Giáo án sinh học 12 Cơ bản - Trường THPT Nguyễn Đáng

Giáo án sinh học 12 Cơ bản - Trường THPT Nguyễn Đáng

Chương I: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị

Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi ADN

1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nắm được khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen.

- Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền.

- Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN.

2. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN.

-Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.

3. ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh.

- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.

- Yêu cầu của bộ môn.

 

doc 118 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh học 12 Cơ bản - Trường THPT Nguyễn Đáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 1 	 Ngày giảng:
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
Bài 1: Gen, Mã Di Truyền Và Quá Trình Nhân Đôi ADN
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nắm được khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen.
- Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền.
- Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN.
2. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN...
-Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.
3. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh.
- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.
- Yêu cầu của bộ môn.
4. Kiểm tra bài cũ:
5. Giảng bài mới:
* Em hãy nêu khái niệm gen?
* Theo em 1 phân tử ADN chứa 1 hay nhiều gen?Gt 
* Quan sát hình 1.1 và nội dung phần I.2 SGK em hãy cho biết cấu trúc chung của gen cấu trúc? (số vùng, vị trí và chức năng của mỗi vùng)
+ ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc có vùng mã hoá liên tục còn sinh vật nhân thực thường xen kẽ đoạn mã hoá (êxôn) là đoạn không mã hoá (intron)(gen phân mảnh
+ Cần lưu ý trong 2 mạch poliNu 1 mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn (3’-5’), (5’-3’) là mạch bổ sung.
* Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại axit amin cấu tạo nên prôtêin. 
Protein cấu tạo từ đâu?
Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba?
* Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 bộ ba (có bao nhiêu bộ ba (triplet)?
+ Trong 64 bộ ba (triplet) có 3 bộ ba không mã hoá aa → 61 bộ ba mã hoá aa (codon)
* Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không?
* Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin (đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba? (tính thoái hoá)
* Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK (Hoặc xem phim) em hãy nêu thời điểm và diễn biến quá trình nhân đôi ADN.
+ ở SV nhân thực thường tạo nhiều chạc sao chép (rút ngắn thời gian nhân đôi ADN 
Phát biểu NTBS?
+ Các đoạn Okazaki có chiều tổng hợp ngược với mạch kia và có sự tham gia của ARN mồi, enzim nối ligaza
Thế nào là nguyên tắc bán bảo toàn?
* Em có nhận xét gì về 2 phân tử ADN mới và với phân tử ADN mẹ?
I. Gen:
1. Khái niệm: Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
VD: Gen tARN mã hóa phân tử ARN
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
a. Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, là nơi khởi động quá trình phiên mã và điều hoà phiên mã.
b. Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các axit amin.
- Sinh vật nhân sơ: Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)
- Sinh vật nhân thực: Vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh), các đoạn không mã hóa (intron) xen kẽ các đoạn mã hóa (êxon).
c) Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm: Là trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các aa trong Prôtêin.
- Có hơn 20 loại axit amin nhưng chỉ có 4 lại Nu nên mã di truyền là mã bộ ba
- Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin - Bộ ba mã hoá (triplet).
- Với 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa a.a (UAA, UAG, UGA. làm nhiệm vụ kết thúc và 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.a Met (ở SV nhân sơ là foocmin Met)
2. Đặc điểm:
- Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính phổ biến: Hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chi mã hoá cho một loại axitamin.
- Mã di truyền mang tính thoái hoá (dư thừa): Một axit amin có thể có hơn một bộ ba, trừ AUG và UGG
III. Quá trình nhân đôi ADN:
1. Diễn biến: (Gồm 3 bước)
a. Bước 1: (Tháo xoắn phân tử ADN)
- Nhờ các enzim tháo xoắn (helicase) 2 mạch phân tử ADN tách nhau dần.
b. Bước 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới)
- Hai mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch khuôn, dưới tác dụng của enzim ADN-polimeraza các Nu tự do trong môi trường nội bào đến liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X).
- Chiều tổng hợp có chiều từ 5’ à 3’), nên mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn mạch khuôn có chiều 5’- 3’ mạch bổ sung được tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzim nối (ligaza..
c. Bước 3: (Hai phân tử ADN được tạo thành)
- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 
2. Ý Nghĩa:
- Tạo ra 2 phân tử ADN con có đặc điểm giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ
6. Củng cố:
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
- Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn (Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’- 3’ nên mạch khuôn có chiều 5’- 3’ các Nu không liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo điểm liên kết hình thành đoạn Okazaki) 
7. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị nội dung bài mới các câu hỏi cuối bài mới
- Vẽ hình 1.2 sgk
8. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 2 	 Ngày giảng:
Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1.Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải hiểu được khái niệm phiên mã, dịch mã
- Trình bày được cơ chế phiên mã(tổng hợp phân tử mARN).
- Mô tả được quá trình dịch mã (tổng hợp chuỗi pôlipeptit).
2. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim phiên mã, dịch mã.
- Tranh vẽ phóng hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK
3. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
1. Gen là gì? Trình bày cấu trúc chung của gen mã hoá prôtêin ?
2. Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn?
5. Giảng bài mới:
Mạch khuôn ADN (mã gốc)
 ¯ NTBS
Tổng hợp mARN (phiên mã)
+ mARN là bản phiên mã từ mã gốc (mạch khuôn ADN) và thường bị các enzim phân huỷ sau khi tổng hợp xong Protein.
* Quan sát hình 2.1 em hãy nêu cấu trúc của p.tử tARN?
* Dựa vào bộ ba đối mã theo em có bao nhiêu loại phân tử tARN? (61 loại, 61 bộ ba mã hoá axit amin)
+ Ribôxôm (SV nhân thực) có đ.vị lớn = 45 pt P+3 pt rARN
đ.vị bé = 33 pt P +1 pt rARN 
Xảy ra ở đâu và vào thời điểm nào? Trong nhân TB, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào.
* Tranh hình 2.2 (xem phim)
+ Mã gốc trên mạch khuôn ADN theo nguyên tắc bổ sung tổng hợp nên p.tử mARN nên trình tự Nu trên mARN là bản phiên mã.
* Tại sao enzim lại trượt theo chiều 3’-5’ mà không trượt theo chiều 5’-3’? (P.tử mARN được tổng hợp liên tục và chiều liên kết giữa các Nu là chiều 5’ - 3’).
Hiện tượng gì xãy ra khi kết thúc quá trình phiên mã? 
→ Điểm khác nhau giữa mARN vừa tổng hợp ở SV nhân sơ và nhân thực?
- Thế nào là quá trình dịch mã?
- Hoạt hóa a.a là gì?
- Có phải tARN gắn bất kì a.a nào vào hay không? tại sao?
→ tARN gắn với a.a nào là do bộ ba đối mã của nó qui định.
HS nghiên cứu SKG và tóm tắt diễn biến qua trình
* Tranh hình 2.4 (xem phim)
+ Mã mở đầu luôn là AUG nhưng ở sv nhân thực mã hoá axit amin là Met ở sv nhân sơ là foocmin Met 
* Em có nhận xét gì về số lượng codon trên mARN và số lượng axit amin trên chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu trúc nên phân tử prôtêin?
- Cho HS nhắc lại công thức cấu tạo 1 a.a
- Thế nào là LK peptit?
- Rb dịch chuyển như thế nào trên mARN
* Trên 1 phân tử mARN có nhiều ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì?
I. Phiên mã: (Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn của ADN)
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
a. ARN thông tin (mARN):
- Có cấu tạo mạch thẳng
- Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
b. ARN vận chuyển(tARN)
- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng.
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
c. ARN ribôxôm(rARN)
- Gồm 2 tiểu đơn vị kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
- Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN)
- Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’- 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
- Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc chiều 3’ - 5’ và các Nu trong môi trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung. (A - U, G - X)
- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại. 
* Phiên mã ở tế bào nhân thực và nhân sơ cơ bản là giống nhau.
 - Tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã được trực tiếp tổng hợp Protein.
 - Tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon để tạo thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân đến tế bào chất làm khuôn tổng hợp Protein.
II. Dịch mã: (Là quá trình tổng hợp prôtêin)
1. Hoạt hoá axit amin:
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo axit amin- tARN (aa- tARN). 
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 
* Giai đoạn mở đầu: Ribôxôm gắn với mã mở đầu AUG và tARN mang a.a mở đầu (Met-tARN) sao cho anticôdon (UAX) trên tARN của nó bổ sung chính xác với côdon mở đầu trên mARN.
* Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit:
- tARN mang a.a thứ nhất đến côdon thứ nhất sao cho anticôdon của tARN bổ sung với côdon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa a.a1 với a.a mở đầu.
- Ribôxôm dịch chuyển đi một côdon trên mARN đồng thời tARN mang a.a mở đầu rời khởi riboxom. tARN mang a.a thứ 2 đến codon thứ 2 sao cho anticodon của nó bổ sung với codon thứ 2 trên mARN, Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa a.a2 với a.a1. 
- Sự dịch chuyển của Riboxom lại tiếp tục theo từng nất bộ ba trên mARN.
* Giai đoạn kết thúc chuỗi polipeptit:
Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn tất.
- Riboxom tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng.
- Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu axit amin mở đầu (Met) được cắt khỏi chuỗi và chuỗi pôlipeptit cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
- Trong quá trình dịch mã mARN thường gắn một nhóm ribôxôm gọi là pôlixôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 
Phiªn m·
DÞch m·
Nh©n ®«i 
ADN 
6. Củng cố:
 mARN Prôtêin Tính trạng
Chú ý: ở sv nhân sơ sau khi tổng hợp xong phân tử mARN tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit còn ở sv nhân thực là tiền mARN (mARN sơ khai) sau đó cắt bỏ các đoạn không mã hoá axit amin (intron) và nối các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) lại thành mARN trưởng thành rồi mới tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
7. Dặn dò 
 - Học bài theo vở và SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài 
- Chuẩn bị bài sau: Điều hoà hoạt động của gen.
8. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	 Ngày soạn:
 	 Tiết 3 	 Ngày giảng:
Bài 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải hiểu được khái quát về điều hoà hoạt động gen.
- Hiểu được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ (opêron Lac)
2. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim điều hoà hoạt động gen.
- Tranh vẽ phóng hình 3.2, 3.2a, 3.2b SGK
3. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.
2. Quá trình dịch mã tại ribôxôm và va ...  Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................
Ngày soạn : ........ / ........ / ........
Ngày dạy : ........ / ........ / ........
Baøi 44: CHU TRÌNH SINH ÑÒA HOAÙ VAØ SINH QUYEÅN
I. Mục tiêu:
Nêu khái niệm niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.
Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.
Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương tiện: Tranh vẽ hình 44.1, 44.2, 44.3, 44.4. 44.5
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? cho ví dụ về 2 loại chuỗi thức ăn.
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Quan sát hình 44.1 và cho biết:
- Vòng bên ngoài thể hiện điều gì? Thể hiện chu trình sinh địa hóa.
- Vòng bên trong thể hiện điều gì? Thể hiện trao đổi vật trất trong quần xã.
- Trao đổi vật chất giữa quần xã và môi trường vô sinh được thực hiện qua quá trình nào? 
Quá trình sinh vật hấp thụ vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể SV và phân giải xác SV từ chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Theo chiều mũi tên trên hình 44.1 hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá
- Chu trình sinh địa hoá là gì? bao gồm các thành phần nào?
Quan sát hình 44.2 chu trình Cacbon
- Dạng cacbon đi vào chu trình là gì?
- Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi vật chất trong quần xã và trở lại MT không khí và môi trường đất?
- Có phải lượng cacbon trong QX được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? vì sao? Không phải vì còn lại 1 phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nguyên liệu hóa thạch (Than đá, dầu lửa,)
- Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính?
Quan sát hình 44.3 chu trình nitơ
- Trong tự nhiên nitơ chiếm bao nhiêu % thể tích khí quyển?
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
- Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên?
- Lượng nitơ được tổng hợp từ con đường nào là lớn nhất?
=> Trả lời lệnh SGK: Trồng cây họ đậu, thả bèo vào ruộng lúa, cung cấp cho đất các chế phẩm sinh học có chứa vi sinh cố định đạm,
Quan sát hình 44.4 Chu trình nước trong tự nhiên.
- Nêu nội dung chủ yếu của chu trình nước?
- Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước?
- Sinh quyển là gì? 
=> Sinh quyển không phải là toàn bộ khí quyển, thủy quyển, thạch quyển hợp lại mà chỉ bao gồm những nơi có sinh vật sinh sống trong các quyển đó.
- Nêu tên và đđ của các khu sinh học trong sinh quyển 
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa 
 - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. 
II. Một số chu trình sinh địa hoá
 1. Chu trình cacbon
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2).
- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp.
- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường.
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.
2. Chu trình nitơ
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn () và nitrat () .
- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học.
- Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm,
- Hoạt động phản nitrat của vi khuẩn trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu khí quyển.
3. Chu trình nước
- Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối, ao, hồ,
- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
III. Sinh quyển
 1. Khái niệm sinh quyển: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.
 2. Các khu sinh học trong sinh quyển
- Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới,
- Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,..) và khu nước chảy (sông suối).
- Khu sinh học biển:
 + Theo chiều thẳng đứng: sinh vật nổi, động vật tự bơi, động vật đáy.
 + Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi
4. Củng cố
- Nêu khái niệm về chu trình sinh địahoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước trong tự nhiên.
- Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế.
- Nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo và nâng ca năng suất cây trồng.
5. Dặn dò
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
........................................
Ngày soạn : ........ / ........ / ........
Ngày dạy : ........ / ........ / ........
BAØI 45: DOØNG NAÊNG LÖÔÏNG TRONG HEÄ SINH THAÙI
I. Mục tiêu:
 -Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái
 -Khái niệm về hiệu suất sinh thái
 -Giải thích được sự tiêu hao năng lượng giửa các bậc dinh dưỡng 
II. Chuẩn bị: Tranh vẽ hình 45.1,45.2,45.3 SGK
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài c? 
 1- Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh điạ các chất?
 2- Nêu diễn biến của chu trình nitơ?
 3- Thế nào là sinh quyển?
3. Bài mới
HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG LƯU BẢNG
* Trong hệ sinh thái có những dạng năng lượng nào?
- Ánh sáng Mặt Trời có phổ ánh sáng chiếu xuống Trái Đất gồm những dãi chủ yếu nào?
- Sinh vật sản xuất sử dụng ánh sáng nào để quang hợp? Tia hồng ngoại, dãy sáng nhìn thấy
- Cây xanh sử dụng bao bao nhiêu %? chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5%
Quan sát hình 45.2 SGK: Vì sao càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần? Do sự thất thoát qua các bật dinh dưỡng
- Hướng dẫn học sinh thực hiện lệnh trong SGK?
- Thế nào là hiệu suất sinh thái ?
- Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do đâu? Do quá trình hô hấp, tạo nhiệt, bài tiết, rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác ở động vật.
Quan sát hình 45.3, thảo luận và trả lời:
- Mức độ chuyển hoá năng lượng mạnh hay yếu là phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuôc từng hệ sinh thái, từng thành phần loài trong hệ sinh thái.
- Tại sao động vật đẳng nhiệt (chim, thú) có hiệu suất sinh thái thấp hơn so với động vật biến nhiệt? Vì, chúng cần có nguồn năng lượng lớn để duy trì nhiệt độ cơ thể do đó sự tăng khối lượng cơ thể của SVĐN cũng kém hơn. 
