Giáo án Sinh học 12 nâng cao bài 5: Nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh học 12 nâng cao bài 5: Nhiễm sắc thể

I. MỤC TIÊU

- Nêu được những điểm khác nhau giữa vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực

- Rèn luyện khả năng quan sát hình để mô tả hình thái, cấu trúc và nêu chức năng của NST

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Hình vẽ sgk/ bài 5 phóng to

- Một số hình ảnh về NST của sinh vật

III. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI

1. Kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ

? Khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen?

3. Bài mới

* Trọng tâm

- Hình thái, cấu trúc, chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực

* Mở bài

ADN là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. ở cấp độ tế bào vật chất mang thông tin di truyền chính là nhiễm sắc thể. Vậy NST có đặc điểm gì?- chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6173Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 nâng cao bài 5: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://2009
Bài 5. nhiễm sắc thể 
Tiết (PPCT): 5
Xuân trường././2009
 	 Tổ trưởng
I. Mục tiêu
- Nêu được những điểm khác nhau giữa vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực
- Rèn luyện khả năng quan sát hình để mô tả hình thái, cấu trúc và nêu chức năng của NST
II. Phương tiện dạy học
- Hình vẽ sgk/ bài 5 phóng to 
- Một số hình ảnh về NST của sinh vật
III. Tiến trình bài mới
1. Kiểm diện
	.
2. Kiểm tra bài cũ
? Khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen?
3. Bài mới
* Trọng tâm
- Hình thái, cấu trúc, chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực
* Mở bài
ADN là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. ở cấp độ tế bào vật chất mang thông tin di truyền chính là nhiễm sắc thể. Vậy NST có đặc điểm gì?- chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: yêu cầu hs nghiên cứu nội dung sgk/trang 25
? Phân biệt vật chất di truyền ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ?
HS:.
GV: khái quát
? NST có những dạng nào? Trong tế bào, NST tồn tại ở dạng nào? Đặc điểm?
HS:  (2 dạng, cặp NST tương đồng)
? Em hiểu thế nào là bộ NST? Bộ NST ở mỗi loài đặc trưng bởi yếu tố nào?
HS:..
GV: chính xác hoá
GV: hãy quan sát bảng trang 25/sgk: ví dụ bộ NST ở 1 số loài:
Thực vật
Động vật
Dương xỉ: 116
Lúa tẻ: 24
Mận: 48
Đào: 16
Ruồi giấm: 8
Ruồi nhà: 12
Tinh tinh: 48
Người: 46
? Nhận xét mối quan hệ giữa số lượng NST của các loài và mức độ tiến hoá của chúng?
HS: .
GV: nhận xét chung
GV: cho hs quan sát hình ảnh cơ chế phân bào nguyên phân:
? NST tồn tại ở mấy dạng cấu trúc? Đặc điểm của từng dạng?
HS: .. (2 dạng: đơn và kép .)
? Trong chu kì tế bào, hình thái NST biến đổi như thế nào?
HS: .
GV: chính xác hoá trên hình. Lưu ý: NST trải qua các giai đoạn: tháo xoắn - tháo xoắn hoàn toàn - đóng xoắn - đóng xoắn cực đại. Quá trình này được lặp lại qua các đợt phân bào.
GV: yêu cầu hs quan sát hình 5/sgk trang 26:
? Hình vẽ thể hiện bao nhiêu mức cấu trúc siêu hiển vi của NST? 
HS: . (6 mức, từ ADN đến NST ở kì giữa)
? Cấu trúc của NST ở các mức cấu trúc thể hiện như thế nào? (tên, đường kính)
HS: 
? Cấu trúc của Nucleôxôm?
HS: .
GV: khái quát hoá nội dung qua hình vẽ.
NST cuộn xoắn qua nhiều mức độ khác nhau. Vậy, ý nghĩa của cấu trúc xoắn cuộn trong việc thực hiện chức năng của NST là gì?
HS: .
? Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào?
HS: ..
GV: khái quát các chức năng của NST
I. Đại cương về nhiễm sắc thể
- Sinh vật nhân thực: Vật chất di truyền là NST. NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein histon
- Sinh vật nhân sơ (vi khuẩn): Vật chất di truyền là phân tử ADN trần, không liên kết với protein, mạch xoắn kép dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc
- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 chiếc giống nhau về hình thái, kích thước và trình tự các gen
- Sự tiến hoá của sinh vật không phụ thuộc vào số lượng NST mà phụ thuộc vào gen trên NST
II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực
1. Cấu trúc hiển vi
NST tồn tại 2 trạng thái: cấu trúc đơn và cấu trúc kép
- Cấu trúc kép: mỗi NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động. Mỗi cromatit chứa 1 phân tử ADN
- Cấu trúc đơn: ở tế bào không phân chia. Mỗi NST tương ứng 1 cromatit ở kì giữa
2. Cấu trúc siêu hiển vi
- Một đoạn ADN (khoảng 146 cặp Nu) quấn quanh 8 phân tử protein Histonkhối cầu Nucleoxom
- Mức xoắn 1: chuỗi Nucleoxom tạo sợi cơ bản, đường kính 11nm
- Mức xoắn 2: sợi cơ bản cuộn xoắn tạo thành sợi nhiễm sắc, đường kính 30nm
- Mức xoắn 3: sợi nhiễm sắc được xếp cuộn lần nữa tạo sợi có đường kính 300nm
- Sợi nhiễm sắc xoắn tiếp một lần nữa tạo thành cromatit, đường kính 700nm
 NST kép đường kính có thể đạt 1400nm
 Chiều dài NST có thể được rút ngắn 15000- 20000 lần so với chiều dài ADN; thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.
III. Chức năng của nhiễm sắc thể
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
+ NST là cấu trúc mang gen: các gen trên 1 NST được sắp xếp theo 1 trình tự xác định và được di truyền cùng nhau
+ Các gen trên NST được bảo quản bằng cách liên kết với protein histon nhờ các trình tự Nu đặc hiệu và các mức xoắn khác nhau
+ Từng gen trên NST không thể nhân đôi riêng rẽ mà chúng được nhân đôi theo từng đơn vị nhân đôi gồm 1 số gen
+ Mỗi NST sau khi nhân đôi và co ngắn tạo nên 2 cromatit nhưng vẫn gắn với nhau ở tâm động (cấu trúc kép)
+ Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
- Điều hoà hoạt động của gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào
NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.
4. Củng cố
- HS đọc kết luận sgk/ trang 26
- Bài tập 5/ tr26-sgk: đáp ánD
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm bài tập trang 26-sgk
- Chuẩn bị bài mới
IV. Rút kinh nghiệm
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Một số hình ảnh tham khảo
Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST
Cơ chế phân bào nguyên phân
Bộ NST ở người (nam giới)

Tài liệu đính kèm:

  • docnhiem sac the.doc