Giáo An: Sinh Học 12 - Ban Cơ Bản - Trường THPT Dakmil

Giáo An: Sinh Học 12 - Ban Cơ Bản - Trường THPT Dakmil

Phần năm: DI TRUYỀN HỌC

Chương I: CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BµI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. Mục Tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:

- Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen.

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.

- Từ mô hình nhân đôi AND, mô tả các bước của quá trình nhân đôi AND, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.

- Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá.

- Tích hợp giáo dục môi trường, bảo vệ động, thực vật quý hiếm.

II. Phương Tiện Dạy Học

- Tranh phóng to hình 1.1-2 và bảng 1 sách giáo khoa.

- Sơ đồ nhân đôi AND và vai trò của các enzim trong nhân đôi AND ở các sách khác.

 

doc 164 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo An: Sinh Học 12 - Ban Cơ Bản - Trường THPT Dakmil", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH 12-CƠ BẢN
Tiết
Bài
Nội Dụng
Tiết
Bài
Nội Dung
1
Bài: 1
Gen, MDT và QT nhân đôi ADN
28
Bài: 26
HT TH tổng hợp HĐ
2
Bài: 2
Phiên mã và DM
29
Bài: 27
QT hình thành QT thích nghi
3
Bài: 3
ĐHHĐ của gen
30
Bài: 28
Loài
4
Bài: 4
Đột biến gen
31
Bài: 29
Quá trình hình thành loài
5
Bài: 5
NST và ĐB CT NST
32
Bài: 30
QT hình thành loài (T2)
6
Bài: 6
ĐB số lượng NST
33
Bài: 31
Tiến hóa lớn
7
Bài: 7
TH: Quan sát các dạng ĐBSLNST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
34
Bài: 32
Nguồn gốc sự sống
8
Bài: 8
Quy luật phân li
35
Bài: 33
Sự PT của sinh giới qua các đại địa chất
9
Bài: 9
Quy luật PLĐL
36
Bài: 34
Sự phát sinh loài λ
10
KT
Kiểm tra 45 phút
37
KT
Kiểm tra 45 phút
11
Bài: 10
TTG và TĐ đa hiệu của gen
38
Bài: 35
MTS và các NTST
12
Bài: 11
Liên kết gen và hoán vị gen
39
Bài: 36
QTSV và mqh giữa các cá thể trong QT
13
Bài: 12
DTLK giới tính và DT ngoài nhân 
40
Bài: 37
Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 
14
Bài: 13
AH của MT lên sự biểu hiện của gen 
41
Bài: 38
Các đặc trưng cơ bản của QTSV(tiếp theo)
15
Bài: 14
TH: Lai giống
42
Bài: 39
Biến động số lượng cá thể của QTSV
16
Bài: 15
BT chương I & II
43
Bài: 40
QXSV và một số đặc trưng cơ bản của QX
17
Bài: 16
Cấu trúc DT của QT
44
Bài: 41
Diễn thế sinh thái
18
Bài: 17
Cấu trúc DT của QT (tiếp theo)
45
Bài: 42
Hệ sinh thái
19
Bài: 18
CG VN và CT dựa trên nguồn BDTH
46
Bài: 43
Trao đổi chất trong hệ sinh thái
20
Bài: 19
Tạo giống = P2 gây ĐB và công nghệ TB
47
Bài: 44, 45
Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. Dòng W trong HST và H/S ST
21
Bài: 20
Tạo giống nhờ công nghệ gen
48
Bài: 46
TH: Quản lí và sử dụng bền vững TNTN
22
Bài: 21
Di truyền y học
49
BT
Bài tập
23
Bài: 22
Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề XH của DTH 
50
ÔT
Ôn tập học kì II 
24
Bài: 24
Các bằng chứng TH
51
Bài: 48
Ôn tập CT SH cấp THPT
25
Bài: 25
HT Lamac và HT Đacuyn
52
KTHK
Kiểm tra học kì II
26
ÔT
Ôn tập học kì I
27
KTHK
Kiểm tra học kì I
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn: 04/12/2008
Ngày dạy: 05/12/2008
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: CƠ SỞ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BµI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Mục Tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
- Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
- Từ mô hình nhân đôi AND, mô tả các bước của quá trình nhân đôi AND, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.
- Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá.
- Tích hợp giáo dục môi trường, bảo vệ động, thực vật quý hiếm.
II. Phương Tiện Dạy Học
- Tranh phóng to hình 1.1-2 và bảng 1 sách giáo khoa.
- Sơ đồ nhân đôi AND và vai trò của các enzim trong nhân đôi AND ở các sách khác.
III. Hoạt Động Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không cần thiết. Nêu yêu cầu của học bộ môn sinh học 12
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Học sinh đọc mục I.1 trong SGK để trả lời câu hỏi:
? Gen là gì?
- Cấu tạo: Một đoạn phân tử AND.
- Chức năng: Mang thông tin mã hoá một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Học sinh đọc mục I.2 để vẽ được mô hình cấu trúc chung của gen.
? Hình vẽ đó đã hợp lí chưa? Tại sao? (thử so sánh độ dài của mỗi vùng; tại sao độ dài đó khác nhau?).
? Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protein (hoặc phân tử ARN) mà nó quy định tổng hợp.
→ Vùng mã hoá.
Lưu ý: Mạch khuôn có chiều 3'→5' (mạch có nghĩa), mạch kia là mạch bổ sung, có chiều 5'→3'.
Giáo viên: Cung cấp thêm thông tin về sự khác nhau giữa cấu trúc gen ở SV nhân sơ và SV nhân thực (vùng mã hoá liên tục: gen không phân mảnh và vùng mã hoá không liên tục: gen phân mảnh).
Gen cấu tạo từ các Nucleotit, protein cấu tạo từ a.a. Vậy làm thế nào gen quy định tổng hợp protein được? 
HS đọc mục II.1 trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Mã di truyền là gì?
HS đọc mục II.2 trong SGK trả lời câu hỏi:
? Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba?
GV gợi ý: Căn cứ vào số Nu trong một bộ ba và số a.a cấu trúc nên các phân tử protein (hơn 20 loại a.a).
? Có bao nhiêu bộ ba mã hoá? 
? Cách đọc mã DT trên một gen?
? Một bộ ba mã hoá được mấy a.a?
? Có trường nào đặc biệt không?
? Có bộ ba nào không mã hoá a.a?
? Có phải mỗi a.a đều chỉ do một bộ ba mã hoá quy định?
? AND nhân đôi trong pha nào của chu kì TB? Pha S
GV treo tranh vẽ toàn bộ cơ chế nhân đôi của AND 
? Quá trình gồm mấy bước chính?
? Bước 1 diễn ra như thế nào? Enzim nào? Hoạt động của các mạch đơn? Hình dạng của AND?
? Bước 2 diễn ra như thế nào?
Chú ý enzim, hoạt động của mạch khuôn, sự tổng hợp mạch mới, sự khác nhau về sự tạo thành 2 mạch mới.
? Nguyên tắc bổ sung là gì? 
→ Nguyên liệu tổng hợp nên mạch mới lấy từ môi trường nội bào.
? Tại sao có hiện tượng 1 mạch được tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp ngắt quãng?
HS: Mạch mới của AND chỉ tổng hợp theo chiều 5'→3'.
? Nhận xét cấu trúc của 2 AND con?
? Nguyên tắc bán bảo tồn có ý nghĩa gì?
I. Gen
1. Khái niệm
- Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hoá một polipetit hay một phân tử ARN.
- Sự đa dạng của gen chính là đa dạng DT (đa dạng vốn gen). Cần có ý thức bảo vệ nguồn gen, đặc biệt nguồn gen quý: bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật quý hiếm.
Ví dụ: Gen Hbα, gen tARN.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
(1)
(2)
(3)
Tên
Vùng khởi đầu
Vùng mã hoá
Vùng kết thúc
Nhiệm vụ
Khởi động kiểm soát quá trình phiên mã
Mang thông tin mã hoá a.a
Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
II. Mã Di Truyền
1. Khái niệm:
Là trình tự các Nucleotit trong gen (ở mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein. (cứ 3 nucleotit đứng kế tiếp nhau quy định một a.a).
2. Mã di truyền là mã bộ ba
- Có 64 mã bộ ba.
Nhận xét:
+ Những a.a được mã hoá bởi 6 bộ ba: Leu, Ser.
+ Những a.a được mã hoá bởi 4 bộ ba:Pro, Val
+ Những a.a được mã hoá bởi 3 bộ ba: Ile.
+ Những a.a được mã hoá bởi 2 bộ ba: Phe, Tyr.
+ Những a.a được mã hoá bởi 1 bộ ba: Met, Trp.
+ Bộ ba mã mở đầu: AUG.
+ Bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA.
- Gen giữ thông tin DT dạng mã DT, phiên mã sang mARN, dịch mã thành trình tự a.a trên chuỗi polipeptit.
3. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã DT được đọc từ một điểm xác định và liên tục.
- Mã DT có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đầu có chung một bộ mã DT, trừ một vài ngoại lệ.
- Mã DT có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá một a.a).
- Có 1 bộ ba mở đầu mã hoá a.a mở đầu (AUG-Methionin), có 3 bộ ba kết thúc (UAA,UAG,UGA) không mã hoá a.a.
- Mã DT có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG.
- Mã DT có tính phổ biến: Các loài đều dùng chung một mã DT
III. Quá Trình Nhân Đôi AND (tái bản AND)
AND có khả năng nhân đôi, từ một phân tử AND tạo ra hai phân tử AND giống nhau và giống AND mẹ.
Bước 1: Tháo xoắn phân tử AND:
Nhờ enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của AND tách. (chạc chữ Y) 
Bước 2: Tổng hợp các mạch AND mới:
Enzim AND-polimeraza sử dụng 1 mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
Vì AND-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3', nên trên mạch khuôn 3'→5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5'→3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
Bước 3: Hai phân tử AND được tạo thành: 
- Giống nhau, giống AND mẹ.
- Mỗi AND con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của AND mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
4. Củng cố:
Câu 1: Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại Nu là G và X. Trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa:
A. 2 loại mã bộ ba.	C. 8 loại mã bộ ba*.
B. 16 loại mã bộ ba.	D. 32 loại mã bộ ba.
Câu 2: Một AND ban đầu nhân đôi liên tiếp 3 lần thì tạo ra được bao nhiêu AND con? Nếu 1 gen trên AND đó có tổng số Nu là 3000 thì quá trình nhân đôi ấy cần nguyên liệu của môi trường là bao nhiêu Ntd? 
5. Dặn dò:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK 
Đọc trước bài phiên mã và dịch mã.
Tuần: 2
Tiết: 2
Ngày soạn: 30/08/2008
Ngày dạy: 01/09/2008
BµI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục Tiêu.
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuôn AND).
- Giải thích được vì sao thông tin DT giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp protein ở ngoài nhân.
- Mô tả được quá trình tổng hợp protein.
- Rèn luyện và phát triển năng lực suy nghĩ ở HS, có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng DT.
II. Phương Tiện Dạy Học
- Tranh phóng to hình 2.1-4 trong SGK.
- Phiếu học tập: 
III. Hoạt Động Dạy Học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Khái niệm gen, mã DT, đặc điểm chung của mã DT?
b. Cơ chế nhân đôi của AND?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
HS đọc mục I.1 trong SGK 
? Nêu khái niệm phiên mã?
? Quá trình này xảy ra ở đâu trong TB? → Nhân
GV phát phiếu học tập cho từng nhóm học sinh và hướng dẫn học sinh đọc mục I.2a, quan sát H2.1 trong SGK.
Cấu trúc
Chức năng
mARN
tARN
rARN
HS làm việc trong vòng 5 phút
GV yêu cầu 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, sau đó chỉnh sửa theo nội dung đáp án.
GV hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ H2.2 SGK
? Hình vẽ thể hiện điều gì?
? Những thành phần nào được vẽ trên hình? 
? Quá trình được chia mấy giai đoạn?
* Giai đoạn mở đầu:
? Enzim nào tham gia? Vị trí tiếp xúc của enzim vào gen?
? Sự thay đổi của mạch gen sau khi enzim tác động?
* Giai đoạn kéo dài:
? Enzim nào? Chiều di chuyển của enzim? Hoạt động của mạch khuôn và sự tạo thành mạch bổ sung ntn? Nguyên tắc nào chi phối? Nguyên tắc này có ý nghĩa gì trong việc truyền thông tin DT? 
* Giai đoạn kết thúc:
? Vị trí tiếp xúc của enzim? Tại sao quá trình phiên mã được dừng lại?
? Điểm khác nhau giữa ARN vừa mới tổng hợp ở SV nhân sơ và nhân thực? 
* GV treo tranh về cơ chế dịch mã.
? Hình vẽ trên thể hiện gì?
? Xảy ra ở đâu trong TB? → TBC
? Có những thành phần nào tham gia vào quá trình dịch mã được thể hiện trong tranh?
GV yêu cầu HS đọc mục II..1 
? Hoạt hoá a.a là gì?
* GV treo tranh về giai đoạn mở đầu và hướng dẫn HS quan sát.
? Ribôxôm tiếp xúc với mARN ở vị trí nào, đầu nào của mạch gen?
? Sự di chuyển của phức hệ a.a-tARN? Nguyên tắc nào chi phối?
? Các a.a mang đến sẽ được sử dụng như thế nào?
Chú ý về mối lk peptit giữa các a.a trong cấu trúc của protein.
? Em hãy mô tả tiếp theo của quá trình như thế nào? 
HS quan sát tiếp giai đoạn kết thúc:
? Khi nào quá trình giải mã hoàn tất?
GV: Số a.a có trong chuỗi so với số a.a mà môi trường cung cấp. Số phân tử nước được giải phóng so với số bộ ba mã DT trong gen?
I. Phiên Mã
1. Khái niệm
Là quá trình truyền thông tin từ AND sang ARN
2. Cơ chế phiên mã.
a. Cấu trúc và chức năng của ARN
Cấu trúc
Chức năng
mARN
- Phiên bản của gen, cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn mẫu cho dịch mã ở Riboxom.
- Đầu 5', có vị trí đặc hiệu gần mã mở đầu để Riboxom nhận biết và gắn vào. 
Chứa thông tin quy định tổng hợp 1 loại chuỗi polipeptit (SV nhân thực) hoặc nhiều loại protein (SV nhân sơ)
tARN
Cấu trúc 1 mạch ...  để khử CO2 và chuyển hóa thành glucôzơ (chu trình Canvin).
Công thức chung của QH:
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 
ĐV là SV dị dưỡng không có khả năng QH vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.
b. Cảm ứng ở thực vật và động vật.
- Khái niệm về cảm ứng: Cảm ứng là phản ứng của SV đối với các tác nhân kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. TV sống cố định nên phản ứng với kích thích chủ yếu bằng vận động hướng động. Khác với TV, ĐV di chuyển để tìm kiếm thức ăn, nơi ở, có phân hóa hệ cơ quan cảm giác và thần kinh.
So sánh các phương thức cảm ứng ở thực vật và động vật
Phương thức cảm ứng
Thực vật
Động vật
Hướng động
Phản ứng của cây với kích thích theo hướng xác định (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa)
Ứng động
Phản ứng của cây với kích thích không định hướng (tự vệ, bắt mồi, sinh trưởng, nở hoa...)
Vận động
Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cảm giác và thần kinh. ĐV có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường.
c. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
Khái niệm về sinh trưởng và phát triển:
- ST là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể SV (tế bào, mô, cơ quan).
- PT là sự biến đổi của SV thể hiện ở 3 quá trình: ST, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
So sánh sinh trưởng và phát triển.
Phương thức
Đặc tính
Ví dụ
Sinh trưởng
Gia tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan.
Sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng ở con vật trưởng thành.
Phát triển
Không chỉ có ST mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể.
Cây trưởng thành ra hoa, kết trái.
Gà trống trưởng thành mọc lông sặc sỡ, mọc mào, có cựa...
So sánh nhân tố gây ảnh hưởng đến ST và PT ở TV và ĐV
Nhân tố ảnh hưởng
Thực vật
Động vật
Nhân tố bên trong (hoocmôn)
Hoocmôn TV kích thích ST (auxin, gibêrelin, xitôkinin), kìm hãm ST (axit abxixic, êtilen..), kích thích ra hoa (florigen)
Hoocmôn kích thích ST (hoocmôn GH, tirôxin), gây biến thái (ecđixơn, juvenin), điều hòa sinh sản (FSH, LH, ơstrôgen, testostêrôn).
Nhân tố môi trường 
Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến STPT của cây: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng phân bón.
Nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên STPT ĐV: thức ăn, hàm lượng CO2, muối khoáng, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm
d. Sinh sản ở động vật và thực vật.
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
- SSVT chỉ có một cá thể (hoặc tế bào) tham gia, không xảy ra tái tổ hợp di truyền.
- SSHT có hai cá thể (hai tế bào) tham gia, tạo ra tái tổ hợp di truyền.
So sánh sinh sản ở TV và ĐV
Phương thức sinh sản
Thực vật
Động vật
Vô tính
Thường xuyên xảy ra. Sinh sản sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ.
Ít xảy ra. Chủ yếu ở ĐV bậc thấp: nảy chồi (thủy tức), phân mảnh (giun dẹp).
Hữu tính
Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Kết hợp giao tử đực với giao tử cái (thụ tinh). Thụ phấn. Thụ tinh kép. Luân phiên thế hệ: giao tử thể và bào tử thể.
Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Thụ tinh. Chỉ tồn tại giai đoạn bào tử thể (con vật trưởng thành).
Ứng dụng thực tế
Công nghệ chiết, ghép, vi nhân giống, lai giống...
Công nghệ thụ tinh – phôi, công nghệ SSVT, lai giống...
4. Di truyền học.
Nội dung cơ sở di truyền.
Cơ sở
Nội dung
Kết quả
Di truyền phân tử
ĐBG
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền tế bào 
ĐB NST
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền Menđen, các quy luật di truyền
BDTH trong KG của cá thể
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền quần thể
BD trong vốn gen của QT
Hình thành loài mới
- Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống.
- Ứng dụng công nghệ gen trong công nghiệp sản suất các chế dược phẩm như sản xuất insulin, hoocmôn sinh trưởng, kháng sinh...
5. Tiến hóa của sự sống. 
a. Các học thuyết tiến hóa.
So sánh các học thuyết tiến hóa
Chỉ tiêu
Thuyết Lamac
Thuyết Đacuyn
Thuyết hiện đại
Các nhân tố TH
- Thay đổi điều kiện môi trường.
- Thay đổi chức năng hoạt động cơ quan.
- Biến dị cá thể trong quần thể.
- CLTN.
- Quá trình ĐB.
- Di – nhập gen.
- Phiêu bạt gen.
- Giao phối không ngẫu nhiên.
- CLTN.
- Các yếu tố ngẫu nhiên.
Hình thành đặc điểm thích nghi
Các cá thể phản ứng giống nhau trước thay đổi của ngoại cảnh. Các đặc điểm thích nghi có thể di truyền.
Các BD có lợi được bảo tồn, các BD bất lợi bị đào thải do tác động của CLTN.
Do tác động của các nhân tố TH
Hình thành loài mới
Dưới tác động của ngoại cảnh loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
Hình thành loài mới là quá trình biến đổi KG của QT gốc tạo nên QT mới cách li sinh sản với QT gốc.
Chiều hướng TH
Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
Ngày càng đa dạng, tổ chức càng cao, thích nghi càng hợp lí.
TH là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học.
b. Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người.
Các giai đoạn phát sinh, tiến hóa của sự sống và loài người.
Sự phát sinh
Các giai đoạn
Đặc điểm cơ bản
Sự sống
- Tiến hóa hóa học.
- TH tiền sinh học.
- TH SH
- Hình thành các CHC đơn giản từ các chất VC dưới tác động của các tác nhân tự nhiên.
- Hình thành các đại phân tử (prôtêin, axit nuclêic) từ các đơn phân hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit).
- Hình thành tế bào nguyên thủy từ các đại phân tử và màng sinh học.
- Hình thành SV nhân sơ và nhân thực.
Loài người
- Người tối cổ.
- Người cổ.
- Người hiện đại.
- Chuyển đời sống từ trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước. Não bộ lớn hơn vượn người. Chưa biết chế tạo công cụ.
- Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hóa.
- Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay. Thuộc về một loài Homo sapiens. Phân hóa thành nhiều chủng tộc phân bố khắp các châu lục.
6. Sinh thái học.
- Mối tương quan giữa cá thể và môi trường. Các nhân tố môi trường gây ảnh hưởng lên cơ thể.
SV với môi trường luôn có mối liên quan mật thiết. Các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể, đồng thời cơ thể có tác động đến môi trường. Các nhân tố môi trường tác động đến cơ thể: ánh sáng, nhiệt độ, nước (lượng mưa và độ ẩm), đất, không khí, sinh vất...
Hệ sinh thái và sinh quyển
Các đặc điểm các cấp độ tổ chức sống
Cấp độ tổ chức
Khái niệm
Đặc điểm
Ví dụ
Quần thể
Tập hợp các cá thể cùng loài trong một không gian địa lí xác định.
Có vùng phân bố riêng. Có cấu trúc đặc trưng về giới tính, cấu trúc tuổi, kích thước và mật độ.
QT cá chép trong một hồ nước.
Quần xã
Tập hợp nhiều QT của các loài khác nhau trong một vùng sinh cảnh xác định.
Tính đa dạng về loài. Mối quan hệ dinh dưỡng. Phân bố các loài trong không gian.
QX cá trong một hồ cá.
Hệ sinh thái
Tập hợp các QXSV và môi trường sống của chúng.
