Giáo án Sinh học 12 bài 34: Sự phát sinh loài người

Giáo án Sinh học 12 bài 34: Sự phát sinh loài người

Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được những đặc điểm giống nhau giữa người với vượn người ngày nay.

-Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng cho loài người.

-Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các giai đoạn chuyển tiếp.

-Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa trong quá trình phát sinh, phát triển loài người.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 16529Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 34: Sự phát sinh loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01/01/2009
Tiết thứ: 36
Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được những đặc điểm giống nhau giữa người với vượn người ngày nay.
-Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng cho loài người.
-Giải thích được quá trình hình thành loài người Homo sapiens qua các giai đoạn chuyển tiếp.
-Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa trong quá trình phát sinh, phát triển loài người.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: 
-Khái niệm khó, mới: Tiến hoá sinh học, tiến hoá văn hoá.
-Bản đồ khái niệm: Bằng chứng về nguồn gốc động vật và Sự tiến hoá văn hoá.
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-Tranh phóng to Bảng 34; Hình 34.1-34.2
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Hoá thạch là gì ? Vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới ?
-Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới ?
 2.Đặt vấn đề:
Trong quá trình tiến hoá, phát triển của sinh giới, loài người đã xuất hiện ở thời kì nào ?
Tại sao nói con người có nguồn gốc động vật ? Vì sao con người có thể thoát khỏi đời sống động vật ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu các bằng chứng về nguồn gốc của loài người
Đặt vấn đề: Quá trình t.hóa của loài người bao gồm 2 g.đoạn: tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa.
GV: Cho biết con người thuộc vào nhóm phân loại nào ?
GV: Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như vậy ?
GV: Vậy cách thức các nhà khoa học n/c về quá trình phát sinh loài người ntn ?
GV: Quê hương loài người ở đâu ?
(Bằng chứng về ADN ti thể , nst Y ® ủng hộ thuyết đơn nguồn)
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu sự tiến hoá văn hoá ở người hiện đại
GV: Nguyên nhân nào giúp cho con người thoát khỏi đời sống động vật ?
GV: Đi thẳng bằng 2 chân đã đem lại cho loài người những ưu thế tiến hóa gì ? 
GV: Kết quả là gì ?
I.QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI
1.Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
(Bảng Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người)
® chứng tỏ người và thú có chung 1 nguồn gốc.
Vượn người ngày nay bao gồm: 
-Vượn, đười ươi: Sống ở Đông Nam Á.
-Gorila(khỉ đột), tinh tinh: Sống ở vùng nhiệt đới Châu phi.
® chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người và gần gũi nhất với tinh tinh. Mặt khác người và vượn có nhiều điểm khác nhau® t/hóa theo 2 hướng khác nhau (vượn ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp)
Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẩu, sinh học phân tử Þ xác định mối quan hệ họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm nào trên cơ thể người được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất hiện.
→ Chứng minh loài người có nguồn gốc từ ĐVCXS: Thuộc lớp thú (Mammalia)– Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae)- Chi người (Homo)- Loài người (Homo sapiens)
2.Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
Tổ tiên → Vượn người cổ đại (Vượn người ngày nay) → H.habilis → H.erectus → H.sapiens.
*Địa điểm phát sinh loài người:
Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác (nhiều người ủng hộ)
II.NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HOÁ VĂN HOÁ
1.Nguyên nhân:
Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật: 
-Đôi tay được giải phóng:
 Bàn tay chế tạo và sử dụng công cụ lao động...
-Xuất hiện hệ thống tín hiệu thứ 2: Bộ não lớn:
+Tiếng nói có âm tiết phát triển: Do cấu trúc thanh quản phù hợp cho phép phát triển tiếng nói
+Chữ viết: Giúp việc truyền đạt kinh nghiệm có hiệu quả.
 Kích thích bộ não phát triển.
2.Kết quả: Xuất hiện tiến hoá văn hoá: Là quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi không có sự biến đổi về gene.
-XH ngày càng phát triển: Sử dụng lửa, tạo quần áo, chăn nuôi, trồng trọt....KH,CN
-Con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.
 4.Củng cố
-Những đặc điểm thích nghi nào giúp cho con người có khả năng tiến hoá văn hoá ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Tại sao nói người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hoá của các loài khác ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-Sự tiêu giảm lông trên bề mặt cơ thể giúp loài người giảm được nguy cơ nhiễm các sv kí sinh gây bệnh.
Giống nhau
Giống động vật (thú)
Giống vượn người
Hình thái
-Nếp thịt nhỏ ở khoé mắt và dấu vết của mi mắt thứ 3 ở bò sát và chim.
-Cao 1,5-2m, nặng 70-200kg, không có đuôi, có thể đứng trên 2 chân.
-Hiện tượng lại tổ (lại giống): Người có đuôi dài 20-25cm, lông rầm khắp mình và kín mặt, có 3-4 đôi vú.
-Có lông mao.
Giải phẫu
-Bộ xương gồm những phần tương tự, các nội quan sẵp xếp giống nhau.
-Có tuyến sữa.
-Có 4 nhóm máu như người.
-Ruột thừa là dấu tích của ruột tịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ.
-Có 12-13 đôi xương sườn, 5-6 đốt sống cùng, 32 răng, phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm (răng vượn người hở).
-Kích thước, hình dạng tinh trùng, nhau thai giống nhau.
Sinh lý
-Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
-Chu kì kinh nguyệt 32 ngày, thời gian mang thai 270-275 ngày. Mẹ cho con bú đến một năm tuổi mới ngừng tiết sữa.
-Biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ.. biết dùng cành cây để lấy thức ăn.
Phôi
-Sự phát triển phôi lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật:
+Phôi 18-20 ngày: Có dấu vết của khe mang.
+Phôi 1 tháng: Bộ não còn có 5 phần rõ rệt, giống não cá, về sau bán cầu đại não bao trùm lên các phần sau, xuất hiện các khúc cuộn và nếp nhăn.
+Phôi 2 tháng: Còn đuôi khá dài.
+Phôi có một vài 3 đôi vú, về sau chỉ một đôi ở ngực phát triển.
-Phôi 3 tháng: ngón chân cái vẫn nằm đối diện với các ngón khác, giống như ở vượn người.
-Thai nhi tháng thứ 6: trên toàn bề mặt vẫn còn có một lớp lông mịn, trừ môi, gan bàn tay, gan bàn chân. Hai tháng trước khi sinh lớp lông đó mới rụng đi.
Sinh học phân tử
-ADN của người và tinh tinh giống nhau 97.6%.
-Bộ NST ở vượn người là 48 (Bảng34/145)
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 02 tháng 09 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-36-Lesson 34-Sự phát sinh loài người.doc