Giáo án Sinh học 10 - Tiết 5, Bài 6: Axit Nuclêic - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 5, Bài 6: Axit Nuclêic - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Thành phần hóa học của một Nuclêôtit.

 Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN

 Trình bày được các chức năng của ADN và ARN

 Phân biệt được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN

 2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:

 Tư duy phân tích, tổng hợp so sánh để nắm vững cấu trúc của axit.nuclêic.

 Từ kênh hình phát hiện kiến thức

 3.Thái độ:

 Học sinh hiểu được cơ sở vật chất của sự sống và a.nuclêic

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 Mô hình cấu trúc phân tử ADN

 Tranh vẽ về cấu trúc hóa học của Nuclêôtit, ADN, ARN

 2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 Một số kiến thức đã học về ADN và ARN.

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 5, Bài 6: Axit Nuclêic - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết dạy: 
Bài 6: AXIT NUCLÊIC
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
Thành phần hóa học của một Nuclêôtit.
Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN 
Trình bày được các chức năng của ADN và ARN
Phân biệt được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN
	2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng: 
Tư duy phân tích, tổng hợp so sánh để nắm vững cấu trúc của axit.nuclêic.
Từ kênh hình phát hiện kiến thức
	3.Thái độ:
Học sinh hiểu được cơ sở vật chất của sự sống và a.nuclêic
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
Mô hình cấu trúc phân tử ADN 
Tranh vẽ về cấu trúc hóa học của Nuclêôtit, ADN, ARN
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
Một số kiến thức đã học về ADN và ARN.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi:
Lipit có đặc điểm gì? 
‚Trình bày các bậc cấu trúc của phân tử Prôtêin .
Trả lời:
Đặc điểm của lipit.
Kị nước.
Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Thành phần hóa học đa dạng.
‚Các bậc cấu trúc của phân tử Prôtêin: 
Loại cấu trúc
 Đặc điểm
Bậc 1
Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2
Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hoặc gấp nếp nhờ liên kết Hiđrô
Bậc 3
- Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng.
- Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pôlipeptit
Bậc 4
Prôtêin có 2 hoặc nhiều chuỗi Pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau ® Prôtêin phức tạp hơn.
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) :) - Axit nuclêic là axit nhân vì chủ yếu ở nhân tế bào và gồm 2 loại: 
	 + Axit đêôxyribô nuclêic (ADN)
	 + Axit ribô nuclêic (ARN)
 b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Axit đêôxyribô nuclêic (ADN)
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20’
- Vẽ sơ đồ 1 nuclêotit, treo ( h 6.1) 
- Trình bày cấu trúc hóa học của phân tử ADN: 
+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc nào? 
+ Đơn phân là gì? 
+ Nu cấu tạo như thế nào?
- Có những loại bazơ nitric nào?
- Các loại nuclêotit khác nhau những thành phần nào?
* Liên kết hóa học giữa các nuclêotit: 
- (hóa trị – đường – axit)3’-5’ 
- ADN có 2 chuỗi Pôlynu liên kết Hiđrô 
- NTBS là gì? Nguyên tắc này nói lên điều gì? 
* Nhận xét đánh giá hoạt động nhóm
* Tại sao chỉ có 4 loại nu nhưng ở các sinh vật khác nhau ADN có những đặc điểm và kích thước khác nhau?
- Bổ sung kiến thức và cho ví dụ minh họa: 
+ 4 loại nu ứng với 4 loại chữ cái => số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp => ADN đa dạng, đặc thù 
- Gen là gì? 
- Phân biệt cấu trúc ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
- Cho học sinh quan sát mô hình ADN để trình bày cấu trúc không gian
* H/S quan sát( h6.1) phóng to lên bảng, đọc tt SGK trang 26,27 + thảo luận nhóm nêu được
- Cấu trúc hóa học của 1 nuclêotit
- Đa phân gồm nhiều đơn phân
- Là nuclêotit 
1 nu gồm 3 thành phần:
+ Đường pentôzơ (5C)
+ Nhóm Phốtphat
+ 1 bazơ nitrit (có 4 loại bazơ nitric A, T, X, G)
- Khác thành phần bazơ nitric còn những thành phần khác thì giống nhau => tên các nu là tên các bazơ nitric
* Các nuclêotit liên kết theo một chiều xác định => chuỗi pôlinu
- Phân tử ADN có 2 chuỗi pôlynu liên kết hiđrô theo NTBS 
-A-T:2 liên kết hiđrô ngược
 - X-G: 3 liên kết hiđrô lại
- A, G kích thước lớn X, T kích thước nhỏ
- Phân tử ADN bền vững và linh hoạt 
H/S có thể trả lời:
- Cách sắp xếp các nu
- Trình tự xác định các nu trên ADN mã hóa cho một sản phẩm nhất định
- H/S đọc tt SGK để trả lời và phân biệt
- Nhận xét các liên kết giữa các nu và vòng xoắn, khoảng cách các nuclêotit
I-Axit đêôxyribô nuclêic (ADN)
1. Cấu trúc của ADN: 
a) Cấu trúc hóa học của ADN: 
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là nuclêotit
- Mỗi nuclêotit gồm 3 thành phần:
+ Đường pentôzơ (5C)
+ Nhóm Phốtphat
+ 1 bazơ nitrit (có 4 loại bazơ nitric A, T, X, G)
- Tên các nuclêotit là tên các bazơ nitric
- Các nuclêotit liên kết theo một chiều xác định tạo chuỗi pôlinuclêotit
Phân tử ADN có 2 chuỗi pôlynuclêotit liên kết hiđrô theo NTBS 
- A-T: 2 liên kết hiđrô ngược - X-G: 3 liên kết hiđrô lại
- X-G: 3 liên kết hiđrô
=> Phân tử ADN bền vững và linh hoạt 
- ADN đa dạng, đặc thù do thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nu 
- Gen là trình tự sắp xếp các nu trên phân tử ADN mã hóa cho một sản phẩm nhất định (Pr hay ARN) 
- Tế bào nhân sơ phân tử ADN có cấu trúc mạch vòng 
- Tế bào nhân thực phân tử ADN có cấu trúc mạch thẳng.
b) Cấu trúc không gian:
- Có 2 chuỗi Pôlynu xoắn lại tạo nên xoắn kép đều giống cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là 1 cặp bazơnitric khoảng cách 2 cặp nu là 3,4 Ao 
- ADN có chức năng gì? 
+ Đặc điểm nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng đó
- ADN có cấu trúc như thế nào liên quan với chức năng 
+ Mang thông tin di truyền
+ Truyền đạt thông tin di truyền
+ Bảo quản thông tin di truyền
* Liên hệ: Khoa học phát triển có thể dùng ADN (lưu và truyền thông tin di truyền) để xác định huyết thống hoặc truy tìm thủ phạm
* H/S nghiên cứu tt SGK trang 28+ vận dụng tt mục 1 để trả lời câu hỏi và nêu đựơc:
- Các chức năng chính : Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
- Nguyên tắc đa phân => mang
- Do lắp ráp theo nguyên tắc bổ sung qua các quá trình tự sao và phiên mã.
- Bảo quản thông tin di truyền nhờ được cấu tạo từ 2 mạch theo NTBS 
2. Chức năng của ADN:
- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền:
+ Thông tin di truyền được lưu giữ trong ADN dưới dạng: số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu.
+ Trình tự các nu trên ADN mã hóa trình tự các a.a trong chuỗi pôlypeptit 
+ Prôtêin qui định các đặc điểm của cơ thể sinh vật
+ Thông tin trên ADN được truyền qua các thế hệ tế bào nhờ sự tự nhân đôi ADN trong phân bào như sơ đồ tóm tắt:
ADN ® ARN ®Prôtêin ® Tính trạng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Axit ribô nucleic (ARN):
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
15’
* Nêu 1 số câu hỏi để học sinh nêu được cấu trúc và chức năng của từng loại ARN 
-Có bao nhiêu loại ARN?
- Khi phân loại ARN dựa vào đâu?
-ARN có cấu trúc như thế nào?
* Mẫu phiến học tập
- Vận dụng kiến thức lớp 9 trả lời câu hỏi:
- Có 3 loại ARN.
- Tuỳ chức năng 
- Nghiên cứu tt SGK, kiến thức phần 1để trả lời.
-H/S quan sát h.6.
II-Axit ribô nucleic :
* Cấu trúc ARN :
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là nuclêotit
Có 4 loại nu (A,U,X,G)
- Phân tử ARN có 1, mạch poly nu 
Nội dung
mARN
tARN
rARN
Cấu trúc
-1 chuỗi poly nu, mạch thẳng
-Trình tự nu đặc biệt để riboxôm nhận biết chiều của tt di truyền trên ADN để dịch mã
-Cấu trúc với 3 thuỳ1 thuỳ mang bộ 3 đối mã.
-1đầu đối diện là vị trí gắn a.a (giúp liên kết với mARN và ribôxôm)
-Chỉ có 1 mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép.
Chức năng
-Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm; để tổng hợp protein
-Vận chuyển a.a tới nơi Ri để dịch mã
-Cùng protein tạo nên 
Ribôxôm
Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung cuối bài.
- Tại sao cùng sử dụng 4 loại nu để ghi thông tin di truyền (trên ADN) nhưng các loài SV lại có cấu trúc và hình dạng rất khác nhau.
- Phân biệt cấu trúc và chức năng của ADN và ARN
-HS đọc kết luận SGK.
Nội dung
ADN
ARN
Cấu trúc
-Là 1 chuỗi xoắn kép (2mạch poly nu)
- Đơn phân có đường( C5H10O4) có 1trong 4 bazơ nitơ (A,T,X,G.)
-1 chuỗi poly nu 
-Đơn phân có đường( C5H10O5) có 1trong 4 bazơ nitơ (A,U,X,G.) 
Chức năng
- Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
- Sao chép tt di truyền từ ADN → Ri – vận chuyển a.a để dịch mã.
- Tạo ribôxôm
 4. Dặn dò:(1’)
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
Đọc mục em có biết.
Ôn lại kiến thức về virút, vi khuẩn.
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5.doc