Giáo án Sinh học 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giáo án Sinh học 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I.Mục tiêu:

 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:

THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU

1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. - Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.

- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các ĐB, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/11/2008
Tiết thứ: 29
Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
- Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.
- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các ĐB, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
- Rèn luyện khả năng thu thập một số tài liệu (thu thập các hình ảnh về đặc điểm thích nghi ), làm việc tập thể xây dựng báo cáo khoa học và trình bày báo cáo (giải thích các quá trình hình thành quần thể thích nghi mà mình thu thập được).
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Quá trình hình thành quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi xét ở góc độ di truyền.
-Khái niệm khó, mới: Đặc điểm thích nghi, 
-Bản đồ khái niệm: 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh về các loại đặc điểm thích nghi sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về hình ảnh các loại đặc điểm thích nghi
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Thuyết TTHTHHĐ quan niệm như thế nào về quá trình tiến hoá, nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá ?
-Vì sao TTHTHHĐ lại cho rằng ĐB, di-nhập gene, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên là NTTH ?
 2.Đặt vấn đề:
Tại sao các con sâu ăn lá rau cải lại có màu xanh ? Tại sao con bọ lá lại có hình thái giống hệt chiếc lá khô ? Đặc điểm đó có ý nghĩa gì ? Có phải các đặc điểm đó hợp lý trong cả các môi trường khác không ? Cơ chế hình thành đó diễn ra như thế nào ?
Tại sao nên dùng thuốc kháng sinh đều đặn và phải kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh với nhau ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu khái niệm đặc điểm thích nghi
GV: Quan sát hình 27.1 SGK, cho biết đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi ? Giải thích ?
(Phân tích thêm hoặc cho xem thêm hình ảnh về 1 số loài như bọ que , sâu xanh )
GV: Thế nào là đặc điểm thích nghi ?
GV: Đặc điểm thích nghi trong quần thể sẽ có xu hướng như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2
Phân tích các bằng chứng, thí nghiệm và giải thích quá trình hình thành DDTN của SV
GV: (Dẫn dắt học sinh đưa ra các ví dụ về các đặc điểm thích nghi trên sinh vật)
GV: Hãy so sánh mỗi đặc điểm thích nghi có lợi trong môi trường nào, có hại trong môi trường nào ? Vì sao mà số lượng cá thể đó chiếm ưu thế ?
GV (VD bổ sung)
Khi nghiên cứu về chọn lọc tự nhiên Darwin đã thấy, trên quần đảo Mađerơ có: 550 loài trong đó có: 350 loài bay được và 200 loài không bay được.
-Trong trường hợp có gió thổi rất mạnh thì loài nào sẽ có lợi, loài nào không có lợi?
-Trong trường hợp kẻ thù là các loài ăn sậu bọ thì loài nào có lợi, loài nào không có lợi?
Vậy có phải đặc điểm thích nghi là tuyệt đối ?
GV: Tại sao VK tụ cầu vàng lại có khả năng kháng thuốc nhanh đến đến vậy ?
GV: N/c SGK cho biết thí nghiệm của các nhà khoa học về bướm sâu đo trên cây bạch dương ?
GV: Vậy vai trò của CLTN ở đây là gì ?
GV: Đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật do một gene hay nhiều gene chi phối ?
GV: Những dòng ruồi giấm tạo ra trong phòng thí nghiệm thấy rằng tỉ lệ sống sót khi xử lý DDT lần đầu tiên đã biến thiên từ 0 đến 100% tuỳ dòng. Thí nghiệm này cho biết điều gì ?
GV: Vì sao các cá thể thích nghi với môi trường lại ngày càng chiếm đa số ?
GV: Quá trình hình thành QTTN có phải là do môi trường quyết định ?
GV: Mỗi sinh vật có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau không?
GV: (Khắc sâu) Trong trồng trọt, vì sao người ta phải thay đổi thuốc trừ sâu theo 1 chu kỳ nhất định mà không dùng lâu 1 thứ thuốc?
I/ ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
1.VD:
Sâu sồi, bọ que, bọ lá
Màu sắc sặc sỡ của con công đực
2.Định nghĩa :
Là các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.
3. Đặc điểm:
-Được hoàn thiện từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-Số lượng cá thể thích nghi ngày càng tăng trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác
II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QTTN
1.Một số bằng chứng:
«Hình thành đặc điểm thích nghi với môi trường sống: Nguỵ trang, đe doạ, tự vệ hoặc thu hút.
-Màu sắc lẫn với màu môi trường.
-Màu sắc nổi bật trên nền môi trường.
-Tiết ra mùi hôi khó chịu.
-Tiết ra mùi thu hút (thụ phấn hoặc giao phối).
«Tăng cường sức đề kháng của sâu bọ: 
Ở Nga, 1950 DDT diệt được 95% ruồi, 1953 chỉ diệt được 5-10%.
Ở Italia, 1944 DDT diệt được gần hết giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia, 1948 không còn khả năng dập tắt dịch.
1957, DDT hoàn toàn mất hiệu lực đối với loài rận.
«Tăng cường sức đề kháng của VK:
Khi penicilline được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh trong việc tiêu diệt các VK tụ cầu vàng gây bệnh cho người nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này giảm đi rất nhanh.
2.Thí nghiệm:
a.Đối tượng: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương. 
b.Các thí nghiệm:
*Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, bắt lại và thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, thấy số lượng bướm đen nhiều hơn so với bướm trắng.
* Thí nghiệm 2: Ngược lại thí nghiệm 1
c.Nhận xét - Vai trò của CLTN:
-Sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.
-Tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các allele tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.
3.Cơ sở di truyền:
-Mỗi đặc điểm thích nghi không phải do một gene mà do nhiều gene cùng quy định.
-Trong tự nhiên ĐB không ngừng phát sinh: Theo thời gian trong quần thể tích luỹ rất nhiều ĐB, qua giao phối tạo ra vô số BD tổhợp → Quần thể có tính đa hình.
(ĐB và giao phối đã tạo nên quần thể có tính đa hình)
-Trong mỗi một môi trường CLTN đào thải các BD có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho SV trong môi trường đó.
-Các cá thể mang đặc điểm thích nghi ngày càng sinh sản ưu thế và chiếm đa số trong quần thể.
4.Kết luận: 
-Quá trình hình thành QTTN là quá trình tích luỹ các allele cùng tham gia quy định KH thích nghi, môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có KH thích nghi mà không tạo ra đặc điểm thích nghi.
-Quá trình hình thành QTTN là quá trình làm tăng dần số lượng số lượng cá thể có KH thích nghi. Nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thì khả năng thích nghi sẽ không ngừng được hoàn thiện qua các thế hệ.
-Quá trình hình thành QTTN phụ thuộc vào:
Quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB
Quá trình sinh sản.
Áp lực CLTN. 
III.SỰ HỢP LÝ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
-Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi. 
] Không có một đặc điểm thích nghi nào hoặc một cơ thể sinh vật nào thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
 4.Củng cố
-Tại sao trong quá trình phát triển, tiến hoá của giới sinh vật vẫn có loài bị tuyệt chủng ?
-Tại sao VK có khả năng kháng thuốc nhanh ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
-Trả lời các câu hỏi 3, 4 và 5 trang 122 SGK.
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Ngày 14 tháng 11 năm 2008
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc12-29-Lesson 27-Quá trình hình thành quần thể thích nghi.doc