Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 34 đến 38

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 34 đến 38

Chương II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

I. Mục tiêu:

- Phân biệt rõ tiến hoá hoá học- tiền sinh học- tiến hoá sinh học.

- Ngày nay sự sống chỉ có thể tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống.

II. Phương tiện:

- Giáo viên

+ Sơ đồ sự hình thành và phát triển của giọt coaxecva

+ Bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm

+ Sơ đồ các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống .

- Học sinh : xem trước nội dung bài

 

doc 17 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3511Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 34 đến 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/01/09
Tiết 34
Chương II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: 
- Phân biệt rõ tiến hoá hoá học- tiền sinh học- tiến hoá sinh học.
- Ngày nay sự sống chỉ có thể tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống.
II. Phương tiện:
- Giáo viên
+ Sơ đồ sự hình thành và phát triển của giọt coaxecva
+ Bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm
+ Sơ đồ các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống .
- Học sinh : xem trước nội dung bài
III. Phương pháp:
Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, nghhiên cứu SGK
IV. Tiến trình:
1. Ổn định
2. Bài cũ: 5’
- Tiến hóa lớn là gì? Quá trình tiến hóa diễn ra như thế nào?
- Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản ?
3. Bài mới:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20’
10’
I. Tiến hoá hoá học:
 Là giai đoạn tiến hoá hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Gồm 2 bước chủ yếu :
1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ :
 - Các chất vô cơ có trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngọai, núi lửa tạo nên các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên
 - Thí nghiệm của Milơ và Urây: hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần. Kết quả thu được 1 số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin
 2. Quá trình trùng phân tạo nên các phân tử hữu cơ :
Trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thủy không có oxi ( hoặc có rất ít) với nguốn năng lượng là các tia coup, núi lửa, tia tử ngọai 1 số chất vô cơ kết hợp với nhau tạo nên các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nucleotit, đường đơn, các axit béo. Trong điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử: ARN, AND, protein
II.Tiến hóa tiền sinh học: 
- Là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên 
- Gồm các sự kiện nổi bậc:
 + Sự hình thành các tế bào sơ khai: Các đại phân tử tập hợp và tương tác với nhau trong một hệ thống mở tạo nên các tế bào sơ khai có màng bao bọc có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài, có khả năng phân chia
	 + Hình thành giọt Coaxecva từ các hạt keo. Giọt Coaxecva có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch
- Sau khi các tế bào sơ khai được hình thành thì quá trình tiến hóa sinh học được tiếp diễn nhờ các các nhân tố tiến hóa tạo ra các loài sinh vật như hiện nay	
Hoạt động 1:
ð(K) Sự sống được hình thành như thế nào?
ð Viết sơ đồ:
Các chất vô cơ (H2O, CO2, NH3)
HCHC có 2 nguyên tố (C và H)
HCHC có 3 nguyên tố (C, H, O)
HCHC có 4 ngtố (C,H,O, N)
Protein - axit nucleic
- Bầu khí quyển cổ xưa gồm những chất khí nào?
- Dưới tác dụng của yếu tố nào chất hữu cơ được tổng hợp từ chất khí này?
ð Thế nào là tiến hoá hoá học?
ð Mô tả giai đoạn tiến hoá hoá học
Hoạt động 2:
ð Chất hữu cơ khi rơi xuống biển chúng biến đổi như thế nào? Được gọi là gì.
Thế nào là tiến hoá tiền sinh học
ð Vẽ sơ đồ sự hình thành và phát triển của giọt coaxecva
ð (K) Quan sát hình vẽ, giọt coaxecva có biểu hiện gì?
ð(K) Tiến hoá sinh học bắt đầu từ đâu?
ð(K,G) Sự sống ngày nay có thể hình thành bằng phương thức hoá học không ? Vì sao.
ð Treo sơ đồ các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống . Hãy cho biết các phức hệ đó, phức hệ nào sẽ tiếp tục tồn tại qua quá trình chọn lọc tự nhiên?
ð Cho ví dụ từ cơ thể chưa có cấu tạo tế bào -> cơ thể đơn bào-> cơ thể đa bào?
O Cho ví dụ về sự phát sinh sự sống
O - Bầu khí quyển cổ xưa gồm những chất khí : CH4, NH3, H2 và hơi nước
- Dưới tác dụng của yếu tố : sấm sét, tia tử ngọai, núi lửa chất hữu cơ được tổng hợp 
O Là giai đoạn tiến hoá hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
O - Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên
 - Quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản
O Chúng kết dính lại với nhau thành các phức hợp:
Pro-lipit, pro-gluxit, pro-axit nu, 
O Là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
O TĐC, ST và sinh sản.
O Sinh sản ra những dạng giống chúng.
O Từ những giọt coaxecva
O- Thiếu những điều kiện lịch sử trước kia.
- Chất hữu cơ tồn tại ngoài cơ thể sẽ bị VK phân huỷ.
O Phức hệ pro và a. nucleic
O Virut-> vi khuẩn-> chim thú
4. Củng cố: 8’
Câu hỏi TN
- Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài
5. Dặn dò: 2’
 -Sưu tầm những bằng chứng về hoá thạch
 - Xem trước nội dung bài 33, đọc kỹ phần hoá thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vì sao sự sống ngày nay không được hình thành theo phương thức hoá học?
A)Thiếu những điều kiện lịch sử nhất định.
B)Các chất hữu cơ được hình thành sẽ bị các vi khuẩn phân huỷ.
C)Ngày nay sự sống chỉ hình thành theo con đường sinh học.
D)Thiếu những chất vô cơ cần thiết
Câu 2: Từ thí nghiệm của Milơ và những thí nghiệm tương tự, ta có thể rút ra được nhận định nào?
A) Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, cacbon oxit, mêtan, ammoniac. Người ta thu được một số loại axit amin
B) Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ chất hữu cơ đơn giản trong điều kiện của địa cầu nguyên thủy
C) Cơ thể sống có tính phức tạp, đa dạng và đặc thù 	
D) Các vật thể sống tồn tại trên quả đất là những hệ mở, cấu tạo bởi protein và axit nucleic đặc trưng
Câu3: Sự phát sinh sự sống trên quả đất là do:
A). Tự nó sinh ra	B) Từ hành tinh khác chuyển đến
C) Sự tiến hóa các hợp chất cacbon	D)Thượng đế tạo ra
Câu 4: Giai đoạn tiến hóa hóa học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:
A) Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép	C) Tác động của nhiệt độ 
B) Tác động của enzim	D) Tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên
Câu 5: Thí nghiệm của S. Mi lơ khi cho tia điện cao thế phóng qua hỗn hợp hơi nước, CH4, H2, NH3 thì thu được
 A. các protein.	B. các axit amin.	C. các axit nucleic.	D. các lipit.
Ngày soạn: 24/01/09
Tiết 35
SỰ PHÁT TRIỂN SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I- Mục tiêu:
	- Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần :
+ Hiểu thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự phát triển của sinh giới.
 + Giải thích được những biến đổi địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên trái đ6át như thế nào?
+ Trình bày được đặc điểm địa lí khí hậu của trái đất qua các kỉ và đại địa chất.
+ Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.
- Kỹ năng: Khai thác kiến thức trong hình vẽ,làm việc với sách giáo khoa, hoạt động nhóm.	
- Thái độ: Học sinh có ý thức gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, và ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.
II- Phương pháp: 
 Vấn đáp , diễn giảng ,trực quan, thảo luận nhóm làm việc với SGK.
III- Phương tiện: 
	-Giáo viên : Sưu tầm các tranh ảnh về hóa thạch quá các thời đại( SGK 12 cũ) .
	- Học sinh : Chuẩn bị đầy đủ phần dặn dò tiết trước:
	+ Vai trò của hóa thạch? Phương pháp xác định tuổi của hóa thạch?
	+ Sự biến đổi khí hậu, địa chất qua các đại ?
	+ Sự phát triển của giới thực vật, động vật diễn ra như thế nào ? 
	+ Nêu những loài đã bị duyệt vong mà em biết ?
	+ Sưu tầm tranh, mẫu chuyện về hóa thạch?
IV- Tiến trình: 
1. Ổn định
2. Bài cũ: 5’
-Viết sơ đồ tóm tắt giai đoạn tiến hóa hóa học .Ngày nay, sự sống có còn được hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học nũa không? Vì sao?
-Trình bày các sự kiện chính trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?
3. Bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu về sự phát sinh sự sống trên quả đất. Tuy nhiên, các giả thiết về sự hình thành và phát triển sự sống đến nay vẫn còn nhiều tranh cải .Để dựng lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển các nhà khoa học đã dựa vào những bằng chứng gián tiếp và trực tiếp .....Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về những bằng chứng trực tiếp chứng minh sự phát triển của sinh vật.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hóa thạch và phân chia thời gian địa chất 
- GV giới thiệu 1 số tranh về hóa thạch , yêu cầu HS trả lời 
+ Hóa thạch ?
+ Có những loại hóa thạch nào?
 GV nhận xét ,giải thích ,kết luận.
 - GV giới thiệu sơ lược sự hình thành hóa thạch .
- Hóa thạch chỉ là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất. Vậy người ta nghiên cứu hóa thạch làm gì ? sang 2.
- Cho biết Khủng Long ứ diệt vong trước hay sau loài người xuất hiện? Dựa vào đâu để biết ?
- Sự có mặt của hóa thạch quyết trần hay bò sát ở 1 nơi nào đó nói lên điều gì ?
- ý nghĩa của hóa thạch ?
GV kết luận . 
*GV giới thiệu phương pháp xác định tuổi của hóa thạch
-HS quan sát tranh, SGK :
+KN
+Các loại.
 HS ghi bài.
- Trước , dựa vào hóa thạch.
- đại chất và khí hậu nơi đó vào thời trước kia.
- HS tự nêu vai trò của hóa thạch.
HS ghi bài
I- Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
1. Hóa thạch và sự hình thành hóa thạch.
 Là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất.
2. Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
- Cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Tuổi của hóa thạch có thể xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ trong hóa thạch hoặc lớp đất đá chứa hóa thạch 
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 
- GV sử dụng hình 33.1,33.2 SGV giải thích về mục 1,2.
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau dựa vào bảng 44 SGK trong 5’:
+ Nêu tên các sinh vật điển hình troang các kỉ ?
+ Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện địa chất và khí hậu với sinh vật qua các đại địa chất ? Cho 3 VD minh họa ?
GV nhận xét và kết luận .
- HS theo dõi .
- HS làm việc theo 4 nhóm :
+ Nhóm 1,2 : Nêu tên các sinh vật điển hình troang các kỉ lên bảng phụ.
+ Nhóm 3,4: Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện địa chất và khí hậu với sinh vật qua các đại địa chất . Cho 3 VD minh họa lên bảng phu.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS ghi bài.
II- Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
 1. Trái đất và những biến đổi địa chất.
 2.Hiện tượng trôi dạt lục địa.
 3.Sinh vật trong các đại địa chất:
( bảng 33 SGK)
4. Củng cố : 8’
-Nhấn mạnh lại KN, ý nghĩa hóa thạch.
 - Sự tiến hóa của sinh vật có liện quan với điều kiện địa chất khí hậu qua các thời đại và kỉ đại chất.
Câu 1: Sắp xếp các loài thực vật theo đúng thứ tự lịch sử phát triển của sự sống:
 1.Dương xỉ 2. Tảo biển 3. Cây hạt trần 4. Cây có hoa hạt kín 5. Cây có mạch.
Đáp án đúng :
A. 1,2,3,4,5. B. 1,2,5,3,4. C. 2,5,1,3,4 D. 2,1,5,3,4.
Câu 2: Sự sống lên cạn vào:
 A. đại tiền Cambri. B. kỉ Xilua. C. kỉ Đevon. D. kỉ Pecmi.
Câu 3: Đặc điểm đặc trưng nhất của kỉ Thứ tư thuộc đại Tân sinh :
A. xuất hiện cây lá kim điển hình cho khí hậu lạnh. 
B. xuất hiện loài người từ vượn người nguyên thủy. 
C. sự có mặt đầy đủ của các đại diện động thực vật ngày nay. ... ững thể ĐB tỏ ra ưu thế hơn. Gen ĐB kháng thuốc nhanh chóng lan rộng trong quần thể nhờ quá trình sinh sản (truyền theo hàng dọc) hoặc truyền theo hàng ngang (qua biến nạp/ tải nạp).
- Khi liều lượng pênixilin càng tăng nhanh → áp lực của CLTN càng mạnh thì sự phát triển và sinh sản càng nhanh chóng đã làm tăng số lượng VK có gen ĐB kháng thuốc trong quần thể.
Ngày soạn: 12/02/09 Phần bảy: SINH THAI HỌC
Tiết 38
Chương I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu :
Sau khi học bài này học sinh cần:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống.
- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật 
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái , cho ví dụ minh họa 
- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.
- Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
III. Phương tiện 
- Tranh hình 35.1 hình 35..2 sách giáo khoa.
- Mô hình 
IV. Tiến trình 
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: 5’
- Em hãy nêu bằng chứng chứng minh người có nguồn gốc từ động vật? Và cho biết các dạng vượn người hóa thạch ngày nay.
- Em hãy phân biệt tiến hóa sinh học và tiến văn hóa.
3. Bài mới:
Vì sao có những giống cây trồng hay vật nuôi trồng ở nước nay thì năng xuất cao và chất lượng tốt như đem đến nước khác nuôi và trồng với các biện pháp kĩ thuật như nhau. Như thu hoạch thì năng xuất chất lượng kém? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này? Để có câu trả lời hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
10’
14’
Hoạt động 1:
Em hãy quan sát tranh và cho biết:
Môi trường sống là gì?
Trong thiên nhiên có những loại môi trường sống nào? 
Trong môi trường sống có những loại nhân tố sinh thái nào?
Vì sao gọi đó là các nhân tố sinh thái ?
=> Nhân tố hữu sinh : con người có thể làm cho môi trường phong phú giàu có hơn như cũng làm cho chúng bi suy thoái.=> môi trường suy thoái ảnh hưỡng rất lớn đến các sinh vật khác, đồng thời đe dọa cuộc sống chính mình.
Hoạt động 2:
Thế nào là giới hạn sinh thái ? 
Cá rô phí có giới hạn sinh thái như thế nào? 
 Từ số liệu bảng 35.1 SGK em có thể kết luận như thế nào về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?
=> Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù, đảm bảo sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
Khoảng ức chế là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật .
GV cho học sinh xem băng hình.
Thế nào là ổ sinh thái?
=> ổ sinh thái chung là một không gian sinh thái trong đó mỗi nhân tố sinh thái đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật , ví dụ ổ sinh thái dinh dưỡng , ổ sinh thái sinh sản,
=> ổ sinh thái kiến sống trên cây 
=>ổ sinh thái cá ở hồ cá ( nhiều loài cá 
Nhân tố sinh thái có đặc điểm như thế nào?
Hoạt động 3:
 Quan sát tranh và 
Hoàn thành phiếu học tập số 1
Thảo luận nhóm 3 phút.
Sự thích nghi của động vật với ánh sáng đã biểu hiện như thế nào?
Hiểu được sự thích nghi của sv với ánh sáng ta có thể ứng dụng như thế nào trong sản xuất? 
=>Do yếu tố ánh sáng tác động sinh vật thích nghi
Chịu ánh sáng mạnh, chịu ánh sáng yếu, trung gian
Mỗi dạng thích nghi có hình dạng và cấu trúc phù hợp.
Sinh vật thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường được biểu hiện như thế nào?
=> tùy loài mà cócấu tạo hình thái sinh lí ,.. để điều hòa thân nhiệt .
=> GV kết luận 
Em hãy trình bày quy tắc kích thước cơ thể Becmam và quy tắc quy tắc kích thước cơ thể Anlen 
Từ 2 quy tắc trên em rút ra kết luận gì?
Môi trường sống của sinh vật quanh sinh vật có tác động trực tiếp , gián tiếp hoặc tác động qua lại sự tồn tại , sinh trưởng phát triển và những hoạt động của sinh vật. 
Môi trường nước ( biển,hồ nước mặn ) nước lợ ( nước cửa sông, ven biển) Nước ngọt ( nước hồ, ao, sông suối..)
Môi trường đất: ( môi trường trong đất) Các loại đất khác nhau.
Môi trường trên mặt đất - không khí.( môi trường trên cạn) tính từ mặt đất trở lên tới các lớp khí quyển bao quanh trái đất.
Môi trường sinh vật :bao gồm các sinh vật (CNgười) nơi sống của các sinh vật kí sinh cộng sinh
Nhân tố sinh thái vô sinh: ( không sống) của tự nhiên gồm khí hậu ( ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm,) thổ nhưỡng (đất đá,..) nước( biển,ao,..) địa hình( độ cao độ dốc,..)
Nhân tố sinh thái hữu sinh : ( sống) VSV, nấm, thực vật,động vật,
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinhvật.
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Từ 50-420 khoảng thuận lợi 200- 350 .
Học sinh trao đổi 
Rút ra kết luận 
Học sinh lắng nghe tiếp thu kiến thức.
ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của các thể
Học sinh quan sát.
Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường qui định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài 
Phân bố không đều trên trái đất , cường độ, thời gian, 
ưa hoạt động ngày: định hướng di chuyển
ưa hoạt động đêm: thị giác tiêu giảm chỉ nhìn trong ban đêm xúc giác phát triển hoặc phát quang.
=> Chọn cây trồng phù hợp với vĩ độ khác nhau.Chọn trồng cây xen canh, tạo chuồng nuôi với độ chiếu sáng thích hợp, bảo vệ động vật nuôi ở cường độ chiếu sáng mạnh 
Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tìm nơi có nhiệt độ phù hợp.
Quy tắc quy tắc kích thước cơ thể Becmam : động vật hằng nhiệt sống vùng ôn đới ( khí hậu lạnh ) kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Lớp mỡ dày chống rét 
Quy tắc quy tắc kích thước cơ thể Anlen 
Động vật sống ở vùng ôn đới có tai , đuôi và chi ,.. thường bé hơn động vật tương tự sống ở vùng nóng. 
=> từ 2 quy tắc trên cho thấy tỉ số diện tích bề mặt cơ thể (S) lớn 
Với thể tích cơ thể (V) giảm => hạn chế tỏa nhiệt cơ thể và ngược lại.
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
1. Khái niệm môi trường: 
Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp , gián tiếp hoặc tác động qua lại sự tồn tại , sinh trưởng phát triển và những hoạt động của sinh vật. 
2. Các loại môi trường:
Môi trường nước ( biển,hồ nước mặn ) nước lợ ( nước cửa sông, ven biển) Nước ngọt ( nước hồ, ao, sông suối..)
Môi trường đất: ( môi trường trong đất) Các loại đất khác nhau.
Môi trường trên mặt đất - không khí.( môi trường trên cạn) tính từ mặt đất trở lên tới các lớp khí quyển bao quanh trái đất.
Môi trường sinh vật :bao gồm các sinh vật (CNgười) nơi sống của các sinh vật kí sinh cộng sinh
3. Nhân tố sinh thái:
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
Nhân tố sinh thái vô sinh: ( không sống) của tự nhiên
Nhân tố sinh thái hữu sinh : ( sống)
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