Thành phần cấu trúc: SVSX, SVTT, SVPG, thành phần các CVC, thành phần các CHC, các yếu tố khí hậu. Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Hồ nước là một hệ sinh thái.
Sinh quyển
Tập hợp tất cả HST trong thạch quyển, thủy quyển và khí quyển.
Sự phân bố thành các khu sinh học.
Toàn bộ Trái đất với SV sống.
Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường
Hiện tượng
Tác nhân
Hệ quả
Biện pháp phòng chống
Gây ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, phóng xạ, tiếng ồn...
Gây ô nhiễm môi trường. Gây mất cân bằng sinh thái. Gây thoái hóa tuyệt diệt các loài. Gây bệnh tật.
Nghiên cứu khoa học. Giáo dục. Pháp luật. Hợp tác quốc tế.
Gây mất cân bằng sinh thái
Gây ô nhiễm môi trường sống, tuyệt diệt các loài, mất đa dạng sinh học.
Ảnh hưởng đến toàn bộ sinh quyển và cuộc sống của con người 
Quản lí tài nguyên và phát triển bền vững.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phần V: Di Truyền Học
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
Tự nhân đôi của ADN.
Khái niệm gen và mã di truyền.
Sinh tổng hợp ARN.
Sinh tổng hợp prôtêin.
Điều hòa hoạt động gen.
Đột biến gen.
Hình thái, cấu trúc và chức năng của NST.
Đột biến NST.
Bài tập chương I.
2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Các quy luật Menđen.
Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen).
Di truyền liên kết: liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
Di truyền liên kết với giới tính.
Di truyền tế bào chất.
Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen.
Bài tập chương II.
3. Di truyền học quần thể
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối..
Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Đinh luật Hacdi-Vanbec và ý nghĩa của định luật.
Bài tập chương III.
4. Ứng dụng di truyền học
Chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
Tạo giống bằng công nghệ gen.
5. Di truyền học người
Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến NST).
Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội.
Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
Bài tập chương V.
Phần VI: Tiến Hóa
1. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bằng chứng giải phẫu so sánh.
Bằng chứng phôi sinh học.
Bằng chứng địa lí sinh vật học.
Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Học thuyết của Lamac J.B
Học thuyết của Đacuyn.
Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Các nhân tố tiến hóa cơ bản.
Quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Loài sinh học
Quá trình hình thành loài.
Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới.
Bài tập.
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đât
Sự phát sinh sự sống trên trái đất.
Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất.
Sự phát sinh loài người.
Phần VII: Sinh Thái Học
1. Cá thể và quần thể sinh vật
Các nhân tố sinh thái.
Sự tác động của các nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường.
Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.
Khái niệm về quần thể.
Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể.
Cấu trúc dân số của quần thể.
Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể.
Sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng cá thể của quần thể.
Bài tập.
2. Quần xã sinh vật
Khái niệm về QX. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong QX.
Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
Sự phân hóa ổ sinh thái.
Sự diễn thế và sự cân bằng QX.
Bài tập.
3. Hệ sinh thái – sinh quyển
Khái niệm về HST.
Cấu trúc HST.
Các kiểu HST.
Sự chuyển hóa vật chất trong HST.
Sự chuyển hóa năng lượng trong HST.
Sinh quyển.
Sinh thái học và việc quản lí nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lí nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường.
Bài tập.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 12.doc