Tiết 11 : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
I: Mục tiêu :
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản về các đặc trưng quần thể - cấu trúc di truyền quần thể tự phối và giao phối
- Hướng dẫn học sinh phân tích , vận dụng kiến thức giải bài tập
II: Hoạt động
1/ KTBC : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nêu các đặc trưng di truyền của quần thể ?
- Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần có cấu trúc di truyền như thế nào ?
- Nêu nội dung chủ yếu của định luật Hacdi- Vanbec ? Điều kiện nghiệm đúng định luật ?
- Thế nào là trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể ?
2/ Nội dung ôn tập :
Tiết 11 : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ --------ooo-------- I: Mục tiêu : Hệ thống lại kiến thức cơ bản về các đặc trưng quần thể - cấu trúc di truyền quần thể tự phối và giao phối Hướng dẫn học sinh phân tích , vận dụng kiến thức giải bài tập II: Hoạt động 1/ KTBC : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Nêu các đặc trưng di truyền của quần thể ? Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần có cấu trúc di truyền như thế nào ? Nêu nội dung chủ yếu của định luật Hacdi- Vanbec ? Điều kiện nghiệm đúng định luật ? Thế nào là trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể ? 2/ Nội dung ôn tập : A.Kiến thức : Hoạt động GV – HS Kiến thức cần đạt **Hoạt đông 1 : Đặc trưng di truyền của quần thể . GV: Quần thể là gì ? Nêu các đặc trưng di truyền của quần thể ? HS: Nêu được 2 ý trong khái niệm : Tập hợp cá thể cùng loài - Có khả năng sinh sản duy trì nòi giống Đặc trưng quần thể : Vốn gen - Tần số kiểu gen – Tần số alen ** Hoạt động 2 : Cấu trúc di truyền quần thể tự thụ và giao phối gần GV: Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ? HS : nêu được : - Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. - Công thức tính tỉ lệ dị hợp và đồng hợp qua n thế hệ + dị hợp ( Aa)=( ½ )n + Đồng hợp ( AA+aa) = 1 - ( ½ )n Chú ý : Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau ** Hoạt đông 3 : cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối . GV: Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối HS : nêu được : Tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn( đa hình kiểu gen – kiểu hình ) trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống - Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể( duy trì ổn định qua các thế hệ ) GV: Nêu nội dung – ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng định luật hacdi – vanbec HS : nêu được các ý sau : - Nội dung : trong 1 quần thể lớn , ngẫu phối ,nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo công thức : P2 AA+ 2pqAa +q2 aa =1 - Ý nghĩa : + giải thích vì sao có nhưng quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài +Ở trạng thái cân bằng : KH KG Ts alen - Điều kiện nghiệm đúng : Nêu như đề cương * Các đặc trưng di truyền quần thể : 1. Khái niệm quần thể : 2. Đặc trưng di truyền quần thể : - Vốn gen - Tần số alen - Tần số kiểu gen II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. .Quần thể tự thụ phấn: 2. Quần thể giao phối gần( cận huyết ) III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 1.Đặc điểm : 2. Định luật hacđi vanbec B . Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức giải bài tập 1 / Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu thị dưới dạng toán học như thế nào? A. H = 2pq B. ( p+q) (p-q ) = p2 q2 C. (p + q)2 = 1 D. (p2 + 2pq ) = 1 2/ Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là: A. Không có đột biến gen thành các gen không alen khác. B. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối. C. Không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể. D. Tất cả các điều kiện trên. 3/ Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu? A. 0,36 B. 0,48 C. 0,24 D. 0,12 4/Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu? A. p = 0,7, q = 0,3 B. p = 0,3, q = 0,7 C. p = 0,2, q = 0,8 D. p = 0,8, q= 0,2 5/ Tại sao quần thể giao phối được xem là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên? A. Vì quần thể có tính di truyền ổn định. C. Quần thể có tính đa dạng. B. Trong quần thể có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể. D. Quần thể bao gồm các dòng thuần 6/ Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể. B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể. C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể. D. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen. 7/ Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen: A. pAA, qaa B. p2AA; q2aa C. p2AA; 2pqAa; q2aa D. pqAa 8/ Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Quần thể có số lượng cá thể lớn để có sự ngẫu phối. B. Không có sự di chuyển số lượng lớn cá thể từ quần thể này sang quần thể khác. C. Không có chọn lọc và đột biến. D. Cả 3 câu A, B và C. 9/ Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh: A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể. B. Sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể. C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối. D. Trạng thái động của quần thể. 10/ Điều nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của định luật Hacdi-Vanbec: A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen kiểu hình trong quần thể. C. Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen. D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa. 11/ Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên vẫn thường xuyên xảy ra. B. Quá trình giao phối tạo nên nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. C. Tần số tương đối của các alen được duy trì ổn định trong quần thể. D. Trạng thái cân bằng của quần thể. 12/ Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là: A: a = 0,36: 0,64 B. A: a = 0,64: 0,36 C. A: a = 0,6: 0,4 D. A: a = 0,75: 0,25 13 / Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có hai gen alen D và d, tần số tương đối của alen d là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là: A. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd B. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd D. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd 14/ Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ như sau: 0,5AA: 0,5aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là: A. 25%AA: 50% Aa: 25%aa B. 50%AA: 50%Aa C. 50%AA:50%aa D. 25%AA:50%aa: 25% Aa 15/ Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. 16/ Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm. D. Trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả 17 / Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc là quần thể có A. toàn cây cao. B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp. C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp. D. toàn cây thấp. 18/ Một quần thể có tần số tương đối = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa. C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa. 19/ Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a. 20/ Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a. 21/ Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B.0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa. 22/ Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alenA và alen a trong quàn thể đó là 0,6A : 0,4 a. B. 0,8A : 0,2 a. C: 84A : 0,16 a. D. 0,64A : 0,36 a. 3/ Hướng dẫn về nhà : Trình bày phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp ? Thế nào là hiện tượng ưu thế lai ? Nêu nguyên nhân và cách tạo ưu thế lai ? Trình bày quy trình tạo giống bằng gây đột biến ? Đáp án : 1C,2D,3B,4C,5C,6C,7C,8D,9C,10D,11A,12C,13C,14C,15B,16C,17D,18A,19A,20A,21C,22B
Tài liệu đính kèm: