Giáo án Sinh học 11 CB bài 19: Phát triển ở thực vật có hoa

Giáo án Sinh học 11 CB bài 19: Phát triển ở thực vật có hoa

I. Mục đích yêu cầu :

a. Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm phát triển ở thực vật, phân biệt phát triển và sinh sản.

- Giải thích được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở thực vật.

- Giải thích và cho được ví dụ minh học về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

b. Kĩ năng:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trình bày ý kiến trước lớp.

- Kĩ năng lắng nghe, suy nghĩ, thảo luận và hợp tác lẫn nhau trong nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tinh trong SGK, tranh ảnh,

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3255Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 CB bài 19: Phát triển ở thực vật có hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
	Tên bài - bài 19: Phát triển ở thực vật có hoa
	Tiết: 37 – Chương III: Sinh trưởng và Phát triển – Sinh học 11 cơ bản.
	Họ và tên sinh viên: Lê Tấn Đạt	MSSV: DSB071093
	Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Ngọc Tuyền
	Ngày 17 tháng 01 năm 2011
Mục đích yêu cầu :
Kiến thức:
Nêu được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm phát triển ở thực vật, phân biệt phát triển và sinh sản.
Giải thích được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở thực vật.
Giải thích và cho được ví dụ minh học về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Kĩ năng:
Kĩ năng thể hiện sự tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
Kĩ năng lắng nghe, suy nghĩ, thảo luận và hợp tác lẫn nhau trong nhóm.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tinh trong SGK, tranh ảnh,
Tư tưởng:
Rèn luyện thái độ học tập tích cực, nghiêm túc.
Rèn luyện tinh thần học hỏi lĩnh hội tri thức mới.
Có cách nhìn đúng đắn về kiến thức đã học và ứng dụng vào thực tiễn phát triển nông nghiệp của địa phương.
Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp:
Vấn đáp – tìm tòi – nêu vấn đề
Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm.
Trực quan – tìm tòi.
Phương tiện:
Tranh ảnh phóng to.
Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản
Phiếu học tập
Tiến trình:
Ổn định lớp(1 phút): 
Kiểm tra bài cũ:(6 phút)
Hoocmôn thực vật là gì? Có những đặc điểm chung nào?
Trình bày các hoocmôn kích thích? 
Trình bày các tác động của hoocmôn ức chế và nêu một vài ví dụ ứng dụng sử dụng các hoocmôn này vào sản xuất nông nghiệp?
Tiến trình bày học:(30 phút)
Phân bố thời gian
Nội dung ghi trên bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
4 phút
20 phút
 4phút
 4phút
 4phút
 4phút
 4phút
2 phút
4phút
 2phút
 2phút
I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
 Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả). 
II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1. Tuổi của cây:
- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh.
- Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a. Nhiệt độ thấp:
- Nhiều loài TV ra hoa khi qua mùa đông hoặc được xử lí bởi nhiệt độ thấp.( xuân hóa )
- Ví dụ: lúa mì, bắp cải, lúa mạch.
b. Quang chu kì
- Sự ra hoa của TV phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
- Các nhóm thực vật phản ứng với quang chu kì: Cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây trung tính.
c. Phitocrom
- Là sắc tố cảm nhận quang chu kì. 
- Làm cho hạt nảy mầm, nở hoa, khí khổng mở, tham gia phản ứng quang chu kì.
3. Hoocmon ra hoa
- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa ( florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
- ST gắn với PT và PT trên cơ sở của ST.
- ST và PT là 2 quá trình liên quan với nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống của cây.
IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Trong trồng trọt: Thúc đẩy hạt hay củ nẩy mầm bằng các hoocmôn đã học bài trước. Điều tiết sinh trưởng phục vụ theo lợi ích con người.
- Trong công nghệ rượu bia:sử dung hoocmon sinh trưởng để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển 
- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa: xen canh; chuyển, gối vụ .
- Điều khiển phát triển bằng cách giảm sinh trưởng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “phát triển”
 Giáo viên đưa ví dụ: hạt nảy mầm, xuất hiện rễ là phát triển, cây xuất hiện chồi mới, hoa, là phát triển. Vậy dấu hiệu cơ bản của sự phát triển là gì? Qua đó, em nào hãy cho biết thế nào là phát triển?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố chi phối sự ra hoa
Giáo viên đặt vấn đề: Tại sao cây đu đủ trồng 4 tháng ra hoa còn mít thì gần 12 tháng mà chưa thấy ra hoa? 
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. è Tùy cây mà có độ tuổi nhất định mới ra hoa.
GV: Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm? 
Giáo viên đặt vấn đề: Vì sao giống lúa trồng đông xuân mà đem trồng vào mùa hè thì không thấy ra hoa?
 + Thế nào là hiện tượng xuân hóa?
 + Quang chu kì là gì? Dựa vào đâu người ta chia thực vật thành 3 nhóm : Cây ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính.
 + Phân biệt cây ngày ngắn và cây ngắn ngày.
+ Phitocrom là gì ? Ý nghĩa của phitocrom đối với quang chu kì ?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 
 + Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp?
 + Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của florigen đối với sự ra hoa?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
GVđặt vấn đề: Cây cà chua vừa tăng kích thước(sinh trưởng) vừa xuất hiện thêm cành mới (phát triển), cành mới lại tăng lên về kích thước (sinh trưởng)Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có mqh với nhau như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
GV:
 + Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt, củ nảy mầm?
 + Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng vào công nghiệp
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV viên đặt vấn đề và trình bày: xử lý cho “Thanh long” ra hoa trái vụ; 
HS: ghi bài
IV- Củng cố:
Thế nào là phát triển? Đặc điểm cơ bản để biết đó là phát triển là gì?
Các yếu tố ngoại cảnh nào cần quan tâm để cây phát triển tốt? 
V – Dặn dò:
Về trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt	Ngày soạn: 15/01/2011
	Người soạn
	Đoàn Thị Ngọc Tuyền	Lê Tấn Đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 36 Phat trien o thuc vat co hoa.doc