* Hỏi bài cũ
- HS nêu công thức tổng quát về số loại giao tử trường hợp phân li độc lập và ứng dụng với trường hợp dị hợp 1,2,3 cặp gen → viết kiểu gen tương ứng : Aa, AaBb, AaBbCc
- Cho cơ thể dị hợp hai cặp gen phân li độc lập, viết SĐL tự thụ phấn, HS xác định các loại giao tử, 4 nhóm kiểu hình thế hệ lai
P: AaBb x AaBb
GP: AB,Ab,aB,ab
F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
Lưu ý HS F1 có 16 kiểu tổ hợp giao tử đúng bằng tích của 4 loại giao tử ♂ với 4 loại giao tử ♀ điều này cũng nói lên P phải dị hợp hai cặp gen
- Cho P tự thụ phấn F1 có 3 kiểu hình tỉ lệ 9:6:1 cho biết số loại giao tử P, kiểu gen P và 3 kiểu hình F1 ứng với các tổ hợp gen nào?
Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Nguyễn Lương Phùng THPT chuyên Phan Bội Châu - NA * Hỏi bài cũ - HS nêu công thức tổng quát về số loại giao tử trường hợp phân li độc lập và ứng dụng với trường hợp dị hợp 1,2,3 cặp gen → viết kiểu gen tương ứng : Aa, AaBb, AaBbCc - Cho cơ thể dị hợp hai cặp gen phân li độc lập, viết SĐL tự thụ phấn, HS xác định các loại giao tử, 4 nhóm kiểu hình thế hệ lai P: AaBb x AaBb GP: AB,Ab,aB,ab F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb Lưu ý HS F1 có 16 kiểu tổ hợp giao tử đúng bằng tích của 4 loại giao tử ♂ với 4 loại giao tử ♀ điều này cũng nói lên P phải dị hợp hai cặp gen - Cho P tự thụ phấn F1 có 3 kiểu hình tỉ lệ 9:6:1 cho biết số loại giao tử P, kiểu gen P và 3 kiểu hình F1 ứng với các tổ hợp gen nào? * Lưu ý Trước khi vào bài cần vẽ sơ đồ vị trí 3 cặp gen trên 2 cặp NST để giúp HS phân biệt gen alen và không alen I. Khái niệm tương tác gen 1. Tương tác giữa 2 gen alen(1) - Trội hoàn toàn. - Trội không hoàn toàn - Đồng trội 2. Tương tác giữa các gen không alen phân li độc lập Nhiều gen không alen có thể tác động qua lại với nhau và cùng quy định một tính trạng (1) GV trình bày vắn tắt 3 dạngvà các ví dụ( HS không cần phải ghi các ví dụ) Trội hoàn toàn. Ví dụ: kiểu gen AA và Aa cây cao; trội không hoàn toàn: Ví dụ: kiểu gen AA hoa đỏ, Aa hoa màu hồng; đồng trội: gen Iquy định nhóm máu A, Iquy định nhóm máu B, kiểu gen I Iquy định nhóm máu AB II. Một số dạng tương tác giữa các gen không alen phân li độc lập 1. Tương tác bổ sung a. Khái niệm(2.1) b.Ví dụ - P: hoa trắng x hoa trắng F1: 9 đỏ : 7 trắng(2.2) - Sơ đồ lai: P: AaBb x AaBb GP: AB,Ab,aB,ab KG F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb KHF1: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng(3) - Sơ đồ giải thích tương tác bổ sung(4): . Gen A tổng hợp EZ A, gen B tổng hợp EZ B, a và b không tổng hợp . Sơ đồ: gen A gen B EZ A EZ B Chất A(trắng) → chất B(trắng) → Sản phẩm(đỏ)(5) 3. Tương tác cộng gộp - Khái niệm(6) - Ví dụ(7): chiều cao của lúa: kiểu gen aabb cây cao 90cm, kiểu gen Aabb cây cao 95cm, kiểu gen AAbb cây cao100cm, kiểu gen AABb cây cao 105cm, kiểu gen AABB cây cao 110cm - Ví dụ về màu da(8): (2.1)GV trình bày (2.2)HS cho biết số tổ hợp giao tử F1, từ đó suy ra số loại giao tử và kiểu gen P, kết luận trong trường hợp này tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen không alen tương tác chi phối sau đó hướng dẫn HS viết SĐLP (3) GV: từ tỉ lệ trên các em cho biết trong kiểu gen có mặt những loại gen nào cho hoa đỏ và trong trường hợp nào cho hoa trắng(A-B- hoa đỏ, còn lại cho hoa trắng). GV kết luận: như vậy khi trong tổ hợp gen có mặt cả 2 loại gen trội A,B chúng tương tác với nhau quy định tính trạng hoa đỏ còn khi trong tổ hợp gen không có đầy đủ cả hai loại gen trội tính trạng màu hoa không thể hiện(hoa trắng) (4) GV: các nghiên cứu cho thấy các gen không tương tác trực tiếp với nhau mà là sản phẩm của chúng(prôtêin)tác động qua lại với nhau để hình thành tính trạng. Chúng ta có thể hình dung điều này trong trường hợp sau (5)GV như vậy trong trường hợp này tính trạng màu đỏ được tạo thành là do sự tương tác giữa các sản phẩm của các gen A và B (6)GV trình bày (7) GV trình bày và hỏi học sinh: khi trong kiểu gen có thêm một alen trội thì chiều cao cây thay đổi thế nào và điều đó chứng tỏ vai trò của từng alen trội đó giống hay khác nhau? (8)HS tự đọc SGK III. Tác động đa hiệu 1 Khái niệm (9) 2. Ví dụ: ở ruồi giấm gen quy định cánh dài đồng thời quy định đốt thân dài, lông mềm...,gen quy định cánh cụt đồng thời quy định đốt thân ngắn, lông cứng... 3. Ý nghĩa: - Khi một gen quy định nhiều tính trạng bị biến đổi(10) → cả nhóm tính trạng do nó quy định cũng biến đổi(11) - Cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng biến dị tương quan(12)(13) (9)GV nêu (10)GV nêu vấn đề: các tính trạng trong nhóm đó sẽ thế nào? (11)GV đặt vấn đề tiếp: chính điều này là (12)GV nêu hiện tượng biến dị tương quan và cho một ví dụ (13)Kết thúc bài GV kết luận: trên đây chúng ta chỉ tìm hiểu 2 ví dụ của hai dạng tương tác gen, ngoài ra còn có các dạng khác. Hiện tượng tương tác gen và gen đa hiệu chỉ bổ sung thêm cho những hiểu biết về quy luật di truyền mà không bác bỏ các quy luật Menđen V. CỦNG CỐ ĐÁNH GIÁ : 1. Cho gen A không quy định tính trạng nhưng át chế gen khác, alen a không át, gen B lông xám, alen a lông đen cho 2 thỏ đều dị hợp 2 cặp gen giao phối với nhau kiểu hình thế hệ lai thế nào ? 2. Chọn phương án trả lới đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau: 2.1 Trường hợp các gen không alen(không tương ứng)khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác bổ sung. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội. 2.2 Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác bổ sung. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội. 2.3 Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế. B. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp. D. phân ly. *2.4 Khi phép lai phân tích về một cặp tính trạng kết quả thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình là 1:1:1:1 chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di truyền phân ly. B. tương tác át chế. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ. 2.5 Gen đa hiệu là hiện tượng nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng. nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng. 2.6 Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ. làm cho tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời lai. tạo nhiều biến dị tổ hợp. tạo dãy biến dị tương quan. Đáp án 1A 2C 3B 4D 5B 6D
Tài liệu đính kèm: