ sinh học trên người và động vật

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình 20.1- SGK và các tài liệu liên quan

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 22: Tạo giống bằng công nghệ Gen - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 22
Tạo giống bằng công nghệ gen
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Giải thích được các khái niệm cơ bản như: công nghệ gen, DNA tái tổ hợp, thể truyền, plasmit
	- Trình bày các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.
	- Các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
3) Thái độ:
	- Liên hệ với việc bảo vệ môi trường
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng & Đinh Đoàn Long
Công nghệ sinh học trên người và động vật
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình 20.1- SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Công nghệ gen và các bước cần tiến hành của công nghệ gen.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật
- Tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Công nghệ gen
1) Khái niệm: Quy trình tạo những TB hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
- Kỹ thuật trung tâm của công nghệ gen là kỹ thuật chuyển gen = kỹ thuât tạo DNA tái tổ hợp để chuyển DNA từ TB cho à TB nhận
2) Quy trình chuyển gen:
- Tạo DNA tái tổ hợp
- Đưa DNA tái tổ hợp vào TB nhận
- Phân lập dòng TB chứa DNA TTH
a/ Tạo DNA tái tổ hợp
- DNA tái tổ hợp: Pt’ DNA được lắp ráp từ các đoạn DNA từ các TB khác nhau (thể truyền + gen cần chuyển)
- Thể truyền = Vector : Pt’ DNA nhỏ có k/n x đôi độc lập và có k/n gắn vào hệ gen TB
+ Các loại thể truyền: Plasmit, phage l
- Kỹ thuật tạo DNA TTH = cách:
+ Tách chiết thể truyền & gen cần chuyển
+ Sử dụng E – giới hạn (E cắt giới hạn – Restrictase) à đầu dính
+ Sd E nối – Ligase gắn à DNA TTH
b/ Đưa DNA TTH vào TB nhận
- Dùng CaCl2 hoặc xung điện à dãn màng TB à DNA TTH xâm nhập dễ dàng: Biến nạp
- Khi vector là VR = tải nạp
c/ Phân lập (tách) dòng TB chứa DNA TTH
- Nhận biết TBVK đã nhận DNA TTH dùng vector có dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các vấn đề cơ bản của công nghệ gen:
* GV phát vấn: - Công nghệ gen là gì?
+ HS dựa vào kiến thức đã có của SH 9 và công nghệ 10 để trả lời
- GV chỉnh sửa à hoàn thiện khái niệm
* GV khẳng định: kỹ thuật chuyển gen là kỹ thuật trung tâm của công nghệ gen
* GV: Quy trình chuyển gen gồm các bước cơ bản là gì?
+ HS dựa vào tài liệu: có 3 bước cơ bản
* GV treo tranh quy trình tạo DNA TTH
- DNA tái tổ hợp là gì?
+ HS dựa vào SGK và trả lời
- Thể truyền là gì? Tại sao chuyển gen từ TB này à TB khác lại cần thể truyền
+ HS dựa vào SGK và trả lời
- Tạo DNA TTH bằng cách nào?
+ HS: Sử dụng E- giới hạn & E – nối
- Muốn cho DNA TTH xâm nhập vào TB nhận dễ dàng thì cần phải làm gì?
+ HS: Kích thước DNA không quá lớn
- Nhận biết, phân lập các dòng TB có chứa DNA TTH?
+ HS: Thể truyền phải có gen đánh dấu hoặc gen thông báo là những gen mà khi nó biểu hiện à dễ dàng nhận biết
II – ứng dụng CNG trong tạo giống biến đổi gen
1) Khái niệm SV biến đổi gen
- SV có hệ gen bị biến đổi phục vụ lợi ích của con người
- Các PP làm biến đổi hệ gen sinh vật
+ Đưa gen lạ (thường của loài khác) vào hệ gen: SV chuyển gen
+ Biến đổi gen có sẵn:
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt gen nào đó trong hệ gen.
2) Một số thành tựu tạo # biến đổi gen 
a/ Tạo ĐV chuyển gen
b/ Tạo giống cây trồng biến đổi gen
c/ Tạo dòng VSV biến đổi gen.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng dụng của CNG trong tạo giống biến đổi gen
* GV: Sinh vật biến đổi gen là gì?
+ HS: ..
* GV đưa ra các VD về ứng dụng của công nghệ gen à HS rút ra các phương pháp làm biến đổi hệ gen của sinh vật
* GV cùng HS phân tích các thành tựu của công nghệ biến đổi gen
**))Tích hợp nội dung BVMT: 
- Tạo các giống vật nuôi, cây trồng quý
hiếm; VSV biến đổi gen làm sạch MT, 
phân huỷ rác, cống rãnh nước thải, các
vết dầu loang trên biển sử dụng trong
xử lý ÔNMT
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (SGK – 86): C (Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong TB nhận)
Câu 2: Vi khuẩn E.coli sản xuất Insulin của người là thành quả của:
Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ thể truyền là Plasmit
Lai tế bào xoma	C. Gây đột biến nhân tạo
D. Dùng kỹ thuật vi tiêm.
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 86 – SGK.
- Đọc trước bài “Di truyền học người”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc