Giáo án Sinh học 10 - Tiết 17, Bài 17: Quang hợp - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 17, Bài 17: Quang hợp - Trần Thị Hồng Sen

I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:Sau khi học xong , học sinh cần :

 Nêu được khái niệm quang hợp và những loại sinh vật có khả năng quang hợp.

 Nêu được quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối, nêu mối quan hệ giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa 2 pha.

 Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của pha sáng.

 Mô tả được 1 cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.

 2. Kĩ năng: Rèn 1 số kĩ năng :

 Phân tích so sánh tổng hợp khái quát.

 Vận dụng kiến thức liên bài và liên môn.

 3.Thái độ:

 Có ý thức trong việc bảo vệ nhóm SV tự dưỡng làm tăng lượng chất hữu cơ cho sinh giới và làm trong lành bầu khí quyển.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 Các tranh, ảnh, sơ đồ minh hoạ hình (h.17.1) & (h.17.2) SKG.

 Phiếu bài tập : So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp theo các nôi dung:( Nơi thực hiện, nguyên liệu , sản phẩm .

 2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 Nắm 1số kiến thức cũ có liên quan như: Quang hợp đã học ở cấp II, cấu tạo của lạp thể, ATP, NADPH,

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 2182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 17, Bài 17: Quang hợp - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/ 12/ 2009
Tiết dạy: 17
Bài 17: QUANG HỢP
I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:Sau khi học xong , học sinh cần :
Nêu được khái niệm quang hợp và những loại sinh vật có khả năng quang hợp.
Nêu được quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối, nêu mối quan hệ giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa 2 pha.
Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của pha sáng.
Mô tả được 1 cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.
	2. Kĩ năng: Rèn 1 số kĩ năng : 
Phân tích so sánh tổng hợp khái quát.
Vận dụng kiến thức liên bài và liên môn.
	3.Thái độ:
Có ý thức trong việc bảo vệ nhóm SV tự dưỡng làm tăng lượng chất hữu cơ cho sinh giới và làm trong lành bầu khí quyển.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
Các tranh, ảnh, sơ đồ minh hoạ hình (h.17.1) & (h.17.2) SKG.
Phiếu bài tập : So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp theo các nôi dung:( Nơi thực hiện, nguyên liệu , sản phẩm . 
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
Nắm 1số kiến thức cũ có liên quan như: Quang hợp đã học ở cấp II, cấu tạo của lạp thể, ATP, NADPH,
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp(1’): Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi:
j) Thế nào là hô hấp tế bào ? Quá trình hít thở của chúng ta có mối liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?
k) Hô hấp tế bào gồm mấy giai đoạn? Xảy ra ở đâu? Tại sao nói ATP được tạo ra trong tất cả các giai đoạn nhưng nhiều nhất là ở giai đoạn truyền electron ?
* Đáp án: 
 j)Hô hấp tế bào là qúa trình chuyển đổi năng lượng chất hữu cơ thành năng lượng ATP trong tế bào sống tại ti thể . Hít thở là hô hấp ngoài (thở mạnh) hô hấp diễn ra mạnh => cơ cần nhiều ATP nên quá trình hô hấp tế bào cần tăng => liên quan mật thiết và tỷ lệ thuận .
k) Gồm 3 giai đoạn: Đường phân thực hiện ở bào tương(tbc); Chu trình Crep thực hiện ở chất nền của ti thể; Chuỗi truyền electron thực hiện ở màng trong ti thể. ATP được tạo ra nhiều nhất ở ti thể vì giai đoạn nầy gồm 1 chuỗi các phản ứng oxi hóa khử kế tiếp nhau nên NL từ NADH và FADH2 của tất cả 2 giai đoạn trên tổng hợp nên ATP .
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) Mỗi cơ thể đều dùng năng lượng để thúc đẩy các quá trình sống .Bài trước ta đã tìm hiểu về 1 trong các phương thức biến đổi tạo năng lượng của tế bào. Bài này sẽ tìm hiểu 1 phương thức khác lấy năng lượng của sinh vật tự dưỡng .
 b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quang hợp:
