Bài 31: TIẾN HOÁ LỚN
(Macroevolution)
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU
1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được tiến hoá lớn là gì.
-Nêu được cơ sở, đặc điểm, kết quả và ý nghĩa của tiến hoá lớn.
2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
25/11/2008 Tiết thứ: 33 Bài 31: TIẾN HOÁ LỚN (Macroevolution) I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được tiến hoá lớn là gì. -Nêu được cơ sở, đặc điểm, kết quả và ý nghĩa của tiến hoá lớn. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Nội dung: -Kiến thức trọng tâm: Nội dung tiến hoá lớn. -Khái niệm khó, mới: -Bản đồ khái niệm: III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Sơ đồ hình 31.1 và 31.2/131 SGK. IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính và cách ly sinh thái ? Cho VD minh hoạ ? -Cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá diễn ra như thế nào ? Cho VD ? 2.Đặt vấn đề: Tiến hoá nhỏ, tiến hoá lớn là gì ? 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG GV: Quá trình nghiên cứu tiến hoá lớn dựa trên các cơ sở nghiên cứu nào ? GV: Tốc độ tiến hoá giữa các loài có giống nhau không ? Cho VD ? GV: Tiến hoá lớn là quá trình như thế nào ? GV: Quan sát hình 31.1 SGK, cho biết kết quả của quá trình tiến hoá lớn là gì ? GV: Mức độ tổ chức cơ thể ? GV: Các loài được hình thành có đặc điểm như thế nào ? GV: Nghiên cứu tiến hoá lớn có ý nghĩa gì ? GV: (Định hướng học sinh phân tích VD trong SGK) I.TIẾN HOÁ LỚN 1.Cơ sở nghiên cứu: -Nghiên cứu hoá thạch. -Các nghiên cứu phân loại sinh giới: Dựa trên mức độ giống nhau về đặc điểm hình thái, hoá sinh và sinh học phân tử. 2.Đặc điểm: -Tốc độ hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau. VD: Cá phổi gần như không thay đổi suốt 150 triệu năm. -Quá trình không cần những đột biến lớn mà chủ yếu là sự tích luỹ các đột biến nhỏ qua các thể hệ. 3.Kết quả: -Sinh giới ngày càng đa dạng: Nhờ có tiến hoá phân nhánh: Tổ tiên chung → Thế giới vô cùng phong phú đa dạng. -Tổ chức ngày càng cao. -Thích nghi ngày càng hợp lý. 4.Ý nghĩa: -Giúp tìm hiểu về lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm loài trong quá khứ. -Xây dựng cây phát sinh chủng loại – cây phân loại. Kết luận: Nghiên cứu: Phân loại thế giới sống D Tiến hoá lớn → Giúp xây dựng cây phát sinh và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. II.BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM -Bằng chứng về Chlorella vulgaris. -Bằng chứng về ruồi giấm, tinh tinh, người 4.Củng cố -Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc đơn giản ? 5.Kiểm tra đánh giá: -Tiến hoá lớn là gì ? Cơ sở, đặc điểm, kết quả và ý nghĩa của tiến hoá lớn ? 6.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới. 7.Từ khoá tra cứu: Macroevolution: Tiến hoá lớn. V.Kiến thức nâng cao, bổ sung: - VI.Tài liệu tham khảo: -SGV. Ngày 28 tháng 11 năm 2008 Tổ trưởng: Lê Thị Thanh -Tranh ảnh từ mạng internet. Thí nghiệm của Borass:
Tài liệu đính kèm: