Giáo án Sinh học 12 - Tiết 11, Bài 11: Liên kết gene và hoán vị gene - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 11, Bài 11: Liên kết gene và hoán vị gene - Trần Thị Phương Anh

- Nêu được thí nghiệm chứng minh hiện tượng di truyền liên kết và hoán vị gen

- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết và hoán vị gen

- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng liên kết genevà hoán vị gen

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 2 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 11, Bài 11: Liên kết gene và hoán vị gene - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 / 10 / 2009
Tiết thứ: 11
Bài 11: LIÊN KẾT GENEVÀ HOÁN VỊ GENE
(Gene linkage and crossing over)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
- Nêu được thí nghiệm chứng minh hiện tượng di truyền liên kết và hoán vị gen
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết và hoán vị gen
- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng liên kết genevà hoán vị gen
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới:
-Kiến thức trọng tâm: Hoán vị gene.
-Khái niệm khó, mới: Liên kết gene, hoán vị gene, tần số hoán vị gene (fhvg), 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện: Hình 11 SGK
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Ổn định lớp: 
 2.Kiểm tra bài cũ:
Hoàn thành bài tập sau: cho ruồi giấm thân xám, cánh dài lai với thân đen cánh ngắn được F1 toàn thân xám,cánh dài.nếu đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh ngắn thì có kết qua như thế nào. 
Biết B: xám, b: đen; V: dài, v: cụt
3.Tổ chức học bài mới:
 GV (Đặt vấn đề): Như chúng ta đã biết mỗi NST mang nhiều gene. Vậy nếu 2 gene quy định 2 tính trạng cùng nằmg trên một cặp NST tương đồng thì sẽ di truyền theo quy luật như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/C Định luật DT liên kết từ thí nghiệm của Morgan
GV: HS đọc mục I trong SGK, nghiên cứu thí nghiệm và nhận xét kết quả, so sánh sự khác nhau với bài tập bạn làm trên bảng ?
GV: Tại sao có sự khác nhau đó ?
GV: Giải thích kết quả của các phép lai và viết sơ đồ lai từ P→ F2 ?
GV: Một loài có bộ NST 2n= 24 có bao nhiêu nhóm geneliên kết ?
(Có 12 cặp NST tương đồng " có 12 nhóm geneliên kết)
GV: Có phải các genetrên 1 NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau?
HOẠT ĐỘNG 2
N/c định luật di truyền hoán vị
GV: HS nghiên cứu thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm thảo luận nhóm và nhận xét kết qủa
- cách tiến hành thí nghiệm về hiện tượng LKG và HVG
-So sánh kết quả TN so với kết quả của PLĐL và LKG
*HS đọc mục II.2 thảo luận nhóm : Morgan giải thích hiện tượng này như thế nào?
Hs quan sát hình 11 trong sgk phóng to thảo luận:
? sơ đồ mô tả hiện tượng gì , xảy ra như thế nào
? có phải ở tất cả các crômatit của cặp NST tương đồng không ?
(chú ý vị trí phân bố của gene trên mỗi NST ban đầu và sau khi xảy ra hiện tượng đó)
? hiện tượng diễn ra vào kì nào của phân bào giảm phân? kết quả của hiện tượng?
*GV hướng dẫn hs cách viết sơ đồ lai trong trường hợp LKG và HVG
? Hãy cho biết cách tính tần số hoán vị gen
*GV yêu cầu hs tính tần số HVG trong thí nghiệm của Morgan
( tỷ lệ phần trăm mõi loại giao tử phụ thuộc vào tấn số HVG ,trong đó tỷ lệ giao tử chứa genehoán vị bao giờ cũng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn
? tại sao tấn số HVG không vượt quá 50%
GV : em hãy nhận xét về sự tăng giảm số tổ hợp ở LKG và đưa ra kết luận ( giảm số kiểu tổ hợp )
từ đó nêu ý nghĩa của hiện tượng LKG đặc biệt trong chọn giống vật nuôi cây trồng
*GV: nhận xét sự tăng giảm số kiểu tổ hợp ở HVG và đưa ra kết luận ( tăng số kiểu tổ hợp)
? cho biết ý nghĩa của hiện tượng HVG
*? Khoảng cách giữa các gene nói lên điều gì ( các genecàng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị )
* Biết tần số HVG có thể suy ra khoảng cách giữa các geneđó trên bản đồ di truyền và ngược lại
I.LIÊN KẾT GENE 
1.Thí nghiệm:
a.Đối tượng: Ruồi giấm.
b.Các bước và kết quả:
 SGK
c.Nhận xét: Nếu genequy định màu thân và hình dạng cánh phân ly theo Mendel thì tỷ lệ phân ly KH là 1:1:1:1
2.Giải thích:
Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm,do các genetrên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gene.
(SĐL)
3.Kết luận
-Các genetrên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gene liên kết. Số lượng nhóm gene liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.
II.HOÁN VỊ GENE
1.Thí nghiệm
a.Đối tượng: Ruồi giấm
b.Các bước và kết quả: SGK
c.Nhận xét: 
-Đem lai phân tích ruồi cái F1.
-Kết quả khác với thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng LKG và hiện tượng PLĐL của Mendel
2.Cơ sở tế bào học 
-Cho rằng gene quy định hình dạng cánh và mầu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân chúng đi cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ.
-Ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp, TĐC giữa các NST tương đồng → dẫn đến hoán đổi vị trí các gene → xuất hiện tổ hợp gene mới.
3.Tần số HVG
-Là tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình xuất hiện do biến dị tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con = tỉ lệ phần trăm số giao tử sinh ra do hoán vị trên tổng số giao tử được sinh ra.
-Tần số HVG nhỏ hơn hoặc bằng 50% không vượt quá.
III.Ý NGHĨA
1. Ý nghĩa của LKG
- Duy trì sự ổn định của loài
- Nhiều gene tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1 NST
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gene quý có ý nghĩa trọng chọn giống.
2. Ý nghĩa của HVG
-Tạo nguồn biến dị tổ hợp , nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
-Các gene quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 NST.
-Thiết lập được bản đồ di truyền: Là khoảng cách tương đối của các gene trên NST. Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1cM
-Biết bản đồ gene có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gene mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống (giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm) và nghiên cứu khoa học
 4.Củng cố:
- Làm thế nào để nhận biết được 2 gene nằm trên một cặp NST tương đồng hay trên 2 cặp NST tương đồng ?
5.BTVN:
-Học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-11-Lesson 11-Gene linkage and crossing over.doc