Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần VII: Sinh thái học - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần VII: Sinh thái học - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Nguyễn Thị Ánh Tuyết

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được khái niệm hệ sinh thái, lấy được các ví dụ về hệ sinh thái chính của trái đất, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó .

 2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:

 - Kĩ năng phân tích, nhận biết và phân loại các hệ sinh thái .

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Chuẩn bị :

- GV: + Hình 42.1, 2, 3 SGK

 + PHT:Bảng 42 SGK: Các hệ sinh thái trong tự nhiên.

- HS: + Nghiên cứu trước bài.

 + 1 số hệ sinh thái cơ bản trong tự nhiên, phân tích các nhân tố trong hệ sinh thái đó.

 III. Hoạt động dạy học:

 1. Ổn định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Thế nào là DTST? Phân biệt DTNS với DTTS. Cho ví dụ minh họa.

 3. Bài mới:

 

doc 15 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản - Phần VII: Sinh thái học - Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Nguyễn Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI – SINH QUYỂN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ngày soạn: 02 /4 / 2011 
Tiết 45 – Bài 42: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm hệ sinh thái, lấy được các ví dụ về hệ sinh thái chính của trái đất, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó .
	2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Kĩ năng phân tích, nhận biết và phân loại các hệ sinh thái .
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Hình 42.1, 2, 3 SGK 
 + PHT:Bảng 42 SGK: Các hệ sinh thái trong tự nhiên. 
- HS: + Nghiên cứu trước bài. 
 + 1 số hệ sinh thái cơ bản trong tự nhiên, phân tích các nhân tố trong hệ sinh thái đó. 
 III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là DTST? Phân biệt DTNS với DTTS. Cho ví dụ minh họa.
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Nội dung
(8’)
(8’)
(17’)
HĐ 1. Khái niệm hệ sinh thái:
 Yêu cầu HS quan sát hình 42.1 SGK,đọc SGK và liên hệ kiến thức cũ ( lớp 9) à
- Khái niệm hệ sinh thái?
- Nhận xét về các mối quan hệ được thể hiện rong quần xã ? 
è Đặc điểm của HST?
- Cho 1 vài ví dụ về HST, phân tích mối quan hệ giữa các SV trong quẫn xã và giữa quần xã với môi trường (sinh cảnh). (GV ghi ví dụ vào 1 góc bảng)
HĐ 2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
- Cấu trúc 1 HST gồm những thành phần cơ bản nào? 
Trong thành phần hữu sinh (quần xã SV) bao gồm những nhóm SV nào? Tiêu chí để phân nhóm các SV trong QX?
- Hãy xác định các thành phần cấu trúc của HST trên sơ đồ hình 42.1 SGK (Hoặc ví dụ của HS).
HĐ 3. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất:
- Trên trái đất có các kiểu HST nào ? ví dụ minh họa.
 GV nhấn mạnh: 
 * HST trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ SV. Nhân tố khí hậu có vai trò quyết định trong sự hình thành các HST trên cạn.
 * Trong khi đó các HST dưới nước ít phụ thuộc vào khí hậu mà phụ thuộc chủ yếu vào độ sâu lớp nước và tốc độ dòng chảy
- Phân biệt HST tự nhiên và HST nhân tạo à Đặc điểm HST tự nhiên và HST nhân tạo?
 GV phát PHT cho HS yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành PHT trong vòng 5’.
 Yêu cầu đại diện trình bày kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét và bổ sung.
