Giáo án Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể

Giáo án Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể

38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

Characters in population

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được thế nào là kích thước quần thể, các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể ?

2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.

-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.

-Năng lực làm việc theo nhóm.

-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

-Nhận thức được có sở khoa học của vấn đề sinh đẻ có kế hoạch.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2162Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/02/2009
Tiết thứ: 41
Bài 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
Characters in population 
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được thế nào là kích thước quần thể, các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể ?
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
-Nhận thức được có sở khoa học của vấn đề sinh đẻ có kế hoạch.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Kích thước quần thể và tăng trưởng của quần thể người.
-Khái niệm khó, mới: Kích thước tối thiểu, kích thước tối đa, tăng trưởng.
-Bản đồ khái niệm: Đồ thị sinh trưởng trên đó thể hiện đầy đủ các điểm cho biết quá trình tăng trưởng của quần thể theo thời gian.
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
- Hình 38.1 đến 38.4 SGK
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là nhóm tuổi, mật độ cá thể ? Các yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng của việc nghiên cứu 2 nhân tố sinh trưởng trong đời sống, thực tiễn ?
 2.Đặt vấn đề:
Kích thước quần thể là gì? Sự tăng trưởng của quần thể sinh vật diễn ra như thế nào? Đặc biệt là quần thể người ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu đặc trưng kích thước quần thể
GV: Cho VD về kích thước quần thể mà em biết ?
GV: Thế nào là kích thước quần thể ?
GV: Các quần thể khác nhau có kích thước giống nhau không ?
GV: Kích thước quần thể có phải là hằng số theo thời gian hay không ?
(GV vẽ đồ thì biến động số lượng cá thể của một quần thể lên bảng, có đánh dấu các điểm để phân tích khai thác nội dung tiếp theo)
GV: Tại sao kích thước quần thể lại bị giới hạn trong hai khoảng giá trị: tối thiểu và tối đa ?
(Do thức ăn, nơi ở, kẻ thù)
GV: Có các yếu tố trên đã ảnh hưởng tới kích thước quần thể thông qua những tiêu chí nào ?
HOẠT ĐỘNG 2
N/c tăng trưởng của quần thể sinh vật
GV: Xác định các khoảng đồ thị xảy ra hiện tượng quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, tăng trưởng theo điều kiện sống ?
HOẠT ĐỘNG 3
N/c sự tăng trưởng của quần thể người
GV: Có phải quần thể nào cũng tăng trưởng theo đồ thị trên hay không ? Quan sát hình 38.4
GV: Sự tăng trưởng như vậy cho thấy vai trò của quần thể người như thế nào trong mối quan hệ với các loài khác ? (Thống trị)
GV: Cơ sở khoa học của việc luật sinh đẻ có kế hoạch là gì ? (Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh một đến hai con và cách nhau 5 năm)
V.KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ
1.VD: Trong rừng mưa nhiệt đới:
-Voi rừng 25 con/quần thể.
-Gà rừng 200 con/quần thể.
2.Định nghĩa:
Là số lượng (khối lượng, năng lượng) của các cá thể phân bố trong khoảng không gia.
3.Đặc điểm:
-Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng.
-Dao động từ mức tối thiểu tới mức tối đa.
4.Phân loại:
-Kích thước tối thiểu.
-Kích thước tối đa.
5.Các yếu tố ảnh hưởng:
a.Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật
b.Mức độ tử vong của quần thể sinh vật
c.Phát tán của cá thể trong quần thể sinh vật
VI.TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SV
-Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: Khi điều kiện môi trường không bị giới hạn.
-Tăng trưởng theo điều kiện sống: Khi điều kiện môi trường sống bị giới hạn.
VII.TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI
-Tăng trưởng cao nhờ những thành tựu về khoa học, công nghệ
→ Năng suất tăng, chuyển đổi sang tảo
→ Mở rộng nơi ở bằng cách xây nhà cao tầng, đường hầm, thành phố trên mặt biển
-Tăng trưởng quá cao làm cho chất lượng môi trường giảm sút → chất lượng cuộc sống con người.
 4.Củng cố
-Người xưa nói: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” có đúng không ? Vận dụng kiến thức sinh thái học trong bài này để giải thích hiện tượng trên ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Tại sao sự tăng trưởng của quần thể người lại diễn ra như vậy ? Hậu quả sẽ như thế nào ? Đề xuất biện pháp ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
Ngày 13 tháng 02 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh
 7.Từ khoá tra cứu:
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-41-Lesson 38-Các đặc trưng cơ bản của quần thể.doc