1.Giới hạn sinh thái
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Ví dụ: Cá rô phi có giới hạn sinh thái. Từ 50-420 khoảng thuận lợi 200- 350 
Mỗi sinh vật có giới hạn sinh thái nhất định đối với mỗi nhân tố sinh thái hay nói cách khác , mỗi sinh vật có giới hạn sinh thái đặc trưng đối với mỗi nhân tố sinh thái ( đó là quy luật giới hạn sinh thái )
2. Ổ sinh thái.
Ổ sinh thái được định nghĩa là một không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của các thể
Ổ sinh thái chung là một không gian sinh thái trong đó mỗi nhân tố sinh thái đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật , ví dụ ổ sinh thái dinh dưỡng , ổ sinh thái sinh sản,
III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống 
1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng.
Nội dung phiếu học tập 
ưa hoạt động ngày: định hướng di chuyển
ưa hoạt động đêm: thị giác tiêu giảm chỉ nhìn trong ban đêm xúc giác phát triển hoặc phát quang.
Do yếu tố ánh sáng tác động sinh vật thích nghi
Chịu ánh sáng mạnh, chịu ánh sáng yếu, trung gian
Mỗi dạng thích nghi có hình dạng và cấu trúc phù hợp
2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ 
Sinh vật điều hòa tản nhiệt nhiều cách : Thay đổi hình thái, cấu tạo sinh lí để giữ nhiệt, chống mất chống tăng nhiệt cơ thể. Hoặc kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng.
a Quy tắc quy tắc kích thước cơ thể Becmam : 
Động vật hằng nhiệt sống vùng ôn đới ( khí hậu lạnh ) kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Lớp mỡ dày chống rét 
b.Quy tắc quy tắc kích thước các bộ phận tai,đuôi,chi,cơ thể Anlen 
Động vật sống ở vùng ôn đới có tai , đuôi và chi ,.. thường bé hơn động vật tương tự sống ở vùng nóng. 
=> từ 2 quy tắc trên cho thấy tỉ số diện tích bề mặt cơ thể (S) lớn 
Với thể tích cơ thể (V) giảm => hạn chế tỏa nhiệt cơ thể và ngược lại.
Phiếu học tập :
Thích nghi của thực vật với chế độ chiếu sáng khác nhau.
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Quang hợp 
Quang hợp 
Phiến lá mô giậu
Phiến lá mô giậu
Lá xếp
Lá xếp
Thân cây..
Thân cây..
Màu lá hạt lục lạp 
Màu lá hạt lục lạp 
Đáp án 
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Quang hợp : Cường độ ánh sáng mạnh 
Quang hợp cường độ ánh sáng yếu
Phiến lá dày Mô giậu phát triển
Phiến lá mõng Mô giậu ít hoặc không có
Lá xếp nghiêng so với mặt đất
Lá xếp ngang so với mặt đất
Thân cây thẳng lớn
Thân cây nhỏ
Màu la:ự xanh nhạt hạt lục lạp 
Màu lá : xanh đậm hạt lục lạp 
4. Củng cố : 5’
1 Em hãy hoàn thành bài tập số 1 sách giáo khoa trang 154.
Đáp án:
Nhân tố sinh thái
Aỷnh hưỡng nhân tố sinh thái
Dụng cụ đo	
Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự TĐC và trao đổi năng lượng , khả năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Nhiệt kế 
Aựnh sáng ( Lux)
Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật 
Máy đo 
ánh sáng
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước
Đo độ ẩm 
 không khí
Nồng độ các loại khí: O2 , CO2 ,..( %)
Aỷnh hưởng quá trình hô hấp của sinh vật
Tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, tuy nhiên nồng độ CO2 quá cao thường gây chết đối với các loài sinh vật
Máy đo
 Các loại khí 
Độ pH
Độ pH ảnh hưởng nhiều đến khả năng hút khoáng của thực vật ảnh hưỡng đến đời sống của chúng.
Máy đo 
độ PH
5.Dặn dò: 1’
- Về nhà học bài làm bài tập 2,3,4,5 sách giáo khoa trang 155
- Xem trước bài 36 Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Trả lời câu hỏi: Quần thể là gì? Cho 1 vài ví dụ về quần thể.
	 Quan hệ hổ trợ cạnh tranh có tác dụng gì? 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 34-38.doc