 GV giúp HS hoàn thiện nội dung PHT = đáp án đúng
- Kể tên 1 số HST tự nhiên điển hình ở địa phương và phân tích các thành phần cấu trúc chủ yếu của HST đó.
- Nêu ví dụ về 1 số HST nhân tạo. Nêu các thành phần của HST và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng HST.
- Ảnh hưởng của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của các HST ? à vai trò của con người đối với sự tồn tại và phát triển của các HST trên trái đất?
 HS quan sát hình 42.1 SGK,đọc SGK và liên hệ kiến thức cũ ( lớp 9) à
- Khái niệm hệ sinh thái.
- mối quan hệ: SV – SV
 SV – MT.
- Đặc điểm:
+ 1 đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh.
+ đa dạng về kích thước và đặc điểm sinh học.
+ hệ sống mở và có khả năng tự điều chỉnh.
 HS tự lấy ví dụ minh họa và phân tích được các mối quan hệ thể hiện trong HST đó.
 HS sử dụng sơ đồ hình 42.1 SGK à 2 thành phần :
- vô sinh: sinh cảnh.
 Tùy theo chức năng dinh dưỡng
- hữu sinh: quần xã SV: gồm
 + SVSX
 + SVTT.
 + SVPG.
 HS vận dụng kiến thức à các thành phần cấu trúc VS và HS cũng như các nhóm SV trong nhân tố HS của HST .
 HS nghiên cứu SGK , liên hệ thực tiễn à 2 nhóm
- Các HST tự nhiên:
 + HST trên cạn.
 + HST dưới nước.
- Các HST nhân tạo.
 HS hoàn thành bảng so sánh HST tự nhiên và HST nhân tạo. (PHT)
- Khác:
HST tự nhiên
HST nhân tạo
- thường có độ đa dạng cao.
- nguồn NL duy nhất là ASMT.
- Chịu sự tác đông chủ yếu của các yếu tố tự nhiên.
à phát triển theo qui luật tự nhiên (CLTN) 
è sinh trưởng của cá thể chậm , năng suất SH thấp
- thường có độ đa dạng thấp.
- nguồn NL chủ yếu là ASMT+nguồn VC và NL khác.
- Chịu sự tác đông chủ yếu của nhân tố con người.
à phát triển theo định hướng của con người (CLNT) è sinh trưởng của cá thể nhanh, năng suất SH cao.
- giống: có những đặc điểm chung về thành phần cấu trúc. Các SV trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
 HS liệt kê 1 số HST tiêu biểu của địa phương và phân tích các thành phần cấu trúc chủ yếu của HST đó.
- Ví dụ HST đồng lúa
+ TPVS: Nước, t0, AS..
+ TPHS:Lúa, cỏ, cá, sâu..
- Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng HST: cung cấp đủ nước, bón phân, diệt cỏ, phòng trừ sâu hại, ..
 HS liên hệ thực tiễn, phân tích các ví dụ thực tiễn à vai trò quyết định của con người đến sự tồn tại và phát triển của các HST trên trái đất.:
+ Bảo vệ các HST tự nhiên.
+ Xây dựng các HST nhân tạo.
è Vai trò làm chủ của con người trong sinh giới 
I. Khái niệm hệ sinh thái:
- Khái niệm: HST là tập hợp của quần xã SV và sinh cảnh của quần xã. Trong đó, các SV luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
à Đặc điểm:
+ HST là 1 đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh, vì : thường xuyên tiến hành chức năng sống thông qua sự TĐC và năng lượng giữa SV với môi trường sống của chúng (quá trình đồng hóa và dị hóa).
+ HST đa dạng về kích thước và đặc điểm sinh học.
+ HST là 1 hệ sống mở và có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.
II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái:
- Thành phần vô sinh: là môi trường vật lí (sinh cảnh) của hệ sinh thái.
- Thành phần hữu sinh: là quần xã SV. Tùy theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái của từng loài SV mà chúng được xếp thành 3 nhóm, bao gồm:
+ SVSX: TV và 1 số SV tự dưỡng
+ SVTT: Các ĐV ăn TV và các ĐV ăn thịt.
+ SVPG: VSV và 1 số loài ĐVKXS phân giải chất thải và xác chết.
III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất: 
 đa dạng
1.Các HST tự nhiên:
- HST trên cạn.
- HST dưới nước: gồm
 + HST nước ngọt.
 + HST nước mặn.
2.Các HST nhân tạo:
VD: Đồng ruộng; hồ nước, rừng trồng, thành phố, 
(Nội dung PHT)
à Con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các HST tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo.
(5’)
HĐ 4. Củng cố: 
- Cho HS đọc phần tóm tắt kiến thức cuối bài.
- Trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập số 4 cuối bài SGK. 
- HS đọc phần tóm tắt kiến thức cuối bài.
- Trả lời câu hỏi SGK
 Đáp án: D
	4. Dặn dò: (1’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Nghiên cứu trước bài “ Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái”
	- Tìm thêm các ví dụ về chuỗi và lưới thức ăn trong các HST khác nhau.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 04 / 04 / 2011 
Tiết 46 – Bài 43: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng , lấy ví dụ minh họa .
	- Nêu nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa .
	2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Kĩ năng phân tích, nhận biết và phân loại các các thành phần của môi trường .
	- Kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Hình 4.1, 2, 3 SGK 
- HS: + Nghiên cứu trước bài. 
 + 1 số chuỗi và lưới thức ăn trong các hệ sinh thái khác nhau. 
 III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
- Thế nào là 1 HST? Tại sao nói HST biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống?
- HST tự nhiên và HST nhân tạo có những điểm gì giống và khác nhau?
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Nội dung
(22’)
(10’)
HĐ 1. Trao đổi chất trong QXSV:
 GV nêu vấn đề:
- Trình bày khái niệm chuỗi thức ăn.
- Phân tích 2 chuỗi thức ăn (a, b) trong SGK trang 191.
 GV yêu cầu:
- Xây dựng 2 chuỗi T/ăn mở đầu bằng SVSX và mở đầu bằng SVPH mùn bã hữu cơ.
- Phân tích 2 chuỗi T/ăn đó.
 GV nhận xét, đánh giá.
 GV cho HS quan sát 1 số chuỗi thức ăn và yêu cầu HS phân tích và trả lời câu hỏi: Chuỗi thức ăn nói lên điều gì?
 GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
 GV yêu cầu HS :
- Quan sát hình 43. 1 SGK trang 192.
- Nhận xét các chuỗi thức ăn.
- Chỉ ra loài nào tham gia nhiều chuỗi thức ăn và từ đó có nhận xét gì về quan hệ giữa các chuỗi thức ăn ?
 GV nhận xét đánh giá.
 GV cho HS về 1 số lưới thức ăn ở ao hồ, biển và yêu cầu HS phân tích.
 GV nhận xét, đánh giá và yêu cầu HS khái quát kiến thức .
 GV hỏi:
- Nghiên cứu chuỗi và lưới thức ăn có ý nghĩa như thế nào?
Liên hệ:
- Tại sao trong ao nuôi cá người ta thường thả nhiều loài khác nhau?
 GV bổ sung kiến thức:
 Chuỗi và lưới thức ăn là phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng giữa các loài trong quần xã.
 GV nêu vấn đề:
- Bậc dinh dưỡng là gì? Hiểu biết về bậc dinh dưỡng có giá trị như thế nào?
 GV có thể gợi ý:
- Quan sát hình 43.2 SGk và tranh do GV cung cấp.
- Chỉ ra những loài có cùng mức dinh dưỡng.
 GV nhận xét, đánh giá và yêu cầu HS nghiên sứu SGK trang 192.
- Phát biểu khái niệm bậc dinh dưỡng.
- Ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c trong hình 43.2 SGK.
HĐ 2. Tìm hiểu hình tháp sinh thái:
 GV yêu cầu HS :
- Quan sat hình 43.3 SGK .
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ So sánh số lượng cá thể của SVSX với số lượng cá thể của SVTT các cấp?
+ Sự tích lũy sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng cao so với bậc dinh dưỡng thấp tuân theo quy luật nào?
+ Nhận xét kích thước của bậc dinh dưỡng.
+ Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác ddunhj như thế nào?
 GV nhận xét , đánh giá.
 GV dẫn dắt: Từ những nghiên cứu về chuỗi, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, người ta đã xây dựng tháp sinh thái.
 GV nêu câu hỏi:
Tháp sinh thái là gì?
Có mấy loại tháp sinh thái? Đặc điểm mỗi loại là gì?
 GV nêu yêu cầu:
 Hãy chỉ ra ưu nhược điểm của hình tháp sinh thái.
 GV sử dụng thông tin SGV bổ sung kiến thức .
 GV có thể hưỡng dẫn HS cách tính HSST ở các bậc dinh dưỡng.
Liên hệ:
- Trong chăn nuôi, quy luật hình tháp sinh thái có ý nghĩa như thế nào?
 HS hoạt động cá nhân.
- Vận dụng kiến thức SH lớp 9 à Khái niệm chuỗi T/ăn.
- Phân tích:
+ chuỗi T/ăn có SVSX, SVTT các cấp, SVPH.
 HS trao đổi trong nhóm à thống nhất ý kiến.
 HS có thể viết như sau:
* Chuỗi 1: Cỏ à sâu ăn rau à ếch à rắn àđại bàng.
* Chuỗi 2: Các mảnh vụn CHC à VK phân hủy à trùng biến hình à tôm à có quả.
 HS phân tích theo mối quan hệ dinh dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn.
 Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.
 HS vận dụng kiến thức và phân tích à khái quát:
- Chuỗi thắc ăn nói lên mqh dinh dưỡng giữa các loài.
- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài SV, mỗi loài là 1 mắt xích của chuỗi vừa là SVTT vừa bị SV khác tiêu thụ.
 HS hoàn thiện kiến thức. 
Khái niệm chuỗi thức ăn
Các dạng chuỗi thức ăn.
 HS vận dụng kiến thức và phân tích được :
+ Các chuỗi thức ăn.
+ Trăn là loài có mặt trong nhiều chuỗi thức ăn.
+ Các chuỗi thức ăn có nhiều mặt xích chung.
 Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
 HS phân tích các chuỗi thức ăn và tìm ra các mắt xích chung.
 HS khái quát được kiến thức:
- Khái niệm lưới thức ăn.
- Nguyên tắc xây dựng lưới thức ăn
 HS có thể trả lời được:
+ Biết được thành phần loài trong quần xã.
+ Cấu trúc quần xã.
+ Tính bền vững của quần xã
+ Vai trò của năng lượng mặt trời.
è tăng cường tính ổn định của quần xã.
 SH trả lời ngắn gọn:
- Tận dụng nguồn sống.
- Ổn định sự cân bằng quần xã.
 HS quan sát tranh và nhận biết được :
- TV n ... đổi chất với môi trường thông qua chu trình sinh địa hóa 
- Khái niệm: Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể SV, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể SV truyền trở lại môi trường.
- Một phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng động trong môi trường.
- Đặc điểm:
+ Chu trình vật chất được thực hiện trên cơ sở tự điều hòa của quần xã.
+ Chu trình vật chất duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
15’
HĐ 2. Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hóa:
 GV yêu cầu :
+ Quan sát hình 44.2 SGK trang 196.
+ Trả lời câu hỏi: 
- Chu trình cacbon gồm mấy phần?
- Bằng con đường nào mà cacbon dẫ đi từ môi trường ngoài vào cơ thể SV, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí, đất?
- Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã SV được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Tại sao?
 Hướng dẫn HS tìm hiểu sự trao đổi chất qua chu trình cacbon để HS tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.
- GV nhận xét đánh giá và giúp HS hoàn thiệ kiến thức.
- GV nêu câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng lên?
+ Hậu quả và cách hạn chế?
- GV yêu cầu:
+ Quan sát hình 44.3 SGK.
+ Mô tả ngắn gọn sự trao đổi ni tơ trong tự nhiên.
- GV nhận xét đánh giá và bổ sung kiến thức.
* Liên hệ: GV yêu cầu HS hãy nêu 1 số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất.
- GV yêu cầu HS:
+ Quan sát hình 44.4 SGK.
+ Mô tả sự trao đổi nước trong tự nhiên.
- GV nhận xét đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức
- GV hỏi: 
+ Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến nguồn nước trong tự nhiên?
+ Dẫn chứng về sự ô nhiễm nguồn nước.
+ Khắc phục ảnh hưởng nguồn nước bằng cách nào?
- HS hoạt động nhóm.
+ Cá nhân quan sát tranh và phân tích con đường đi của cacbon theo chiều mũi tên chỉ.
+ HS nhận biết phần cacbon trao đỏi và không trao đỏi trong chu trình.
- HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến và nêu được:
+ C di từ môi trường vào trong cơ thể SV thông qua quang hợp.
+ C trở lại môi trường nhờ hoạt động hô hấp của SV và dạng khí thải.
+ C có thể chuyển hóa trên cạn và dưới nước.
+ Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã trao đổi liên tục.
- Đại diện HS trình bày trên hình vẽ → lớp nhận xét và bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức và những hiểu biết từ thực tế để trả lời được:
+ SV hô hấp thải ra nhiều khí CO2 .
+ Phân giải xác của SV → CO2 .
+ Rừng bị chặt phá làm mất cân bằng giữa khí CO2 thải ra và khí CO2 sử dụng. 
+ Hoạt động cảu các nhà máy, các động cơ thải ra nhiều khí CO2 .
+ Hậu quả: Lượng khí CO2 ↑ cao → gây hiệu ứng nhà kính → trái đất nóng lên → nhiều thiên tai.
+ Hạn chế: Trồng cây gây rừng, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong công nghiệp, giao thông.
- HS vận dụng kiến thức SH 11, kết hợp quan sát kỹ tranh hình để phát hiện kiến thức.
- Yêu cầu phân tích được :
+ Phần nitơ tuần hoàn trong tự nhiên:
* Phân giải CHC → NH4+, NO3-.
* Cố định nitơ trong không khí nhờ vi khuẩn nốt sần thành đạm.
* TV hấp thụ NH4+ → CHC.
* Nitơ được luân chuyển qua lưới thức ăn.
* SV chết, protein được phân giải → đạm của môi trường.
* VK phản nitrat giải phóng nitơ vào không khí và khép kín vòng tuần hoàn.
+ Phần nitơ không trao đổi lắng xuống đât và nước.
- Đại diện trình bày trên tranh hình → lớp nhận xét.
- HS vận dụng kiến thức và hiểu biết từ thực tiễn để trả lời:
+ Trồng cây họ đậu để cải tạo đất.
+ Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa.
+ Bón phân đạm.
+ Xử lí phân, rác thải, xác động thực vật, cung cấp ni tơ dễ tiêu cho đất ở dạng NH4+ và NO3-.
- HS hoạt động cá nhân.
- Quan sát hình, chiều mũi tên chỉ sự thoát hơi nước, bốc hơi nước và mưa.
- HS chỉ ra được:
+ Phần nước tuần hoàn (qua SV sống).
+ Phần nước lắng đọng.
- Đại diện trình bày trên tranh hình → lớp nhận xét.
- HS vận dụng kiến thức và hiểu biết từ thực tế để trả lời:
+ Con người đã sử dụng lãng phí nguồn nước.
+ Thải nhiều chất gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Phá rừng → xói mòn → ↓ lượng nước ngấm xuống mạch nước ngầm.
+ Thải nước chưa xử lí xuống sông Thị Vải, sông Nhuệ, vứt rác ở bãi biển, ..
+ Khắc phục: Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước.
II. Một số chu trình sinh địa hóa:
1/ Chu trình cacbon.
Gồm 2 phần:
* C tuần hoàn trong tự nhiên
- C đi vào trong chu trình dưới dạng CO2 được thực vật hấp thụ thông qua quang hợp à CHC.
- C trao đổi trong quần xã: Hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
