Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 1 đến 17

Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 1 đến 17

PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Tiết 1: BÀI 1: GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND

I. Mục tiêu

- Học sinh phát biểu được khái niệm gen.

- Nêu được định nghĩa mã di truyền và một số đặc điểm của mã di truyền

- Mô tả được quá trinh nhân đôi ADN

II.Thiết bị dạy học

Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK

Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND

 Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit

III. Tiến trình tổ chức bài học

1. Ổn định:

 2. Bài mới

 

doc 39 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 12 cơ bản bài 1 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2010
 Ngày giảng: 23/8/2010
PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 1: BÀI 1: GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND
I. Mục tiêu
- Học sinh phát biểu được khái niệm gen. 
- Nêu được định nghĩa mã di truyền và một số đặc điểm của mã di truyền 
- Mô tả được quá trinh nhân đôi ADN
II.Thiết bị dạy học
Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK 
Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND
 Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit
III. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định:
 2. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Gen
Gv: nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 10: về AND? cấu trúc của ADN......
HS:ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật; AND là đại phân tử có khối lượng và chiều dài rất lớn
- AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinucleotit chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều quanh trục phân tử
- Mỗi phân tử ADN bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk ADN. VD: Trong TB người AND có chều dài 3,2.109bp nhưng chỉ có khoảng 30.000- 40.000 gen
Gv: Gen là gì? cho ví dụ ? 
Hs: trả lời
 Gv: Vậy một phân tử ADN Có 1 hay nhiều loại gen?
Gv cho hs quan sát hình 1.1
Hãy mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc?
Gv: Chức năng của mỗi vùng?
GV: gen ở sinh vật nhân sơ có điểm gì khác so với sinh vật nhân chuẩn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền
GV: Gen được cấu tạo từ các nucleotit, Protein lại được cấu tạo từ các a.a vậy làm thế nào mà AND qui định tổng hợp Protein được?
HS: Thông qua mã DT
GV: Mã DT là gi?
GV:Mã di tuyền có những đặc điểm gì ?
GV:Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
HS: Căn cứ vào số nu trong 1 bộ 3 và số a.a cấu trúc trên các phân tử Pr Trong AND chỉ có 4 loại nu nhưng trong Pr lại có khoảng 20 loại a.a
* nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 = 4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a
*nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42 = 16 tổ hợp
*Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43 = 64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a
GV: 1 bộ 3 mã hoá được mấy a.a?
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi AND
GV: Bổ sung: Có 3 giả thiết về các kiểu tái bản AND
+Kiểu bảo toàn: AND mẹ giữ nguyên, AND mới được tổng hợp rừ các nguyên liệu ( Chưa có bằng chứng trong tự nhiên)
+ kiểu phân tán: AND ban đầu đứt ra từng đoạn nhỏ mỗi đoạn nhỏ làm khuôn tổng hợp các đoạn nhỏ khác và nối lại với nhau thành AND
+ Kiểu bán bảo tồn: giữ lại 1 nửa
Gv: cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát hình 1.2
Gv: Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra ở đâu? vào giai đoạn nào của chu kì tế bào? 
Gv: Nêu các giai đoạn chính trong quá trình tự sao của ADN?
Gv: Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào?
Hs: Bổ sung
Gv: Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao?
Hs:
Gv: Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào?
Hs: 
GV: Nguyên tắc bán bảo tồn có ý nghĩa gi?
I.Gen
1. Khái niệm:
 Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
VD: Gen Hbα .Mã hóa chuỗi polipetit α tạo nên phân tử Hb trong hồng cầu 
Gen Am xác định enzym amilaza....
 + Một phân tử ADN mang nhiều gen như: - Gen điều hoà: Điều khiển tổng hợp Pr, -- Gen cấu trúc: Phiên mã tạo ARN 
2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
 * gen cấu trúc có 3 vùng :
- Vùng điều hoà : (nằm ở đầu 3' của mạch mang mã gốc) khởi động, kiểm soát quá trình phiên mã
- Vùng mã hoá:(nằm ở giữa gen) mang thông tin mã hoá a.a
- Vùng kết thúc: (nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc - cuối gen) mang tín hiệu kết thúc phiên mã
- Vùng mã hoá của Gen ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) mã hoá liên tục, gọi là gen “ko phân mảnh”
- Ở sinh vật nhân thực , vùng mã hoá là ko liên tục gọi là “gen phân mảnh”xen kẽ các đoạn mã hoá a.a ( các EXON ) các đoạn ko mã hoá a.a ( các INTRON)
II. Mã di truyền
1. Khái niệm: Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin
2. Đặc điểm chung của mã di truyền
* Mã di truyền là mã bộ ba:
 - Cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a 
- Trong 64 bộ 3 Có 3 bộ ko mã hoá a.a: đó là (UAA, UAG, UGA) quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. Bộ 3 AUG là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá a.a mêtiônin
- Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục từng bộ 3 nu ( ko chồng gối lên nhau)
- Mã di truyền là đặc hiệu tức là một bộ 3 chỉ mã hoá cho 1 loại a.a
- Mã di truyền có tính thoái hoá : nhiều bộ 3 khác nhau cùng xác định 1 loại a.a (trừ AUG – Met và UGG –Trp
III. Qúa trình nhân đôi của AND ( tái bản AND)
- Kiểu tái bản: bán bảo tồn theo nguyên tắc nửa gián đoạn (của Okazaki)
* Thời điểm : trong nhân tế bào, tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào
* Diễn biến : 
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
 -Dưới tác động của Enzzym ADN-polime raza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần (chạc chữY) và để lộ ra 2 mạch khuôn
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
- Ezim ADN - pôrimeraza sử dung một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tăc bổ sung. A = T, G = X
- Trên mạch khuôn chiếu từ 3' → 5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục
- Còn mạch khuôn có chiếu từ 5' → 3' mạch bổ sung được tổng ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn okazaki), sau đó các đoạn okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối AND- ligaza
- Vì ADN - pôrimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3'
Bước 3: Hai phân tử AND mới được tạo thành
- Mạch mới tổng hợp đến đâu thì hai mạch đơn xoắn lại đến đó→ tạo 2 phân tử ADN con giống nhau và giống AND mẹ, trong mỗi AND con có một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là mạch ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).
*Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định
3. Củng cố :
Nêu khái niệm gen, mã di truyền? và mốt số đặc điểm của mã di truyền?
Hãy nêu các bước trong quá trìng tự nhân đôi ADN?
4, Bài tập về nhà :
chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2
Hoàn thành phiếu học tập sau:
Cấu trúc
Chức năng
mARN
tARN
rARN
Ngày soạn : 24/8/2010
Ngày dạy: 2 7 /8/2010 
 Tiết:2 BÀI 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu:
- Trình bày được thời điểm ,diễn biến, chính của cơ chế phiên mã và dịch mã.
-Biết được cấu trúc ,chức năng của các loại ARN
- Hiểu được cấu trúc đa phân và chức năng của prôtein
- Nêu được các thành phần tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtein, trình tự diễn biến của quá trình sinh tổng hợp pr
II. Thiết bị dạy học
Sơ đồ cấu trúc phân tử tARN
Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã
Sơ đồ cơ chế dịch mã
Sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình dịch mã
III. Tiến trình tổ chức bài học
 1,Ổn định:
2,Kiểm tra bài cũ
Mã di truyền là gì ? vì sao mã di truyền là mã bộ ba ?
Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN?
3,Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nôi dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình phiên mã
GV: Phiên mã là gi? Quá trình này xảy ra ở đâu? ( Nhân tế bào)
 Gv Phát phiếu HT cho HS về nhà chuẩn bị trước : ARN có những loại nào ? chức năng của nó ?. 
mARN
tARN
rARN
cấu trúc
chức năng
- Gv: cho hs quan sát hình 2.2 và đọc mục I.2
 - Gv: Hãy nêu diễn biến chính của quá trình phiên mã?
Hs: Nghiên cứu ND SGK để trả lời
GV:
Agốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường 
GV: vùng nào trên gen phiên mã xong thì hai mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
Gv:Điểm khác nhau giữa ARN mới tổng hợp ở sinh vật nhân sơ và nhân thực? Tại sao?
 Gv: Kết quả của quá trình phiên mã là gì? Có những thành phần nào tham gia?
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình dịch mã
GV: Tại sao phải hoạt háo a.a?
 Gv: chuỗi polipettit được hình thành như thế nào?
Gv: khi nào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptít hòan tất?
 Sau khi dc tổng hợp có những hiện tượng gì xảy ra ở chuỗi polipeptit?
Gv: nếu có 10 ri trượt hết chiều dài mARN thì có bao nhiêu pt prôtêin dc hình thành ? chúng thuộc bao nhiêu 
loại?
GV: nếu vì một lí do nào đó mà AND khuôn mẫu bị thay đổi trật tự nu sẽ dẫn tới hậu quả gi?
I. Phiên mã
Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn của ADN
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
 Nội dung Phiếu học tập
2.Cơ chế phiên mã
+ Mở đầu:
 Enzim ARN-polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều từ 3'→5') khởi đầu tổng hợp mARN tại những điểm đặc thù- Điểm khởi đầu ( Prômtor)
+ Kéo dài: 
 ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều từ 3'→5' tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung.( A-U, G-X và ngược lại)
+ Kết thúc
 Khi enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử mARN được giải phóng 
- Ở sinh vật nhân sơ mARN sau khi phiên mã mARN được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp prôtêin
 - Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các êxôn tạo ra mARN trưởng thành.
II. Dịch mã
Là quá trình tổng hợp protein
1. Hoạt hoá a.a 
- Nhờ năng lượng ATP và các enzym đặc hiệu, các a.a được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a—tARN
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 3 giai đoạn
*Mở đầu:
- Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu . Phức hợp met – tARN mở đầu đi vào Rb, đối mã của nó ( UAX) liên kết bổ sung với mã mở đầu ( AUG) trên mARN, tiếu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. sẵn sàng tổng hợp chuỗi polipettit
*Kéo dài chuỗi pôlipeptít:
- a.a 1- tARN tiến vào ri bôxôm đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung, một liên kết peptit được hình thành giữa a.a mở đầu và a.a1 . Ribôxôm dịch chuyển sang bộ ba thứ 2 trên m ARN làm cho tARN - aa mở đầu đựợc giải phóng, tiếp theo aa2-tARN →Ri, đối mã của nó khớp với bộ ba trên mARN theo NTBS, liên kết peptit được hình thành giữa aa1 và aa2 ribôxôm dịchchuyển đến bộ ba thứ 3 làm cho tARN aa1 đựợc giải phóng, quá trình này cứ tiếp tục cho đến cuối mARN 
Kết thúc:
Khi Rb tiếp xúc với bộ 3 kết thúc ( 1 trong 3 bộ kết thúc) thì quá trình dịch mã hoàn tất
hai tiểu phần ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ aa mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipéptít.
- Trên 1 phân tử mARN có nhiều Rb cùng tham gia tổng hợp- pôliriboxom
*Lưu ý : mARN được sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ, còn ribôxôm đựơc sử dụng nhiều lần 
- Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền ( Sơ đồ)
 Phiên mã Dịch mã 
 AND mARN	 Prôtêin Tính trạng
 Đáp án phiếu học tập
Cấu trúc
Chức năng
mARN
- Phiên bản của gen, cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm
- Đầu 5', có vị trí đặc hiệu gần mã mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào
Chứa thông tin quy định tổng hợp 1 loại chuỗi polipeptit (Sv nhân thực) hoặc nhiều loại prôtêin (Sv nhân sơ)
tARN
Cấu trúc 1 mạch, có đầu cuộn tròn. Có liên kết bổ sung. Mỗi loại có 1 bộ 3 đối mã đặc hiệu nhận ra và bổ sung với bộ 3 tương ứng trên mARN. Có 1 đầu gắn với a.a
Mang a.a đến ribôxôm tham gia dịch mã
rARN
Có cấu trúc 1 mạch, có liên kết bổ sung
Kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm
4. Củng cố: Một doạn gen có trình tự các nucle ... ̀N CỦA QUẦN THỂ
I. Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể.
- Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất chăn nuôi
II. Phương tiện dạy học
	Bảng 16 sách giáo khoa 
	- Máy chiếu qua đầu.
III. Tiến trình tổ chức bài dạy
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
*Hoạt động 1: tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể
GV Cho học sinh quan sát tranh về một số quần thể.
Yêu cầu học sinh cho biết quần thể là gì?
GV: Đặc trưng cơ bản của quần thể?
Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng.
GV : Vốn gen là gi?.
(?) Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của một quần thể? 
+ Xác định được tần số alen
+ Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.
GV cho HS áp dụng tính tần số alen của quần thể sau:
Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có 2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.
Cây hoa đỏ có KG AA chứa 2 alen A
Cây hoa đỏ có KG Aa chứa 1 alen A và 1 alen a.
Cây hoa trắng có KG aa chứa 2 alen a.
Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có KG Aa, và 300 cây có KG aa.
(?) Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao nhiêu?
GV yêu cầu HS tính tần số alen a?
HS dựa vào khái niệm để tính tần số alen A trong quần thể?
HS dựa vào khái niệm tính tần số kiểu gen của quần thể ?
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể
GV cho HS quan sát một số tranh về hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn.
Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận: 
P: Aa x Aa 
F1: 50% đồng hợp ( AA + aa) : 50% dị hợp (Aa) 
F2: 75% đồng hợp : 25% dị hợp 
F3 : 87,5% đồng hợp : 12,5% dị hợp
 .
Fn : Cơ thể dị hợp: ( ½)n 
 Cơ thể đồng hợp : 1 – ( ½)
Tính KG: 
KG Aa = x 4n
KG aa = ()/2 x 4n
KG AA=()/2 x 4n 
GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về tần số kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn?
?) Giao phối gần là gì?
(?) Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần thay đổi như thế nào?
(?) Tại sao luật hôn nhân gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?
GV: Liên hệ quần thể người: hôn phối gần à sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20- 30% --> cấm kết hôn trong vòng 3 đời.
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1. Định nghĩa quần thể
 Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống.
2. Đặc trưng di truyền của quần thể
* vốn gen : tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, 
+ Các đặc điểm của vốn gen thể hiện thông qua các thông số là tần số alen và tần số kiểu gen
* Tần số kiểu gen của quần thể:
Bằng số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
* Tần số alen (gen)
 Bằng số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Ví dụ: 
Tổng số alen A = (500 x 2) + 200 = 1200.
Tổng số alen a và ( 300 x 2) +200 = 800.
Vậy: tổng số alen A và alen a rong quần thể là: 1200 +800 = 2000 
Tần số alen A = 1200/ 2000 = 0.6
Tần số alen a = 800/ 2000 = 0.4
Tần số KG AA trong quần thể là 500 / 1000 = 0.5
 Tần số KG Aa = 200/ 1000 = 0.2
Tần số KG aa = 300/ 1000 = 0.3 
Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:
Tần số KG AA=()/2
Tần số KG Aa = 
Tần số KG aa = ()/2
* Kết luận: 
Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
2. Quần thể giao phối gần
* Khái niệm:
Là giao phối giữa các cá thể có cùng quan hệ huyết thống
+ Kết quả: làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng dần số KG đồng hợp giảm dần số kiểu gen dị hợp
-+ Con lai cùng huyết thống thường có biểu hiện giảm sức sống: St phát triển kém, tuổi thọ giảm. Do tỷ lệ gen lặn tăng do đó biểu hiện tính trạng xấu..
ThÕ hÖ
Aa
	100 %
dị hợp 100
Đồng hợp 0
1
1/2 = (1/2)1
50%
50%
2
1/4 = (1/2)2
25%
75%
3
1/8 = (1/2)3
12,5%
87,5%
n
 (1/2)n
1 - (1/2)n
IV. Củng cố:
Giáo viên cho học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
A. Hiện tượng thoái hoá.
B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C. Tạo ưu thế lai.
D. Tạo ra dòng thuần.
E. Các gen lăn đột biến có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp.
Câu 2: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: “cấm kết hôn trong họ hàng gần” là:
 A. ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.
 B. gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp. 
 C. ở thế hệ sau xuất hiện các biển hiện bất thường về trí tuệ.
 D. gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình. 
Câu 3: Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A. AA = aa= (1-(1/2)n-1)/2 ; Aa = (1/2)n-1
B. AA = aa = (1/2)n ; Aa = 1-2(1/2)n 
C. AA = aa = (1/2)n+1 ; Aa = 1 - 2(1/2)n+1
D. AA = aa = (1-(1/2)n+1)/2 ; Aa = (1/2)n+1
E. AA=aa=(1-(1/2)n)/2 ; Aa=(1/2)n
Soạn ngày 26/10/2010
Giảng ngày 27/10/2010
BÀI 17: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN
CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI.
I. Mục tiêu
	Sau khi học xong bài này học sinh cần :
	- Nêu được các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối
	- Trình bày được nội dung , ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Van bec
	- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học , tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể ,tần số tương đối của các alen
II.Thiết bị dạy học
	Hình 17 trong sách giáo khoa
III. Tiến trình tổ chức dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ
 	- Những đặc trưng cơ bản của quần thể giao phối
	- Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết
	- Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể giao phối
	2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
Gv: Quần thể ngẫu phối là gì
GV: Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền gì nổi bật?
GV: Nếu gọi r là số alen thuộc cùng 1 gen còn n là số gen khác nhau các gen phân li độc lập, thì số KG khác nhau trong quần thể tình bằng: [r(r+1) /2 ]n 
 Hoạt động 2: tìm hiểu trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối
GV: 2 nhà khoa học trên đã phát hiện ra rằng trong những điều kiện nhất định thì thành phần KG và tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối có xu hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chứng minh định luật: 
*?p được tính như thế nào ( số alen A có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen )
? q được tính như thế nào ( số alen a có trong vốn gen / tổng số alen trong vốn gen 0
? Từ hinh 17.b hãy đưa ra công thức tổng quát chung tính thành phần kiểu gen của quần thể
HS: p2AA+ 2pqAa + q2aa =1
Trong đó : p2 là tấn số kiểu gen AA,
 2pq là tần số kiểu gen Aa
 q2 là tấn số kiểu gen aa
→ Một quần thể thoả mãn công thức thành phần kiểu gen trên thì là quần thể cân bằng di truyền
*Hs đọc sgk thảo luận về điều kiện nghiệm đúng? tại sao phải có điều kiện đo?
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối ( Giao phối ngẫu nhiên)
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
* Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối
- Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
- Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể
- Quần thể ngẫu phối đa dạng về KG và kiểu hình
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ( Định Luật Hacđi- Vanbec)
 Nội dung ĐL : trong 1 quần thể lớn , ngẫu phối ,nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác 
- Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen ( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau:
 P2 + 2pq + q2 = 1
* Bài toán :
Xét 1 gen có 2 alen A và a các cá thể trong quần thể có 3 KG AA, Aa, aa.
- Giả sử TP gen của quần thể ban đầu P là: 0.64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa =1 
Gtử P: 0,64 A, 0,16 A, 0,16 a 0,04 a
 A= 0,64 + 0,16 = 0,8
 a = 0,16 + 0,04 = 0.2
- Gọi tấn số alen A là p, a là q: p0 =0.8,
 q 0=0.2
Thế hệ F1 
Gp ( 0.8 A: 0.2a) x ( 0.8A: 0.2a)
F1 0.64 AA + 0.32 Aa + 0.04 aa 
Tần số tương đối của alen A và a ở F1
A= 0.8, a= 0.2 p1 =0.8, q 1=0.2
- Trong các thế hệ tiếp theo tần số tương ứng của các alen ko đổi do đó thành phần KG của quần thể cũng ko đổi.
→ Công thức tống quát về thành phần KG : p2AA + 2pqAa + q2aa
- Tổng p + q =1
- Cấu trúc di truyền của quần thể trên có dạng:
(0,8)2 AA + (2 x 0,8 x0,2) Aa + (0.2)2 aa = 1
- Quần thể ở trạng thái cân bằng: 
* Điều kiện nghiệm đúng:
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải giao phôi với nhau một cách ngẫu nhiên
- Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau( ko có chọn lọc tự nhiên )
- Không xảy ra đột biến ,nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch 
- Không có sự di - nhập gen ( quần thể phải cách li với quần thể khác)
IV.Củng cố:
	Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là 1/10000, giả sử quần thể này cân bằng di truyền
	a) Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen cua quần thể, biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thườn quy định
	b) Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con bị bạch tạng.
Giai: Bệnh bạch tạng do gen lặn a gây nên, người bị bệnh có KG aa
Gọi tần số alen A là p, alen a là q
Ta có: q2 = 1/1000 q = 0.01 mà p + q = 1 do đó tần số alen A = p = 1 – 0.01 = 0.99
Tần số KG AA= p2 = 0.992 
KG Aa = 2pq= 2x 0.99 x 0.01 = 0.0198
- 2 vợ chồng bình thường nhưng sinh con ra lại mang bệnh vậy KG của cặp vợ chồng này sẽ là dị hợp Aa: Xác suất 2 vợ chồng là: ( 2pq / p2 + 2pq) x ( 2pq / p2 + 2pq) = {( 2pq / p2 + 2pq) }2 = { 0.0198 / 0.980+ 0.0198}2 x 1/4 = 0.00495
.
§Ò 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12 co ban tu bai 1 17 nam hoc 2010 2011.doc