TIẾT 53 – BÀI 50: THỰC HÀNH:
KHẢO SÁT VI KHÍ HẬU CỦA MỘT KHU VỰC
Ngày soạn: 10/3/2009
I. Mục tiêu của bài
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ nghiên cứu sinh thái đơn giản
- Làm quen với cách đo đạc khảo sát một vài nhân tố sinh thái đơn giản
- Vận dụng tốt phương pháp ghi chép, đánh giá, tính toán và thảo luận.
II. Phương tiện dạy học
- Thước dây
- Ẩm kế và nhiệt kế
- Cọc dài trên 2m
- Dây, băng dán
- Sổ tay, bút chì
II. Phương pháp dạy học
- Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên
TIẾT 53 – BÀI 50: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT VI KHÍ HẬU CỦA MỘT KHU VỰC Ngày soạn: 10/3/2009 I. Mục tiêu của bài - Biết cách sử dụng một số dụng cụ nghiên cứu sinh thái đơn giản - Làm quen với cách đo đạc khảo sát một vài nhân tố sinh thái đơn giản - Vận dụng tốt phương pháp ghi chép, đánh giá, tính toán và thảo luận. II. Phương tiện dạy học - Thước dây - Ẩm kế và nhiệt kế - Cọc dài trên 2m - Dây, băng dán - Sổ tay, bút chì II. Phương pháp dạy học - Giáo viên hướng dẫn - Học sinh làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 2. Dạy bài mới Hoạt động của thày trò Nội dung bài học Gv: Chia lớp thành nhóm 7-10 học sinh Địa điểm khảo sát: Vườn trường Hs: Cắm hai cọc, 1 dưới tán cây, 1 ngoài nắng. Trên mỗi cọc có treo nhiệt kế và ẩm kế tại 2 vị trí phía chân cọc và nơi cách mặt đất 2m Gv: Hướng dẫn học sinh làm và giám sát Hs: quan sát tình hình thời tiết Hs: Theo dõi và ghi chép số liệu thu được. 1. Thí nghiệm khảo sát tác động của thực vật đến nhiệt độ và độ ẩm của môi trường - Đo nhiệt độ và độ ẩm dưới tán cây và ở ngoài trời nắng - Ghi chép kết quả thu được sau thời gian 30’ - Chỉ ra những điểm khác biệt và tìm ra nguyên nhân của những khác biệt đó - Rút ra kết luận 2. Thu hoạch (Học sinh lập bảng thu hoạch từ số liệu thu thập được theo bảng sau) Nhóm học sinh Địa điểm Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Các quan sát khác Nhận xét A Dưới mặt đất Tại độ cao 2m B Dưới mặt đất Tại độ cao 2m C Dưới mặt đất Tại độ cao 2m CHƯƠNG II: QUẦN THỂ SINH VẬT Tiết 54 - Bài 51: KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ (NC) Ngày soạn: 11/3/2009 I. MỤC TIÊU CỦA BÀI - Hiểu và giải thích được khái niệm về quần thể và giải thích được quần thể là đơn vị tồn tại của loài. - Hiểu và trình bày được mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK, SGV, và một số tranh ảnh có liên quan đến bài giảng, 01 số ví dụ thực tế ở địa phương. Đọc bài trước ở nhà, tìm ví dụ về quần thể ở địa phương mình. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hoạt động nhóm, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp kiểm tra sĩ số 2. Dạy bài mới Hoạt động của thày trò Nội dung bài học - GV Nêu 01 Số VD: Chim ở Lũy Tre Làng, Bèo Trên Mặt Ao, Các Cây Sen Trong Hồ Có Phải Là Quần Thể Không? Tại Sao? Vậy: khi nào là quần thể - Hoạt động 1: - Quần thể là gì? VD - GV cho học sinh thảo luận nhóm. -> Trả lời lệnh SGK: Lựa chọn các quần thể trong tổ hợp của 10 nhóm cá thể. - Hãy tìm các VD khác ngoài SGK? - GV gợi ý để HS dễ tìm VD. - Tại sao nói quần thể là đơn vị tồn tại của loài? - GV chuyển ý sang II. Hoạt động 2: Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. - Thế nào là quan hệ hỗ trợ? - GV mở rộng: Mối quan hệ hỗ trợ là sự tu họp sống bầy đàn, sống thành xã hội. - Các em hãy cho VD về cách sống bầy đàn hay quần tụ của động vật mà em biết trong thiên nhiên? - Các bụi tre, nứa sống chen chúc nhau trong một không gian hẹp như thế chúng có những lợi ích và bất lợi gì? tại sao chúng lại lực chọn kiểu sống quần tụ. - Trong cách sống bầy đàn, các cá thể nhận biết nhau bằng những tín hiệu đặc trưng nào? - GV: Cao hơn cách sống bầy đàn là kiểu xã hội. + Hãy nêu sự khác nhau giữa xã hội loài người với xã hội của các loài côn trùng - Khi nào quần thể dẫn đến quan hệ cạnh tranh? Cho VD. - Về lý thuyết, cạnh tranh trong cùng loài rất khốc liệt, vì sao? tại sao trong thực tế, cạnh tranh cùng loài ít xảy ra? -> GV giải thích, bổ sung - Bên cạnh quan hệ cạnh tranh còn có quan hệ nào khác? - Các cá thể cùng loài có kí sinh vào nhau không? xuất hiện trong điệu kiện nào? Ý nghĩa? - GV giải thích kí sinh là loài ở hình 51.3 - Ở điều kiện nào xảy ra ăn thịt đồng loại? Điều đó có lợi gì cho sự tồn tại của loài? - GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK, tóm tắt bài trong khung SGK. Bài 51: KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Khái niệm về quần thể: Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản VD: SGK II. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: 1. Quan hệ hỗ trợ: - Quan hệ hỗ trợ là sự tu họp, sống bầy đàn, sống thành xã hội (trong nhiều trường hợp, quần tụ chỉ là tạm thời ở những thời gian nhất định như các con sống quây quần bên cha, mẹ hoặc các cá thể họp đàn để sinh sản săn mồi hay chống kẻ thù) - Trong cách sống đàn cá thể nhận biết nhau bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn, vũ điệu - Hiệu suất nhóm: Là đặc điểm sinh lý và tập tính sinh thái có lợi; giảm lượng tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng 2. Quan hệ cạnh tranh: - Khi mật độ quần thể vượt quá “sức chứa đựng” của môi trường các cá thể cạnh tranh nhau làm giảm mức tử vong, giảm mức sinh sản đó là hiện tượng tỉa thừa. - Ngoài ra còn có kiểu quan hệ: Kí sinh cùng loài ăn thịt đồng loại trong những điều kiện môi trường xác định, giúp cho loài tồn tại và phát triển ổn định. 3. Củng cố Về nhà học bài theo câu hỏi SGK và chuẩn bị bài tiếp theo (bài 52 các đặc trưng cơ bản của quần thể, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở cuối bài để trả lời vào buổi học sau) Duyệt giáo án tuần 10 Ngày 16/3/2009
Tài liệu đính kèm: