Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 11 đến 20

Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 11 đến 20

Tiết 11- BÀI 11 : LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Nêu được thí nghiệm chứng minh hiện tượng di truyền liên kết và hoán vị gen

- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết và hoán vị gen

- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic.

 

doc 53 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 11 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/2009
	Tiết 11- BÀI 11 : LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Nêu được thí nghiệm chứng minh hiện tượng di truyền liên kết và hoán vị gen
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết và hoán vị gen
- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic.
3. Thái độ
- Có niềm tin vào khoa học và có thể ứng dụng vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
II. TRỌNG TÂM
- Cách phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh phóng to hình 11 sgk.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu hs làm bài tập sau: cho ruồi giấm thân xám ,cánh dài lai với thân đen cánh ngắn được F1 toàn thân xám,cánh dài.nếu đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh ngắn thì có kết qua như thế nào. biêt V: xám, b: đen, V: dài, v: cụt
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Liên kết gen
* HS đọc mục I trong SGK nghiên cứu thí nghiệm và nhận xét kết quả, so sánh sự khác nhau với bài tập trên bảng
GV: Qua TN hãy cho biết kết quả phép lai khác gì so với Menđen? Sự khác nhau trên có thể giải thích ntn?
HS: Ta thấy phép lai hai tính trạng trên không tuân theo quy luật của MĐ. Nếu gen quy định màu thân và hình dạng cách phân li theo Menđen thì tỷ lệ phân ly KH là 1:1:1:1
GV: Từ kq Fa => ♂ F1 cho mấy loại giao tử?
-Hãy so sánh với bài tập 2 trên bảng, chú ý từ kết qủa của lai phân tích.Có đúng theo công thức tổng quát của Menđen không? Kết luận?
HS: - Cho 1 loại GTử
- HS so sánh để thấy sự khác nhau và lí giải vì sao. Điều đó chứng tỏ các cặp gen không phân li độc lập trong giảm phân mà chúng phân li cùng nhau.
GV: Giải thích kết quả của các phép lai và viết sơ đồ lai từ P→ F2: Như vậy phép lai trên không tuân theo định luật Menđen. Mà kiểu hình Fb không xuất hiện BDTH nên chỉ có thể giải thích các gen di truyền cùng nhau. Hay chúng cùng nằm trên 1 NST.
GV: Một loài có bộ NST 2n= 24 có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
HS: Số nhóm gen liên kết chính bằng bộ NST đơn bội
I. Liên kết gen
1. Bài toán
Pt/c ♀ thân xám, cánh dài X ♂ thân đen, cánh cụt
F1: 100% thân xám, cánh dài
Fa: ♂ F1 thân xám cánh dài X ♀ thân đen cánh cụt
Fa: 1 thân xám cánh dài: 1 thân đen cánh cụt.
2. Nhận xét
Nếu gen quy định màu thân và hình dạng cách phân li theo Menđen thì tỷ lệ phân ly KH là 1:1:1:1
3. Giải thích
Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm, do các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen
4. Kết luận
- Các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. 
- Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.
Sơ đồ lai:
Pt/c X
F1: 
Fa: 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hoán vị gen
HS nghiên cứu thí nghiệm của Moocgan trên ruồi giấm thảo luận nhóm và nhận xét kết qủa
GV: So sánh kết quả TN so với kết quả của PLĐL và LKG? Nhận thấy kiểu hình Fb có gì khác so với phép lai thuận? Moocgan giải thích hiện tượng này như thế nào?
HS: Xuất hiện 2 kiểu hình mới có tỉ lệ nhỏ. Khác so vơi LKG và quy luật Menđen.
- Mocgan các gen cùng nằm trên NST có hiện tượng hoán vị gen.
- Ta nhận thấy thân đen cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, mà Fa có tỉ lệ không đều nhau, chứng tỏ con Cái F1 cho 4 loại giao tử không đều nhau.
GV: Hiện tượng diễn ra vào kì nào của phân bào giảm phân? kết quả của hiện tượng? Cơ sở TB học?
HS: Kì đầu của giảm phân 1.
- - Cho rằng gen quy định hình dạng cánh và mầu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân chúng đi cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ
- Ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới (HVG)
GV: Hãy cho biết cách tính tần số hoán vị gen?
GV: Yêu cầu hs tính tần số HVG trong thí nghiệm của Moogan
(tỷ lệ phần trăm mõi loại giao tử phụ thuộc vào tấn số HVG ,trong đó tỷ lệ giao tử chứa gen hoán vị bao giờ cũng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn
GV: Tại sao tấn số HVG không vượt quá 50%
II. Hoán vị gen
1. Thí nghiệm của Moogan và hiện tượng hoán vị gen
* TN : ♀ F1 thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánhcụt
Fa: 965 thân xám, cánh dài = 41,5%
 944 thân đen, cánh cụt = 41,5%
 206 thân đen, cánhcụt = 8,5%
 185 thân đen cánh dài = 8,5%
Giải thích:
- Kết quả khác với thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng LKG và hiện tượng PLĐL của Menđen.
- ♂ thân đen cánh cụt cho ra 100% giao tử 
Fa: =>♀ thân xám cánh dài tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: 41,5% AB: 41,5% ab: 8,5% Ab : 8,5% aB
=> ♀ F1 đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen trong qúa trình phát sinh giao tử.
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen
- Cho rằng gen quy định hình dạng cánh và mầu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân chúng đi cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ
- Ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới (HVG)
* Cách tinh tần số HVG
- Bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con
- Tần số HVG nhỏ hơn hoặc bằng 50% không vượt quá
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của LKG và HVG
GV: Em hãy nhận xét về sự tăng giảm số tổ hợp ở LKG và đưa ra kết luận? từ đó nêu ý nghĩa của hiện tượng LKG đặc biệt trong chọn giống vật nuôi cây trồng?
HS: giảm số kiểu tổ hợp, các gen quý đi cùng nhau, không phát sinh BDTH.
GV: Nhận xét sự tăng giảm số kiểu tổ hợp ở HVG và đưa ra kết luận?
HS: Tăng số kiểu tổ hợp, tạo cơ hội các gen quý gặp nhau.
GV: Cho biết ý nghĩa của hiện tượng HVG?
GV: Khoảng cách giữa các gen nói lên điều gì?
HS: Các gen càng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị
GV: Biết tần số HVG có thể suy ra khoảng cách giữa các gen đó trên bản đồ di truyền và ngược lại.
III. Ý nghĩa của hiện tượng LKG và HVG
1. Ý nghĩa của LKG
- Duy trì sự ổn định của loài
- Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1NST
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống
2. Ý nghĩ của HVG
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp, nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
- Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 gen
- Thiết lập được khoảng cách tương đối của các gen trên NST. đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1CM
- Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống (giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm) và nghiên cứu khoa học
4. Củng cố
làm thế nào đẻ biết 2 gen đó liên kết hay phân li độc lập
các gen a,b,d,e cùng nằm trên 1 NST. biết tần số HVG giữa a và e là 11,5%, giữa d và b là 12,5%, giữa d và e là 17%. hãy viết bản đồ gen của NST trên
một cá thể có tp kiểu gen(AaBbCcDd) được lai với cá thể (Aabbcc) người ta thu được kết qủa như sau
aBCD 42
Abcd 43
ABCd 140
aBcD 6
AbCd 9
ABcd 305
abCD 310
 xác định trật tự và khoảng cách giữa các gen
5. Dặn dò
- Trả lời các câu hỏi sgk.
- Chuẩn bị bài mới
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 21/09/2009
Tiết 12- BÀI 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ 
DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST
- Nêu được đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST thường và NST giới tính
- Đặc điểm di truyền ngoài nhân, phương pháp xác định tính trạng do gen ngoài nhân quy định
- Hình thành kĩ năng nhận biết, lập luận để xác định được di truyền liên kết giới tính
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic.
3. Thái độ
- Có niềm tin vào khoa học và có thể ứng dụng vào giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
II. TRỌNG TÂM
- Đặc điểm và cách phát hiện di truyền liên kết với giới tính.
- Đặc điểm và cách phát hiện di truyền ngoài nhân.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình vẽ 12.1 , hình 12.2 trong SGK phóng to
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp gợi mở, giảng giải.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở của hiện tượng hoán vị gen? tần số HVG phụ thuộc vào điều gì?
- Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra LKG hay HVG?
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
GV đặt vấn đề: Người ta đã nhận thấy giới tính được quy định bởi 1 cặp NST gọi là NST giới tính→ gv giới thiệu bộ NST của ruồi giấm
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về NST giới tính
Gv cho hs quan sát hình 12.1 và trả lời câu hỏi
GV: Hãy cho biết đặc điểm của các gen nằm trên vùng tương đồng hoặc không tương đồng (về trạng thái tồn tại của các alen, có cặp alen ko? sự biểu hiện thành kiểu hình của các gen tại vùng đó)?
HS: Gen nằm trên vùng tương đồng di truyền giống NST thường, gen nằm trên NST giới tính di truyền theo giới tính.
GV: Thế nào là NST giới tính?
HS: NST giới tính quy định giới tính ở các loài sinh vật.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc mục I.1.b
GV: Bộ NST giới tính của nam và nữ có gì giống và khác nhau? Tế bào sinh trứng giảm phân cho mấy loại trứng?
HS: nam là giới dị giao: XY cho 2 loại tinh trùng, nữ là giới đồng giao XX cho 1 loại trứng.
GV: Lưu ý hs trước khi làm các bài tập về di truyền LK với giới tính cần chú ý đến đối tượng nghiên cứu và kiểu xác định đúng cặp NST giới tính của đối tượng đó.
GV yêu cầu hs đọc mục I.1.a trong sgk và thảo luận về kết quả 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan? Kết qua đó có gì khác so với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Međen?
HS: Phép lai thuận nghịch kết quả không giống nhau. Nên các gen quy định màu mắt không nằm trên NST thường
HS: Quan sát hình vẽ 12.2 giải thích hình vẽ
GV: Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính nào ?
HS: Ta nhận thấy ở phép lai thuận di truyền cách đời hay di truyền chéo, nên gen phải nằm trên NST X.
- HS nghiên cứu SGK nêu 1 số vd về hiện tượng di truyền của 1 só tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định
GV: Làm thế nào để biết gen quy định tính trạng đang xét nằm trên Y?
HS: Di truyền thẳng
GV: Nếu đã biết các gen trên NST giới tính X, có thể phát hiện gen trên NST X, nếu ko thấy có hiện tượng di truyền thẳng của tính trạng đang xét 
GV: Vậy thế nào là di truyền LK với giới tính?
GV: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính?
HS: - Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân loại tiện cho việc chăn nuôi
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính
I.Di truyền liên kết với giới tính
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
a) NST giới tính
- Là loại NST có chứa gen quy định giới tính ( có thể chứa các gen khác)
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có vùng không tương đồng
b) Một số cở chế TB học xác đinh giới tính bằng NST
* Kiểu XX, XY
- Con cái XX, con đực XY: động vật có vú,,,,, ruồi giấm,  ... 
Máy chiếu, máy vi tính
Phiếu học tập
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp vấn đáp kết hợp với giảng giải
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Nguồn biến dị di truyền của quần thể vậy nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách nào ?
 Thế nào la ưu thế lai? tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến (15)
Gv dẫn dắt : Từ những năm 20 của thế kỉ XX người ta đã gây đột biến nhân tạo để tăng nguồn biến dị cho chọn giống
GV: Gây đột biến tạo giống mới có thể dựa trên cơ sở nào?
HS: 1 KG muốn nâng cao năng suất cần biến đổi vật chất di truyền cũ tạo ĐBG 
GV: Các tác nhân gây đột biến ở sinh vật là gì?
HS: Các tác nhân gây đột biến là các tác nhân vật lý hoá học
GV: Tại sao khi xử lí mẫu vật phải lựa chọn tác nhân, liều lượng , thời gian phù hợp?
HS: Đột biến đa số có hại cho cơ thể sinh vật vì vậy cần xử lý với liều lượng và thời gian thích hợp nếu không sinh vật có thể bị chết hoặc giảm sức sống.
GV: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm mấy bước?
HS: + Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
 + Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
 + Tạo dòng thuần chủng
GV: Tại sao sau khi gây đột biến nhân tạo cần phải chọn lọc (có phải cứ gây ĐB ta sẽ thu dc kết quả mong muốn ?)
Hs : Đột biến thường không có hướng có những đột biến có lợi, có hại và chỉ chọn những đột biến có lợi mà không chọn hàng loạt.
GV: Phương pháp gây đột biến chủ yếu phù hợp với đối tượng nào ? tại sao?
HS: Đột biến chủ yếu đối với các cơ thể thực vật
GV: Tại sao phương pháp ở động vật bậc cao người ta ko hoặc rất ít gây đột biến?
HS: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, HTK rất nhạy cảm, cơ chế tác động phức tạp và đễ chết.
GV: Chiếu một số hình ảnh thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến/
GV: Hãy cho biết cách thức nhận biết các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội?
HS: Kích thước to hơn những cây lưỡng bội.
I. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
1. Quy trình: gồm 3 bước
+ Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
 + Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
 + Tạo dòng thuần chủng
- Lưu ý : Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật
2. Một số thành tựu tạo giống ở việt nam
- Xử lí các tác nhân lí hoá thu được nhiều chủng vsv , lúa, đậu tương .có nhiều đặc tính quý
- Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội
- Táo gia lộc xử lí NMU → táo má hồng cho năng suất cao
*Hoạt đông 2 : Tìm hiểu tạo giống bằng công nghệ tế bào (20’)
Gv Cho học sinh nghiên cứu mục II.1
GV: Ở cấp độ tế bào có lai được ko?
* Yêu cầu hs hoàn thành PHT
Nội dung
Nuôi cấy mô ,tế bào
Dung hợp TB trần
Chọn dòng tế bào xôma
Nuôi cấy hạt phấn,noãn
Nguồn NL ban đầu
Cách tiến hành
Cơ sở
Ứng dụng
Từng nhón báo cáo và nhận xét, gv tổng kết và chiếu đáp án PHT
Gv đặt vấn đề: Nếu bạn có 1 con chó có KG quý hiếm, làm thế nào để bạn có thể tạo ra nhiều con chó có KG y hệt con chó của bạn→ thành tựu công nghệ TBĐV
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 19 mô tả các bước trong nhân bản vô tính cừu đôli?
GV: Nhân bản vô tính là gì?
HS: Nhân bản vô tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào xôma , không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cân tế bào chất của noãn bào
GV: Các bước tiến hành của quy trình nhân bản vô tính cừu đôli?
HS: + Tách tế bào tuyến vú cua cừu cho nhân , nuôi trong phòng thí nghiệm
+ Tách tế bào trứng cuả cừu khác loại bỏ nhân của tế bào này
+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân
+ Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng pt thành phôi
+ Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai
GV: Ý nghĩa thực tiễn của nhân bản vô tính ở động vât?
GV: Còn 1 phương pháp cũng nâng cao năng suất trong chăn nuôi ma chúng ta đã học trong môn công nghệ 10 , đó là phương pháp gì?
GV: Cấy truyền phôi là gì?
HS: Lấy trứng được thụ tinh ở bò mẹ cho phôi cấy bò bình thường sau đó sinh sản ra bê con khoẻ mạnh.
GV: Ý nghĩa của cấy truyền phôi?
HS: Tạo ra số lượng vật nuôi lớn trong thời gian ngắn.
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1 Công nghệ tế bào thực vật
 Nội dung phiếu học tập
2.Công nghệ tế bào động vật
a. Nhân bản vô tính động vật
- Nhân bản vô tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào xôma , không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cân tế bào chất của noãn bào
*Các bước tiến hành :
+ Tách tế bào tuyến vú cua cừu cho nhân , nuôi trong phòng thí nghiệm
+ Tách tế bào trứng cuả cừu khác loại bỏ nhân của tế bào này
+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân
+ Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng pt thành phôi
+ Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai
* Ý nghĩa:
- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm
- Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh
b. Cấy truyền phôi
 Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt
4. Củng cố (3’)
? Làm thế nào để loại bỏ 1 tính trạng không mong muốn ở một giống cây cho năng suất cao
5. Dặn dò (1’)
trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
	Đáp án phiếu học tập
Nội dung
Nuôi cấy mô hoặc tế bào
Dung hợp TB trần
chọn dòng tế bào xôma
Nuôi cấy hạt phấn, noãn
Nguồn NL ban đầu
Cách tiến hành
Cơ sở di truyền
ứng dụng
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 26/11/2008
	Tíêt 21 - BÀI 20 : TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Kiến thức
- Giải thích được các khái niệm cơ bản như : công nghệ gen , ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen
-Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen
* Kỹ năng
-Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh ,khái quát tổng hợp
* Thái độ
- Hình thành niềm tin và say mê khoa học
II. TRỌNG TÂM
- Công nghệ gen là gì? Các bước tiến hành trong công nghệ gen.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình 20.1 ,20.2 , 25.1, 25.2 sách giáo khoa nâng cao
Phiếu học tập
Máy chiếu
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp vấn đáp kết hợp với giảng giải
V. HOẠT ĐỘNG DAY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Trình bày phương pháp tạo giống nhờ công nghệ tế bào thực vật
Giải thích quá trình nhân bản vô tính ở động vật, ý nghĩa thực tiễn
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghệ gen (25’)
Gv nêu vấn đề : Có thể lấy gen của loài này lắp vào hệ gen của loài khác ko? và bằng cách nào
 → kỹ thuật chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác tạo ra những tế bào có gen bị biến đổi → khái niệm công nghệ gen?
HS: Có thể cho gen từ TB này sang tế bào khác. 
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
Gv : Ngoài ADN nhiểm sắc thể còn tồn tại ADN lasmit vậy vai trò của nó trong công nghệ gen là gì?
HS: Ngoài NST còn có plasmit. thường được sử dụng làm thể truyền trong công nghệ gen.
Gv: trong chương trình công nghệ 10 chúng ta đã từng nghiên cứu về công nghệ gen, nhưng với tên gọi khác đó là gì?
Gv chiếu sơ đồ hình 25.1 sgk nâng cao
GV: Hãy cho biết kỹ thuật chuyển gen có mấy khâu chính ?
HS: a. Tạo ADN tái tổ hợp
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
GV: Thể truyền là gì ?
HS: + Thể truyền : pt’ ADN nhỏ dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập
GV: Người ta hay sử dụng vật liệu gì làm thể truyền? So sánh ADN nhiểm sắc thể và ADN plasmit?
HS: Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với NST.
+ Tại sao muốn chuyển gen từ loài này sang loài khác lại cần có thể truyền ?
+ Làm cách nào để có đúng đoạn mang gen cần thiết của tế bào cho để thực hiện chuyển gen ?
+ ADN tái tổ hợp là gì ? được tạo ra bằng cách nào?
GV: Khi đã có ADN tái tổ hợp chúng ta làm cách nào để đưa pt’ ADN vào tế bào nhận? Làm thế nào để gen mới chuyển vào phát huy được tác dụng?
GV: Khi thực hiện bước 2 của kỹ thuật cấy gen , trong ống nghiệm có vô số vi khuẩn, 1số có ADN tái tổ hợp xâm nhập vào, số khác lại không có→ làm cách nào để tách được các tế bào có ADN tái tổ hợp với các rế bào không có ADN tái tổ hợp ?
I. Công nghệ gen
1. Khái niệm công nghệ gen
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
- Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác gọi là kỹ thuật chuyển gen
2. Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen
a. Tạo ADN tái tổ hợp
* Nguyên liệu:
+ Gen cần chuyển
+ Thể truyền : pt’ ADN nhỏ dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập
+Enzim giới hạn (re strictaza)và E nối( ligaza)
* Cách tiến hành:
- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
-Xử lí bằng một loại enzin giới hạn để tạo ra cùng 1 loại đầu dinh
- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
- Dùng muối canxi clorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Chọn thể truyền có gen đánh dấu
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen (10’)
GV: Người ta đã có thể tạo ra chuột không sợ mèo bằng công nghệ gen → con chuột đó được gọi là sinh vật biến đổi gen
GV: Vậy thế nào là sinh vật biến đổi gen?
GV: Có những cách nào để tạo được sinh vật biến đổi gen?
HS: là sinh vật mà hệ gen của nó làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình
* Gv chiếu một số hình ảnh ( 20.1, 20.2 ) một số giống cây trồng, dòng vi sinh vật biến đổi gen
GV: Hãy hoàn thanh nội dung phiêu hoc tập
Đối tượng
ĐV
TV
VSV
Cách tiến hành
Thành tựu thu được
Hs hoàn thành PHT từng nhóm đại diện báo cáo
Gv tổng kết ,bổ sung và chiếu đáp án phiếu học tập
II. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen
Khái niệm sinh vật biến đổi gen
- Khái niệm : là sinh vật mà hệ gen của nó làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình
- Cách làm biến đổi hệ gen cua sinh vật:
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
2.Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
 ( phiếu học tập )
4. Củng cố (3’)
1 Trong kỹ thuật di truyền đã tạo ra những loại cây trồng nào /
2. Trình bày một số ứng dụng của kỹ thuật chuyển gen
5. Dặn dò (1’)
 Chuẩn bị câu hỏi 1,2,3,4 sách giao khoa
đọc mục em có biết trang 88 sách giáo khoa
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Đối tượng
Động vật
Thực vật
Vi sinh vật
Cách tiến hành
-Lấy trứng cho thụ tinh trong ống nghiệm
-Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi
- Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai sinh đẻ
Thành tựu thu được
- Chuyển gen prôtêin người vào cừu
-Chuyển gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống vào chuột bạch→ KL tăng gấp đôi
Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và đậu tương
-Tạo vi khuẩn kháng thể miễn dịch cúm
-Tạo gen mã hoá insulin trị bệnh đái tháo đường
-Tạo chủng vi khuẩn sản xuất ra các sản phẩm có lợi trong nông nghiệp
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CB 12 1120.doc