- C trở lại môi trường vô cơ.
* Quá trình hô hấp ở TV và ĐV, phân giải các chất hữu cơ đã thải ra một lượng lớn CO2 vào khí quyển.
2/ Chu trình nitơ .
- Nitơ vào cơ thể TV dưới dạng muối NH4, NO3- .
- Các muối được hình thành trong tự nhiên bằng các con đường vật lí, hóa học và sinh học.
- Nitơ luân chuyển trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn.
- Nitơ được trả lại môi trường nhờ hoạt động phân giải nitrat của vi khuẩn, hoạt động phân giải CHC (xác ĐV, TV ..) của vi khuẩn nấm 
3/ Chu trình nước. 
 Nước luân chuyển theo vòng tuần hoàn:
- Nước mưa chảy trên mặt đất, một phần ngấm xuống mạch nước ngầm, phần lớn tích lũy trong đại dương, sông, hồ.
- Nước trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước và bốc hơi nước trên mặt đất.
8’
HĐ 3. Tìm hiểu sinh quyển:
 - GV cho HS quan sát tranh về sinh quyển .
 - GV yêu cầu:
+ Nhận biết sinh quyển .
+ Sinh quyển là gì?
 GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh:
- Sinh quyển dày 20 km.
- Bao gồm: 
* Không khí cao 6 – 7 km.
* Đại dương sâu 11 km.
* Lớp đất dày vài chục mét có SV sống.
- GV bổ sung: Trong sinh quyển, các SV và ác nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa.
- GV dẫn dắt: Sinh quyển được chia thành nhiều khu vực tùy theo đặc điểm địa lí, khí hậu và SV sống trong mỗi khu.
- GV yêu cầu HS:
- Quan sat hình 44.5 và các hình về phân bố SV ở nước ngọt, nước mặn
- Nhận xét sự phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu vực sinh học cạn.
- Nhận xét sự phân bố theo độ sâu và chiều ngang của khu SH nước.
- GV nhận xét đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV sử dụng thông tin SGV bổ sung kiến thức cho HS.
* Liên hệ: Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ khu sinh học?
-HS quan sát tranh, vận dụng kiến thức trả lời:
Sinh quyển là nơi có SV sống.
Sinh quyển có ở trong các quyển khác.
- Đại diện HS trả lời à lớp nhận xét.
 HS khái quát kiến thức.
 HS hoạt động nhóm:
- Cá nhân nhận biết kiến thức qua việc quan sat tranh hình và nghiên cứu các thông tin.
- Trao đổi nhóm và thống nhất được ý kiến:
 Yêu cầu nêu được:
+ Theo vĩ độ có 4 vùng.
+ Mức độ khô hạn của các khu sinh học cạn là khác nhau.
+ Càng ở vĩ độ cao (450 à 900) mức độ khô hạn càng tăng.
+ Xuất hiện hệ SV đặc trưng như: Rừng mưa nhiệt đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
+ Khu SH nước phân bố theo chiều thẳng đứng và chiều ngang gồm vùng ven bờ, ngoài khơi, nước chảy, nước đứng.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
- HS vận dụng kiesn thức thực tế để trả lời.
+ Ngăn chặn bồi lấp hồ nước, biển.
+ Khai thác tài nguyên hợp lí, đúng kĩ thuật.
+ Xây dựng các khu bảo tồn tài nguyên SV.
+ Bảo tồn các loài qíu hiếm.
+ Chống ô nhiễm môi trường
+ Bảo vệ rừng, giữ đất, giữ nước.
+ HS phải gương mẫu và biết tuyên truyền bảo vệ các khu sinh học.
III. Sinh quyển:
- Sinh quyển gồm toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.
- Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học khác nhau về đặc điểm địa lí, khí hậu và các thành phần SV:
+ Khu SH trên cạn: Đặc tính chủ yếu để phân chia và nhận dạng các khu SH là các dạng sống (TV) của các thảm TV ở trạng thái đỉnh cao khí hậu.
+ Các khu SH nước ngọt: Bao gồm:
* Khu nước đứng: có sự phân tầng SV do nhiệt độ phân bố theo chiều thẳng đứng gồm: SV nổi, SV tầng giữa, SV tầng đáy; Hoặc phân chia theo chiều ngang gồm: vùng gần bờ, vùng xa bờ.
* Khu nước chảy:(sông suối)
+ Khu SH biển:
* Theo chiều thẳng đứng: lớp nước mặt gồm những SV nổi, lớp giữa có SV tự bơi, lớp dưới cùng có SV đáy.
* Theo chiều ngang: Vùng gần bờ phong phú hơn vùng ngoài khơi.
5’
HĐ 4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS tóm tắt kiến thức bài học.
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
- GV đưa ra đáp án dúng cho HS tự chỉnh sửa.
- HS tóm tắt kiến thức bài học.
- HS làm bài tập trắc nghiệm, đưa ra đáp án.
- HS tự chỉnh sửaà đáp án đúng.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm thêm tư liệu , tranh về dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Nghiên cứu trước nội dung bài: “Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái”.
 IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15 / 04 / 2011 
Tiết 46 – Bài 45: 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- HS mô tử được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái .
	- 
	2. Kĩ năng: HS rèn luyện được các kĩ năng sau:
	- Kĩ năng phân tích tranh hình và nhận biết kiến thức .
	- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
	- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
	3. Thái độ:
	HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị :
- GV: + Tranh hình SGK phóng to.
- HS: + Nghiên cứu trước bài. 
 + Bảng phụ, bút lông. 
 III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là chu trình sinh địa hóa trên trái đất? Phân tích hai phần trong chu trình sinh địa hóa nitơ.
(HS: 
- Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học sinh quyển.
(HS:
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Nội dung
HĐ 1. 
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
1. Phân bố năng lượng trên traí đất:
- Mặt trời cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống.
- Ánh sáng mặt trời phân bó không đồng đều trên bề mặt Trái Đất, thay đổi theo thời gian trong năm.
- SVSX chỉ sử dụng những tia sáng nhín thấy (khoảng 50% bức xạ nhiệt) cho quá trình quang hợp.
- Quang hợp sử dụng khoảng 0,2 – 0,5% tổng sản lượng bức xạ chiếu trên trái đất để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái bắt nguồn từ môi trường.
- SVSX hấp thụ năng lượng ánh sáng biến đổi thành năng lượng hóa học trong quá trình quang hợp.
- Năng lượng tiếp tục truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng trở lại môi trường.
HĐ 2. Tìm hiểu hiệu suất sinh thái:
II. Hiệu suất sinh thái:
- Khái niệm:
 HSST là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Tỉ lẹ năng lượng tiêu hao chiếm phàn lớn thông qua hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể (70%).
- Năng lượng tích lũy sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm khoảng 10% năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn.
- Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%.
5’
HĐ 3. Củng cố:
- GV sử dụng hình 45.1 trang 203 yêu cầu HS tóm tắt kiến thức bài học.
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
- GV đưa ra đáp án dúng cho HS tự chỉnh sửa.
- HS dựa trên tranh vẽ tóm tắt kiến thức bài học.
- HS làm bài tập trắc nghiệm, đưa ra đáp án.
- HS tự chỉnh sửaà đáp án đúng.
4. Dặn dò: (1’)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm thêm tư liệu , tranh về dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docchương 3 - 12 - hệ sinh thái - sinh quyển và bảo vệ môi trường.doc