Ứng dụng trong chăn nuôi: Cùng một lượng rau cỏ như nhau nhưng thu được prôtêin thịt cá cao hơn gấp 1,5 lần nuôi chim, 2 – 2,5 lần nuôi trâu, bò.
I.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất
- Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quang hợp
- Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm
- Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
II. Hiệu suất sinh thái
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡngsau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề
4. Củng cố:
1. Nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
2. Trong một hệ sinh thai sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái. Trong đó A= 500Kg B=5Kg C=50Kg D=5000Kg E=600Kg
Hệ sinh thái nào có chuổi thức ăn sau là có thể xảy ra?
A. A ® B ® C ® D B. C ® A ® E ® D
C. B ® C ® A ® D D. D ® A ® C ® B 
5. Hướùng dẫn về nhà. Chuẩn bị bảng 
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................
Ngày soạn : ........ / ........ / ........
Ngày dạy : ........ / ........ / ........
Ngày soạn : ........ / ........ / ........
Ngày dạy : ........ / ........ / ........
Bài 47: ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI HỌC
 I. Mục tiêu:
+ Khái quát hóa toàn bộ nội dung kiến thức của phần tiến hóa.
+ Phân biệt thuyết tiến hóa của Lamac và thuyết tiến hóa của Đacuyn.
 + Biết được nội dung của học thuyết tiến hóa tổng hợp và cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thàn loài mới.
+ Biết được nội dung sinh thái học từ cá thể đến quần thể,quần xã và hệ sinh thái.
II. Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận, hỏi đáp, Hình 47.1, 47.2, 47.3 ,47.4 bảng 47, giấy A0.
III. Tiến trienhf bài giảng
 	 1. Ổn định kiểm tra:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 	 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY
NỘI DUNG
TIẾN HÓA
* HĐ 1: Tóm tắt kiến thức cốt cốt lõi và câu hỏi ôn tập.
Chia lớp thành 2 nhóm lớn , Thảo luận 7! với nội dung:
 + N1: tóm tắt nội dung:
-bằng chứng tiến hóa.
-Thuyết tiến hoá của Lamac, Dacuyn và hiện đại
- Câu hỏi ôn tập 1,2,3
 + N2: tóm tắt nội dung:
- Tiến hóa hóa học.
- Tiến hóa tiền sinh học.
- Tiến hóa sinh học.
- Câu hỏi ôn tập 4, 5, 6.
( GV theo dõi, quan sát
( GV củng cố , sửa bài tập.
B.PHẦN SINH THÁI HỌC:
 * Hđ 2: Tóm tắt kiến thức cốt lõi và câu hỏi ôn tập.
GV tiếp tục chia 2 nhóm lớn, TL với ND:
 + N1:Tóm tắt kiến thức chương I, II, III và câu hỏi ôn tập số 1.
 + N2: Tóm tắt kiến thức chương I, II, III và câu hỏi ôn tập số 2.
GV nhận xét, củng cố.
A. PHẦN TIẾN HÓA
I. Tóm tắt kiến thức cốt lõi:
* Chướng I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
 1) Bằng chứng tiến hóa:
- Bằng chứng giải phẩu so sánh.
- Bằng chứng phôi sinh học.
- Bằng chứng địa lí sinh vật học.
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
 2) Tóm tắt học thuyết tiến hóa của Lamac:
- Môi trường sống thay đổi chậm( hình đặc điểm thích nghi.
 3) Tóm tắt học thuyết tiến hóa của Đacuyn:
- Vai trò của CLTN.
- Những cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại,những cá thể có biến dị không thích nghi sẽ bị đào thải.
 4) Tóm tắt ND thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:
- Tiến hóa nhỏ.
- Tiến hoá lớn.
- CLTN, nhân tố tiến hóa,di-nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và ĐB(thay đổi tần số alen à thay đổi thành phần KG của quần thể
- Các cơ chế cách li trước và sau hợp tử.
- Sự hình thành loài mới.
* Chương II:Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
 1) Tiến hóa hóa học.
 2) Tiến hóa tiền sinh học.
 3) Tiến hóa sinh học.
B. SINH THÁI HỌC.
I. Tóm tắt kiến thức cốt lõi:
* Chương I:Cá thể và quần thể sinh vật:
 - Kn và đặc điểm môitrường sống.
 - Kn và đặc điểm nhân tố sinh thái
 - Kn và đặc điểm quần thể sinh vật.
* Chương II:Quần xã sinh vật.
 - Kn và đặc điểm của quần xã sinh vật.
 -Kn và đặc điểm của diễn thế sinh thái.
* Chương III:Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Kn và đặc điểm của hệ sinh thái.
- Kn và đặc điểm của sinh quyển. liên hệ bảo vệ môi trường
4. Củng cố :Hệ thống lại kiến thức phần A, B.
5. Dặn dò:
- Nộp bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
....................
Ngày soạn : ........ / ........ / ........
Ngày dạy : ........ / ........ / ........
Bài 48: 

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 12 Co ban(2).doc