Mục tiêu: Nêu được khái niệm quang hợp và những loại sinh vật có khả năng quang hợp.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
13’
- Quang hợp là gì? Những sinh vật nào có khả năng quang hợp?
- Chú ý nhấn mạnh vai trò chuyển dạng năng lượng ánh sáng thành NL hóa học trong các sản phẩm hữu cơ của quá trình quang hợp.
- Bổ sung: Các sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng là sinh vật quang hợp và là SVSX.
- Trong sinh giới các sinh vật nào thuộc nhóm SVSX:
- Quang hợp ở vi khuẩn có những khác biệt nhỏ so với thực vật & tảo nhưng ta chỉ tìm hiểu quang hợp ở mức tế bào của quang hợp thực vật và tảo.
 * Nghiên cứu tt mục I-SGK kiến thức đã học ở lớp dưới trả lời câu hỏi, cần nêu được:
 - Khái niệm: Là quá trình sử dụng NL ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. 
- Phương trình. CO2 + H2O + NL ánh sáng diệp lục (CH2O) + O2
- Sinh vật quang hợp :là thực vật, tảo, 1 số vi khuẩn.
I- Khái niệm quang hợp
- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
- Phương trình tổng quát của quang hợp :
CO2 + H2O + NL ánh sáng 
 diệp (CH2O) + O2
 lục
Hoạt động 2: Tìm hiểu các pha của quá trình quang hợp:
Mục tiêu:Nêu được quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối, nêu mối quan hệ giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa 2 pha.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20’
- Người ta thấy ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình quang hợp mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn đầu của quá trình quang hợp => chia quang hợp thành 2 pha: pha sáng & pha tối.
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+Tính chất 2 pha trong quang hợp thể hiện như thế nào?
+Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không? Vì sao?
+Pha sáng và pha tối có liên quan với nhau như thế nào?
+Ánh sáng có mối liên quan như thế nào ở từng pha?
-Giảng giải: Kg thể tách rời 2 pha của quang hợp, vì pha tối phụ thuộc vào pha sáng và 1 số enzim của pha tối được hoạt hóa bởi ánh sáng và nếu kg có ánh sáng kéo dài thì pha tối không thể xảy ra.
+Pha sáng diễn ra tại đâu?
+Pha sáng sử dụng nguồn nguyên liệu nào và tạo ra sản phẩm gì?
+Vì sao pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hoá năng lượng ánh sáng? 
+Qúa trình hấp thụ NLAS được thực hiện nhờ vào đâu? 
* Giải thích sắc tố quang hợp (clorôphin) chất diệp lục.
+Sau khi được các sắc tố quang hợp làm thế nào tạo sản phẩm NADPH &ATP?
+O2 được tạo ra có nguồn gốc từ đâu? 
+Tóm tắt pha sángcủa quang hợp 
* Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+Pha tối diễn ra tại đâu?
+Các chất tham gia trong pha tối?
+Sản phẩm của pha tối là gì?
+Vì sao CO2 bị khử thành cacbohiđrat ® gọi là quá trình cố định CO2 ?
* Thông tin thêm: có 1 số con đường cố định CO2 khác nhau nhưng phổ biến là chu trình Can vin (C3)
- Liên quan giữa pha tối và pha sáng?
*Hỏi thêm: Nếu mỗi cơ thể quang hợp không có nhiều loại sắc tố khác mà chỉ có 1 loại duy nhất thì hiệu quả hấp thụ năng lượng ánh sáng sẽ tăng lên hay giảm đi? Vì sao?
* Nghiên cứu tt mục II., quan sát hình (h.17.1)- SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Nêu được: 
àTính chất 2 pha của quang hợp.
+Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng, NLAS được biến đổi thành năng lượng trong phân tử ATP & NADPH
+Pha tối: Diễn ra cả khi có ánh sáng và khi trong phòng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbon hiđrat.
àKhông hoàn toàn chính xác, vì pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng.
àSản phẩm của pha sáng dùng trong pha tối.
àÁnh sáng có vai trò quan trọng trong pha sáng và gián tiếp đối với pha tối.
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Nghiên cứu tt mục I.1,quan sát hình (h.17.1)- SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Nêu được:
à Màng Tilacôit.
àÁnh sáng, H2O.
à O2 , ATP, NADPH 
àNLAS được hấp thụ & chuyển thành dạng NL trong các liên kết hoá học của ATP& NADPH.
- Nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp ( chất diệp lục)
àSau khi được các sắc tố quang hợp hấp thụ, NL sẽ chuyển vào 1 loạt các phản ứng oxi hoá khử của chuỗi truyền e- quang hợp ® NADHP & ATP được tổng hợp.
àH2O® 2H + e- +1/2 O2 (quá trình quang phân ly nước.)
- Tóm tắt sơ đồ pha sáng:
Quang hợp
NlAS + H2O + NADP+ + ADP 
+ P SẮC TỐ N ADPH + O2 + ATP
* Nghiên cứu tt mục I.2,quan sát hình (h.17.1) & (H.17.2) - SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi,
Nêu được: 
àChất nền của lục lạp.
àCO2, ATP, NADPH, các enzim.
à Các chất hữu cơ.(cacbohidrat)
àVì nhờ qúa trình này các phân tử CO2 tự do được cố định lại trong các phân tử cacbohiđrat
* Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác bổ sung.
- Phân tích được sơ đồ ở chu trình C3.
àPha tối phụ thuộc vào ánh sáng và sử dụng sản phẩm của pha sáng đó hoạt động.
- Hiệu quả hấp thụ năng lượng ánh sáng giảm.
-Ánh sáng có bước sóng khác nhau.
-Nếu NLAS quá ít thì pha sáng sẽ bị ảnh hưởng, sản phẩm tạo ra sẽ ít 
II-Các pha của quá trình quang hợp:
* Tính chất 2 pha của quang hợp.
- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng, NLAS được biến đổi thành năng lượng trong phân tử ATP & NADPH
- Pha tối: Diễn ra cả khi có ánh sáng và khi trong phòng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbon hiđrat.
1.Pha sáng:
- Diễn ra tại màng Tilacôit của lục lạp.
- NLAS được hấp thụ & 
chuyển thành dạng NL trong các liên kết hoá học của ATP& NADPH => là
giai đọan chuyển hoá năng lượng ánh sáng.
- Qúa trình hấp thụ NLAS
 được thực hiện nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp. 
-Sau đó NL sẽ được chuyển qua 1 loạt các p/ư 
oxi hoá khử của chuỗi truyền e- quang hợp® NADPH & ATP sẽ được tổng hợp .
-Pha sáng của q/h có thể tóm tắt bằng sơ đồ: 
NlAS + H2O+ NADP+ ADP + Pi SẮC TỐ QH NADPH +ATP + O2
2.Pha tối: 
-Diễn ra trong chất nền của lục lạp.
-CO2 bị khử thành cacbohiđrat ® gọi là quá trình cố định CO2 .
-Con đường cố định CO2 phổ biến là chu trình C3 (Canvin)
-Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hóa học xúc tác bởi các enzim khác nhau & sử dụng ATP, NADPH từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat.
+CO2 kết hợp với phân tử hữu cơ có 5 cacbon (RiDP) 
+Sản phẩm cố định đầu tiên là hợp chất 3 cacbon.
+Hợp chất này biến đổi thành AlPG. 1 phần AlPG tái tạo RiDP ; Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ hoặc các hợp chất hữu cơ khác.
Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu:Hệ thống kiến thức.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
4’
- Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung cuối bài.
+Quang hợp được thực hiện ở nhóm SV nào 
 +Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp 
-Cho H/S làm phiếu bài tập: “So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp” 
-HS đọc kết luận sgk.
EỞ thực vật, tảo, & 1 số vi khuẩn.
ETrong quang hợp ôxi được sinh ra từ nước trong pha sáng.
-Cá nhân hoàn thành phiếu học tập
 	 Loại pha 
 Nội dung
Pha sáng
Pha tối
Nơi thực hiện
Màng tilacôit
Chất nền của lục lạp
Nguyên liệu
H2O , ánh sáng
CO2, ATP, NADPH, các enzim.
Sản phẩm
O2 , ATP, NADPH
Sản phẩm hữu cơ
+ Em hãy ghép cột A & cột B vào cột C để tạo ra những câu hoàn chỉnh.
 A
 B 
 C
1.Các sắc tố quang hợp .
2.Trong pha sáng của quang hợp nước bị phân li nhờ.
3.ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng của quá trình quang hợp. 
4.Oxi được tạo ra trong quang hợp. 
5.Pha sáng của quá trình quang hợp sẽ không thể diễn ra.
6. Mọi thực vật đều.
7.Cùng 1 giống lúa trồng trong các điều kiện khác nhau.
8. Pha sáng của quang hợp diễn ra .
A) Từ quá trình phân li nước.
B) Có thể có hàm lượng các sắc tố rất khác nhau.
C) Có nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng.
D) Khi không có ánh sáng.
E) Năng lượng ánh sáng và phức hệ giải phóng oxi.
F) Nhờ hoạt động của chuỗi truyền electron quang hợp .
G) Có chứa clorôphin.
H) Ở màng tilacôit.
1 – C
 2- E
 3- F
 4- A
 5- D
 6- G
 7- B
 8- H
 4. Dặn dò:(1’)
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
Đọc phần em có biết.
Học ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năn để ôn tập thi học kì.
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.doc