Giáo án Sinh học 12 - Tiết 10, Bài 10: Tương tác gene và tác động đa hiệu của gene - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 10, Bài 10: Tương tác gene và tác động đa hiệu của gene - Trần Thị Phương Anh

- Giải thích được cơ sở sinh hoá của hiện tượng tương tác bổ sung

- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng

- Giải thích được 1 gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau như thế nào, thông qua ví dụ cụ thể về gen quy định hồng cầu hình liềm ở người

- Biết cách nhận biết gene thông qua sự biết đổi tỉ lệ phân ly KH trong phép lai 2 tính trạng

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc 2 trang Người đăng dung15 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 10, Bài 10: Tương tác gene và tác động đa hiệu của gene - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22/10/2009
Tiết thứ: 10
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
Bài 10: TƯƠNG TÁC GENE VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GENE 
(Interaction of gene and pleiotropic gene)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
- Giải thích được cơ sở sinh hoá của hiện tượng tương tác bổ sung
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng
- Giải thích được 1 gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau như thế nào, thông qua ví dụ cụ thể về gen quy định hồng cầu hình liềm ở người
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
- Biết cách nhận biết gene thông qua sự biết đổi tỉ lệ phân ly KH trong phép lai 2 tính trạng
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới:
-Kiến thức trọng tâm: Tương tác gene.
-Khái niệm mới: Tương tác gene, đa hiệu gene., tính trạng số lượng, biến dị liên tục.
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
- Hình 10.1 và hình 10.2
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày cơ sở tế bào học của Quy luật phân ly độc lập ? Ý nghĩa của các Quy luật Mendel trong lý luận và thực tiễn ?
 3.Tổ chức học bài mới:
 GV (Đặt vấn đề): Có phải mỗi gene chỉ quy định một tính trạng ? Vì sao ở táo, tính trạng hình dạng quả luôn đi liền với tính trạng vị quả ?
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu bản chất quá trình tương tác gene
GV: F2 có bao nhiêu tổ hợp KG, nó là kết quả của việc tổ hợp bao nhiêu loại giao tử với nhau ?
(16 = 4x4, 16 = 8x2, 16 = 16x1)
GV: Để cho 4 loại giao tử ] F1 có đặc điểm di truyền như thế nào ? 
GV: Vậy KH trắng hoặc đỏ có thể có KG như thế nào ?
GV: Biện luận và viết SĐL từ P đến F2 ?
GV: N/C mục 2/43, cho biết đặc điểm di truyền của màu sắc da ?
GV: Vậy tác động cộng gộp là gì ?
GV: Quan sát Hình 10.1 SGK, em có nhận xét gì về sự biểu hiện của KH, nó khác gì so với sự biểu hiện KH trong quy luật của Mendel ?
GV: N/C SGK, phân biệt tính trạng số lượng với tương tác bổ cộng gộp?
GV: Trên cơ sở 2 loại tương tác gene trên, cho biết thế nào là tương tác gene ?
GV: Vì sao tính trạng hình dạng quả luôn đi liền với tính trạng vị quả ?
GV: Tại sao chỉ thay đổi một nu trong gene quy định chuỗi b-hemoglobin lại gây nhiều rối loạn sinh lý ?
GV: Thế nào là tác động đa hiệu của nhiều gene ?
I.TƯƠNG TÁC GENE 
1.Các loại:
a. Tương tác bổ sung
* Thí nghiệm:
PT/C: Trắng x Trắng
F1: 100% cây hoa đỏ
F2 : 9 đỏ : 7 trắng
* Biện luận:
- F2 có 9+7=16 tổ hợp → F1 cho 4 loai giao tử → F1 dị hợp về 2 cặp gene. 
-Trong khi chỉ biểu hiện một tính trạng → Hiện tượng 2 gene tương tác quy định 1 tính trạng:
+ Sự có mặt của 2 allele trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ (A-B-)
+ Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gene trội nào quy định hoa màu trắng ( A-bb, aaB-, aabb)
* Sơ đồ lai:
¶Quy ước: 2 gene A, a, B, b quy định màu sắc hoa.
 "F1 dị hợp 2 cặp gene và có KG AaBb.
 "P có KH trắng, chỉ cho một loại giao tử " có KG AAbb x aaBB
¶Sơ đồ lai: SGK trang 43
b.Tương tác cộng gộp
*Ví dụ:
-Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố melalin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố melanin càng cao, da càng đen, ko có gen trội nào da trắng nhất
*Định nghĩa:
 Là hiện tượng các allele trội thuộc 2 hay nhiều locus tương tác với nhau quy định một tính trạng. Càng có nhiều allele trội càng làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình.
*Đặc điểm:
 - Tính trạng càng do nhiều gene tương tác quy định thì sự sai khác về KH giữa các KG càng nhỏ " tạo nên một phổ BD liên tục.
Ví dụ: Hình 10.1 SGK
 -Tính trạng số lượng: là tính trạng do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Ví dụ: Sản lượng sữa, khối lượng, số lượng trứng
2.Khái niệm:
 Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gene cùng quy định một KH.
"Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (protein) để tạo KH.
II.TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GENE
1.VD: 
-Ở táo:
Alen A quy định quả tròn, vị ngọt
Alen a quy định qủa bầu, vị chua
-Gene tổng hợp Hb gồm 2 allele
-HbA: Hồng cầu bình thường Cơ thể bình thường.
-HbS: Hồng cầu hình liềm Kéo theo một loạt các biểu hiện khác. (Sơ đồ 10.2 SGK)
2.Định nghĩa:
 Là hiện tượng 1 gene tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
3.Nguyên nhân: 
 Các gen trong 1 tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong 1 cơ thể cũng có tác động qua lại với nhau vì cơ thể là 1 bộ máy thống nhất.
 4.Củng cố: Hoàn thành bài 2/45 SGK ? (GV hướng dẫn hs hoàn thành)
 5.BTVN: Học bài trả lời, hoàn thiện câu hỏi cuối bài. Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-10-Lesson 10-Interaction of gene and pleiotropic gene.doc