Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU
1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
-Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai
-Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau
14/10/2008 Tiết thứ: 19 Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần -Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai -Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp -Kỹ năng làm việc độc lập với sgk -Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng đẻ tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. -Hình thành niềm tin vào khoa học , vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai II.Nội dung: -Kiến thức trọng tâm: Ưu thế lai. -Khái niệm khó, mới: Dòng thuần, ưu thế lai, -Bản đồ khái niệm: III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Hình 18.1, 18.2, 18.3, tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở Việt Nam IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - 2.Đặt vấn đề: HOẠT ĐỘNG 1 Xác định được mục đích nghiên cứu Di truyền học và các bước trong lai tạo giống mới Học môn Sinh học để làm gì, đặc biệt là phần di truyền học ? Với thực tế diện tích đất ngày càng bị thu hẹp (vì sao ?), dân số ngày càng tăng nên nhu cầu về lượng thực, thực phẩm ngày càng lớn. Vậy mâu thuẫn đó cần được giải quyết bằng cách nào ? Bản chất của việc tạo giống mới là gì ? Có các cách nào để tạo ra giống mới ? -Lai và chọn lọc. -Gây đột biến. -Công nghệ gene Chương IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Các bước tạo ra giống mới: -Tạo nguồn biến dị di truyền (Nhờ lai tạo hoặc gây ĐB hoặc chuyển gene) -Chọn ra những tổ hợp gene mong muốn. -Đưa về trạng thái đồng hợp tử - dòng thuần(Tự thụ phấn hoặc giao phối gần). Quy luật Mendel đã được vận dụng ntn trong việc tạo giống mới ? 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2 N/c hiện tượng biến dị tổ hợp GV: N/c VD sau và cho biết: -Ở đời con xuất hiện tính trạng mới mà ở bố mẹ không có không? -Tổ hợp biểu hiện của tất cả các tính trạng trên có ở bố hoặc mẹ không ? GV: Vậy biến dị tổ hợp là gì ? GV: Cơ sở tế bào học của hiện tượng biến dị tổ hợp ? HOẠT ĐỘNG 3 N/c ưu thế lai, kết quả của sự tương tác giữa các gene allele và không allele với nhau GV: Nghiên cứu VD sau và nhận xét ? GV: Vậy thế nào là ưu thế lai ? GV: Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai là gì ? GV: Trên cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai hãy đề xuất phương pháp tạo ưu thế lai ? GV: Phương pháp tạo giống bằng cách tạo ưu thế lai có ưu, nhược điểm gì ? HOẠT ĐỘNG 4 Thảo luận một số thành tựu ở Việt Nam và trên thế giới GV: Hãy kể một thành tựu trong chọn giống vật nuôi ,cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết ? I.SỰ TỔ HỢP LẠI CÁC ALLELE TRONG THỤ TINH: BIẾN DỊ TỔ HỢP 1.VD: SGK X1: Năng suất cao, chống bệnh bạc lá, ngày dài, không kháng rầy, chất lượng gạo trung bình. CN2: Năng suất trung bình, dễ bị bệnh bạc lá, ngắn ngày, kháng rầy, chất lượng gạo cao. X1 x CN2 $ VX-83 Năng suất cao, chống được bệnh bạc lá, ngày ngắn, kháng rầy, chất lượng gạo cao. 2.Định nghĩa: Là biến dị được phát sinh do sự tổ hợp những tính đã có ở bố mẹ. 3.Cơ sở tế bào học: Quy luật phân ly độc lập của Mendel Sự phân ly độc lập của NST trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của NST khác nguồn trong thụ tinh. II.SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GENE ALLELE VÀ KHÔNG ALLELE: ƯU THẾ LAI 1.Khái niệm: a.VD: Lai khác dòng: -Ngô lai khác dòng được F1, năng suất vượt bố mẹ tốt nhất 25 đến 80%. -Lúa lai khác dòng được F1 vượt năng suất bố mẹ tốt nhất từ 30 đến 50%. b.Định nghĩa: Là hiện tượng con lai sinh ra có sức sống, sức sinh trưởng và khả năng sinh sản hơn hẳn bố mẹ. 2.Cơ sở di truyền học: -Giả thuyết về trạng thái dị hợp: Gene lặn không được biểu hiện. AABBDD x aabbdd → AaBbDd -Giả thuyết về tác động cộng gộp của các allele trội có lợi. AabbDD x aaBBdd → AaBbDd -Giả thuyết siêu trội: Sự tương tác của 2 gene không allele với nhau "hiệu quả bổ trợ AAaa 3.Phương pháp tạo: a.Tạo các dòng thuần Tự thụ phấn và giao phối cận huyết 5 đến 7 thế hệ. b.Lai khác dòng : Đơn và kép. Nên tiến hành lai thuận nghịch vì nhiều khi phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai. 4.Một số thành tựu: a.Ở Việt Nam: -Lợn Ỉ Móng cái x Đại bạch Con lai cân nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40% -Bò vàng Thanh Hoá x Bò Hostein Hà Lan Con lai chịu được khí hậu nóng, sản xuất 1000Kg sữa trên năm, tỉ lệ bơ 4-4,5% b.Trên thế giới: 4.Củng cố -Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau ? 5.Kiểm tra đánh giá: - 6.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới. V.Tài liệu tham khảo: -SGV. -Tranh ảnh từ mạng internet. -Từ khoá tra cứu: Heterosis – ưu thế lai; Combination variation – recombination variation-Biến dị tổ hợp. Ngày 17 tháng 10 năm 2008 Tổ trưởng: Lê Thị Thanh
Tài liệu đính kèm: