Giáo án Sinh học 12 bài 29: Qúa trình hình thành loài

Giáo án Sinh học 12 bài 29: Qúa trình hình thành loài

Bài 29: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

(Speciation)

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được thế nào là cách ly địa lý.

-Giải thích được vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới.

-Trình bày được thí nghiệm của Dodd chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản như thế nào.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2463Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 29: Qúa trình hình thành loài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19/11/2008
Tiết thứ: 31
Bài 29: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
(Speciation)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được thế nào là cách ly địa lý.
-Giải thích được vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới.
-Trình bày được thí nghiệm của Dodd chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản như thế nào.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Cơ chế hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý.
-Khái niệm khó, mới: Hình thành loài bằng con đường địa lý.
-Bản đồ khái niệm: (Cơ chế hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý)
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Hình 29 trang 127 SGK.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Loài sinh học là gì ? Để phân biệt hai loài sinh vật thì cần dựa trên cơ sở nào ?
 2.Đặt vấn đề:
Trong điều kiện môi trường mới quần thể dần dần hình thành các đặc điểm thích nghi với môi trường đó. Vậy nếu quá trình thích nghi đó diễn ra trong thời gian dài thì hệ quả sẽ là gì ?
Vậy, khi nào loài mớí được hình thành ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/c các bằng chứng, thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý
GV: (Giáo viên phân tích ví dụ)
GV: Dạng lai xuất hiện cho biết điều gì ? Không có dạng lai cho biết điều gì ?
GV: N/c SGK trình bày thí nghiệm của Dodd và giải thích hiện tượng thu được ?
HOẠT ĐỘNG 2
Xây dựng sơ đồ cơ chế hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý
GV: Vậy cách ly địa lý là gì ? Vai trò ? Kết quả của hiện tượng cách ly địa lý là gì ?
GV: Trên cơ sở các bằng chứng và thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, hãy nêu cơ chế chung con đường hình thành loài bằng con đường địa lý ? 
GV: Hãy sơ đồ hoá ?
GV: N/c SGK cho biết quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý có đặc điểm gì ?
I.HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ
1.Bằng chứng:
Chim sẻ ngô (Parus major): Phân bố khắp Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, các đảo Địa Trung Hải.
-Nòi Châu Âu: Sải cánh 70-80mm, lưng xanh, bụng vàng.
-Nòi Ấn Độ: Sải cánh 55-70mm, lưng và bụng đều xám.
-Nòi Trung Quốc: Sải cánh 60-65mm, lưng vàng, gáy xanh.
Hiện tượng: 
Tại nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ-Trung Quốc đều có các dạng lai tự nhiên → cùng loài.
Nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-Trung Quốc, thượng lưu sông Amua không có dạng lai.
2.Thí nghiệm chứng mình: Của Dodd, trường ĐH Yale Mỹ.
-Chia quần thể ruồi giấm Drosophila pseudo obscura thành nhiều quần thể nhỏ, nuôi trong các môi trường nhân tạo khác nhau, là những lọ thuỷ tinh riêng biệt. Một số quần thể nuôi bằng môi trường có tinh bột, một số được nuôi bằng môi trường có chứa maltose. 
Sau nhiều thế hệ, trên các môi trường khác nhau, từ một quần thể ban đầu đã tạo nên hai quần thể thích nghi với việc tiêu hoá tinh bột và tiêu hóa đường maltose.
-Cho hai loại ruồi sống chung, thấy ruồi “maltose” có xu hướng thích giao phối với ruồi “maltose” hơn và ngược lại.
3.Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý:
a.Nguyên nhân:
-Loài mở rộng khu vực phân bố.
-Khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý (sông, núi, biển, )
] Ngăn cản cá thể của các quần thể giao phối với nhau, tạo điều kiện cho các NTTH gây nên và duy trì sự khác biệt về fallele và thành phần KG giữa các quần thể.
b.Cơ chế hình thành loài :
Một quần thể → Cách ly địa lý→Nhiều quần thể cách ly với nhau→Trong các điều kiện môi trường khác nhau→NTTH (CLTN) làm cho các nhóm quần thể khác biệt nhau về tần số allele và thành phần KG.
c.Đặc điểm:
-Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều thế hệ.
-Không phải là cách ly sinh sản mà là điều kiện để dẫn tới quá trình cách ly sinh sản, đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
-Chủ yếu xảy ra với các loài có khả năng phát tán mạnh, đặc biệt là động vật.
-Quá trình hình thành các quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
 4.Củng cố
-Vì sao con người vẫn chưa tách ra thành các loài khác nhau ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Trả lời câu hỏi cuối bài.
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
Allopatric (a): Khác vùng phân bố, tách biệt về địa lý.
Parapatric (a): Cận vùng phân bố.
Sympatric (a): Cùng khu vực phân bố địa lý.
Reproductive isolation: Cách ly sinh sản.
Starch: Tinh bột.
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-Ở Châu Âu, 1835 đến 1935 phân bố mở rộng trên 2 triệu km2, trung bình mỗi năm tiến lên phía Bắc 6 km, phia Đông 10km. Chi Lepus phân hoá thành khoảng 100 loài, phân bố khắp thế giới. Chúng có đặc điểm chung: Tai to, đầu bằng, chân trước ngắn, chân sau dài, đuôi ngắn. Tuy nhiên mỗi loài được phân biệt ở một số đặc điểm hình thái, di truyền địa lý sinh thái.
-Lepus tolai: Nặng 2kg, dài 55cm, không có khả năng thay đổi màu lông theo mùa, phân bố ở vùng sa mạc và bán sa mạc thuộc Trung Á.
-Lepus timidus: Năng 5kg, dài trên 55cm, 8 núm vú, có thể thay đổi màu lông theo mùa, sống trong rừng rậm vùng Châu Âu, Á, Bắc Mỹ.
-Lepus europeus: Năng 5kg, ngắn hơn 55cm, 6 núm vú, có màu lông thay đổi theo mùa nhưng không rõ, sống ở rừng thưa hoặc ven rừng, ở các thảo nguyên vùng Ả Rập và Châu Âu.
Ba loài trên có thể giao phối nhưng không kết quả.
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 21 tháng 11 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-31-Lesson 29-Speciation(part1).doc