Giáo án Sinh học 10 kì 2 - Trường THPT Bảo Lâm

Giáo án Sinh học 10 kì 2 - Trường THPT Bảo Lâm

CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO

Tiết 20 – Bài 18

CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Sau khi học xong, HS phải:

 - Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.

 - Trình bày được các kỳ của nguyên phân.

 - Trình bày được diễn biến của các kỳ phù hợp với các bước của quá trình phân bào.

 - Hiểu rõ quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào.

 

doc 40 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1937Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 kì 2 - Trường THPT Bảo Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO
Tiết 20 – Bài 18
CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
	Sau khi học xong, HS phải:
	- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.
	- Trình bày được các kỳ của nguyên phân.
	- Trình bày được diễn biến của các kỳ phù hợp với các bước của quá trình phân bào.
	- Hiểu rõ quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát và phân tích các hình vẽ.
3. Tư tưởng
	Hiểu rõ các quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ để lại những hậu quả gì?
II. PHƯƠNG PHÁP
Lấy HS làm trung tâm
Vấn đáp phát hiệ kiến thức
Làm việc với SGK
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
	- Tranh phóng to các hình vẽ 19.1, 19.2.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số
2.. Bài cũ. 
 - Không kiểm tra
3. Tiến trình bài mới
	Chu kỳ tế bào diễn ra như thế nào? từ một hợp tử ban đầu làm thề nào để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh như chúnh ta với nhiều tỉ tế bào có bộ NAT giống như hợp tử ban đầu? đó là điều kỳ bí! Ta tìm hiều điều kì bí đó thông qua bài học này.
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK. Chu kỳ tế bào là gì?
HS: trả lời
GV: Có mấi giai đoạn trong chu kỳ tế bào? thời gian của các giai đoạn có giống nhau không?
HS: trả lời
GV: Kỳ trung gian có những pha nào? Đặc điểm của từng pha?
HS: trả lời
GV: Thời gian phân chia, tốc độ phân chia tế bào ở Các bộ phận khác nhau của từng cơ thể động vật, Thực vật có giống nhau không?
GV: Khi nào tế bào trong cơ thể phân chia?
Điểm kiểm soát ở các giai đoạn có tác dụng gì cho tế bào và cho cơ thể?
GV: Quá trình nguyên phân gồm những giai đoạn nào?
Học sinh đọc nhanh SGK và trả lời nhanh 2 giai đoạn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hình 19.2 và tìm hiểu:
Phân chia nhân có những giai đoạn nào? ở mỗi giai đoạn diễn ra quá trình gì?
Tại sao khi NST nhân đôi xong vẫn còn dính nhau ở tâm động?
Tại sao các NST phải co xoắn lại rồi sau đó lại dãn ra?
Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá hủy?
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh đọc SGK trả lời:
Phân chia tế bào chất xảy ra khi nào? sự phân chi này có gì khác nhau ở thực vật và động vật?
Nguyên nhân xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia chất ở tế bào thực vật?
Dựa vào hình 18.2 giải thích do đâu nguyê phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?
Giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh động não:
vậy quá trình nguyên phân có mục đích gì không?
Sau nhiều lần nguyên phân số lượng tế bào như thế nào?
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân ở sinh vật đơn bào, đa bào và sinh vật sinh sản sinh dưỡng là gì?
I. Chu kì tế bào.
1. Khái niệm
Là trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
2. Đặc điểm của chu kì tế bào
 Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian và nguyên phân.
- Kỳ trung gian: có pha G1, S và G2.
+ Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng của tế bào.
+ Pha S: nhân đôi ADN và nhân đôi NST tạo thành NST kếp và đính với nhau ở tâm động.
 + Pha G2: tế bào tồng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
- Chu kì tế bào khác nhau tuỳ loài, giai đoạn phát triển, đặc điểm di truyền của loài. VD: TB gan 6 tháng / lần, TB nơron cả đời.
- Các tế bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như từ bên trong tế bào. 
- Chu kì tế bào được điều khiển 1 cách rất chặt chẽ bằng hệ thống điều hoà tinh vi nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tế bào.
II. Quá trình nguyên phân.
1. Phân chia nhân: Gồm 4 kì
- Kì đầu: các NST sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần dần được co xoắn. màng nhân dần tiêu biến, thoi phần bào dần xuất hiện.
- Kì giữa: các NST co xoắn đạt mức cực đại và tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo. thoi phân bào được đính vào hai phía của NST tại vị trí tâm động.
- Kì sau: các NST dần dần tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST dãn xoắn màng nhân dần dần xuất hiện. Kỳ này thực chất trái ngược với kỳ đầu.
2. Phân chia tế bào chất.
- Sau khi kỳ cuối hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia tách thành hai tế bào con.
- Tế bào động vật thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo (từ ngoài vào trung tâm).
- Ở tế bào thực vật lại xuất hiện một vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào).
III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Ở cơ thể sinh vật nhân chuẩn đơn bào nguyên phân nhằm mục đích sinh sản, từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra hai tế bào con giống hệt nhau.
- Ở cơ thể sinh vật nhân chuẩn đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể trưởng thành và phát triển. ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương.
- Đối với sinh vật sinh sản sinh dưỡng thì nguyên phân là hình thức sinh sản cho ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cơ thể mẹ.
4. Củng cố.
	- Giáo viên cho học sinh đọc khung cuối bài để tổng kết bài.
	- Cho học sinh nhắc lại kiến thức bài:
	Chu kỳ tế bào là gì? Có những giai đoạn nào?
	Những diễn biến xảy ra trong quá trình phân chia nhân?
	Sự phân chia chất tế bào khác nhau như thế nào ở tế bào thực vật và tế bào động vật?	
5. Dặn dò.
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài và đọc mục em có biết.
V. Tự rút kinh nghiệm sau giờ giảng
Tiết 21 – Bài 19: GIẢM PHÂN
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- HS mô tả được đặc điểm các kỳ của quá trình giảm phân.
	- Nên được ý nghĩa của giảm phân.
	- Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân.
	- Liên hệ thục tế về vai trò của giảm phân trong chọn giống và tiến hoá.
2. Kĩ năng:
Rèn một kĩ năng:
	- Tư duy, so sánh, khái quát các kiến thức. Hoạt động nhóm, liên kết vận dụng kiến thức
3. Thái độ và hành vi:
	- Quan sát tranh hình, sơ đồ nắm bắt kiến thức.
	- Phân tích, tổng hợp.
II. PHƯƠNG PHÁP
Lấy HS làm trung tâm
Vấn đáp phát hiệ kiến thức
Làm việc với SGK
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Trực quan – hỏi đáp – giảng giải.
2. Đồ dùng dạy học: H.19.1;H 19.2
IV TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy trình bày diễn biến của các kỳ của nguyên phân?
 - Hãy trình bày ý nghĩa của nguyên phân?
3.Bài giảng mới:
	Bài trước chúng đã biết 2n ->2 tế bào 2n giống tb mẹ gọi là nguyên phân.Nhưng nếu 1 tb cho 4 tb mà trong mỗi tế bào đó chỉ chứa n NST đó gọi là quá trình gi?
	Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài “Giảm phân”
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-(?) Giảm phân xảy ra ở cơ quan nào?
-(?) Giảm phân xảy ra mấy lần?
-(?) Kết quả cua 2 lần giảm phân là gì? 
-Quan sát hình 19.1.
-(?) Lần giảm phân đầu tiên có mấy kỳ? 
-(?) Diển biến của kỳ đầu ntn?
-Gv mô tả trên sơ đồ:
-(?) Thế nào là tiếp hợp? 
-(?) Thế nào là hiện tượng trao đổi đoạn?
-Gv:Ở kỳ đầu chiềm phần lớn thời gian của giảm phân.Tuỳ theo từng loài ,kỳ đầu có thể kéo dài tới vài ngày thấm chí cài chục năm(như ở người phụ nữ)
-(?) Kỳ giữa có đặc điểm như thế nào?
-(?) Kỳ sau có đặc điểm như thế nào? 
-(?) Kỳ cuối có đặc điểm như thế nào? 
-(?) Kết quả của giảm phân I ?
-(?) Trong giảm phân II gồm có bao nhiêu kỳ? 
- Quan sát hình 19.2
-(?) Đó là những kỳ nào?
- GV: giảm phân II cơ bản giống như nguyên phân
- Quan sát hình vẽ qua các kỳ.
-(?) Nêu diễn biến ở mỗi kỳ?
*Lưu ý: những thuật ngữ tiếp hợp,trao đổi đoạn hoặc trao đổi chéo.
-(?) Kết quả của quá trình giảm phân ở ĐV ntn?
-(?) Kết quả của quá trình giảm phân ở TV ntn?
-(?) Nêu ý nghĩa của giảm phân?
Giảm phân gồm : 2 lần phân bào liên tiếp và xảy ra ở các cơ quan sinh sản nhưng chỉ có 1 lần AND nhân đôi.Qua giảm phân từ 1 tế bào ban đầu cho ra 4 tế bào con với số số lượng NSt giảm ½ so với tế bào ban đầu.
I-Giảm phân - I:
-Gồm 4 kỳ: 
1- Kỳ Đầu: 
-Các cặp NST kép xoắn,co ngắn,đính ở tâm động.
-Các NST kép bắt đôi(tiếp hợp) theo với nhau theo tứng cặp tương đồng .sau khi bắt đôi và co xoắn lại.
-Thoi phân bào hình thành.
-Các NST kép trong mỗi cặp tương đồng tách dần nhau ra ở tâm động.
-Trong quá trình bắt đôi ,các NST kép trong từng cặp tưng đồng có thể trao đổi các đoạn crômatic cho nhau.Hiện tượng này được gọi là hiệntượng trao đổi chéo cho nhau.
-Cuối kì đầu màng nhân và nhân con tiêu biến.
2-Kỳ giữa:
-Các NST kép tập trung thành 2 hành trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
-Dây tơ vô sắc ở mỗi cực tế bào chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
3-Kỳ sau:
-Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển thao dây tơ vô sắc về 1 cực của tế bào.
4-Kỳ cuối:
-Ở mỗi cực tế bào NST dần dần dãn xoắn .
-Màng nhân và nhân con xuất hiện.
-Thoi phân bào biến mất,tế bào chất phân chia.
-Tạo nên 2 tb con có bộ NST đơn bội kép(n NST kép)
II- Giảm phân II:
*Gồm có 4 kỳ
1- Kỳ đầu -II
- Ko có sự nhân đôi của NST.
- Các NST co xoắn lại.
2-Kỳ giữa:
-Các NST tập trung thành 1 hành trên mặt phãng xích đạo.
3-Kỳ sau -II:
-Các NS tử tách nhau ra tiến về 2 cực của tế bào.
4-Kỳ cuối-II:
-Màng nhân và nhân con xuất hiện.
*Ở ĐV:
-Con đực tạo ra 4 tế bào con sẻ thành 4 tinh trùng.
-Con cái tạo 4 tế bào con gồm:1 trứng và 3 thể cực.
*Ở TV:
-Các tế bào con nguyên phân 1 số lần để tạo thành túi noãn,hạt phấn.
III- Ý nghĩa của giảm phân:
-Giảm phâ n tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau,qua thụ tinh tạo được nhiều biến dị tổ hợp.
-Qua cac quà trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
4-Củng cố:
	-HS đọc kết luận SGK trang 79
	-Giảm phân có mấy kì? Là những kì nào?
	-Ý nghĩa của quá trình giảm phân?
5-Dặn dò:
	Đọc mục ‘em có biết”
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ giảng:
Tiết 22 - Bài 20	 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC KỲ NGUYÊN PHÂN
TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trên cơ sở quan sát các kỳ nguyên phân trên tiêu bản rễ hành, học sinh phải:
 + Nhận biến đyựơc các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
2. Kĩ năng:
 + Vẽ được các hình ảnh quan sát được ứng với mỗi kỳ nguyên phân vào vở.
 + Rèn luyện kỹ năng quan sát trên tiêu bản kính hiển vi để lấy thông tin.
3. Tư tưởng:
 - Phát huy được lí thuyết vào thực hành
II. Phương pháp
Lấy HS làm trung tâm
Vấn đáp phát hiệ kiến thức
Làm việc với SGK
III. Chuẩn bị: như SGK.
IV. Nội dung và cách tiến hành.
1. Tiến hành
Theo đúng trình tự hướng dẫn SGK.
Lưu ý: 
Các kỹ năng chính trong tiết thực hành gồm:
- Kỹ năng sử dụng kính hiển vi:
+ Bước 1: lấy ánh sáng.
Lấy ánh sáng bằng gương phản chiếu ở độ phóng đại nhỏ (4 x 10 hay 10x10).khi ánh sáng mạnh thì dùng gương phẳng, khi ánh sáng yếu thì dùng gương mặt lõm.
Chú ý: không để mặt trời chiếu thẳng vào gương.
+ Bước 2: đưa tiêu bản lên mâm kính.
Có thể quan sát tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời. kẹp tiêu bản sao cho vật cần quan sát nằm chính giữa vật kính.
+ Bước 3: Quan sát t ... p xếp theo chiều xoắn của a.nuclêic -> Virut có hình que hoặc sợi (vd: Virut khảm thuốc lá, Virut bệnh dại); có loại hình cầu (Virut cúm, sởi).
- Cấu trúc khối: capsome sắp xếp theo hình khối đa điện 20 mặt tam giác đều (vd: Virut bại liệt).
- Cấu trúc hỗn hợp: phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. có cấu trúc giống con nòng nọc. đầu có cấu trúc khối chứa a.nucleic gần với đuôi có cấu trúc xoắn.
II. Phân loại.
Virut được phân loại chủ yếu dựa vào loại a.nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có hai nhóm lớn: Virut ADN và Virut ARN.
* Virôit là phân tử ARN gây nhiễm cho tế bào thực vật. có kích thước rất nhỏ, mạch đơn khép vòng và không được bao bọc bởi vỏ protêin. Virôit không có cả các gen mã hoá cho các protêin. sự nhân lên của vitôit hoàn toàn phụ thuộc vào enzim của tế bào chủ.
* Virôit gây bệnh ở thực vật.(bệnh củ khoai tây hình thoi, bệnh hại cây dứa)
* Prion là phân tử protêin gây bệnh ở một số tế bào nhất định của động vật và không chứa a.nucleic. protêin prion viết tắt là PrP.
* Trong cơ thể bình thường đã có sẵn các phân tử PrP nhưng không gây bệnh. Vì lý do nào đó PrP bình thường thay đổi cấu trúc và trở thành PrP độc gây bệnh.
* PrP là tác nhân gây thoái hoá hệ thần kinh trung ương, làm giảm sút trí tuệ,(bò điên là bệnh prion điển hình hay còn gọi là bệnh xốp não bò).
III. Chu trình nhân lên của Virut:
(phần bảng dưới)
IV. HIV/AIDS.
1. Khái niệm về HIV/AIDS.
- HIV là Virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- HIV gây nên bệnh AIDS, với biểu hiện: sốt kéo dài, sút cân, tieu chảy, viêm da
2. Các con đường lây truyền HIV.
+ Máu.
+ Qua đường tình dục.
+ Mẹ truyền sang con (bào thai, sữa mẹ).
3. Các giai đoạn phát triển.(SGK).
4. Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS.
+ Hiều biết về HIV.
+ Sống lành mạnh.
+ Loại trừ tệ nạn xã hội.
+ Vệ sinh y tế.
Các giai đoạn của chu trình sinh tan
hấp phụ
Xâm nhập
Sinh tổng hợp
lắp ráp
Phóng thích
Virut động vật
phagơ
Các hoạt động của Virut 
- Virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào, nếu không đặc hiệu, Virut không bám vào được
Đưa cả nucleôcapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng a.nucleic.
Enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm a.nucleic vào chất tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài.
+ Virut thực hiện quá trình tổng hợp a.nucleic và protêin của mình.
+ nguồn nguyên liệu và enzim: do tế bào chủ cung cấp
lằp ráp a.nucleic vào protêin vỏ để tạo thành Virut hoàn chỉnh
Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
4 Củng cố:
Tổng kết nội dung bài học bằng khung cuối bài.
Khái niệm Virut, viroit, prion.
Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh do Virut gây ra chưa? Vì sao?
Biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh do Virut gây ra là gì?
5. Dặn dò.
Chuẩn bị bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ giảng
Tuần Tiết 
Bài	
	VIRUT GÂY BỆNH - ỨNG DỤNG CỦA VIRUT 
	TRONG THỰC TIỄN
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
10A1
10A2
I. Mục tiêu.
- Học sinh trình bày được sơ lược cách thức xâm nhập và lây lan gây bệnh của Virut gây bệnh cho vi sinh vật, Virut gây bệnh cho thực vật và Virut gây bệnh cho côn trùng, từ đó đề xuất được một số biện pháp phòng bệnh do Virut gây nên.
- Hoc sinh nêu được những ưứng dụng cơ bản của Virut trong kĩ thuật di truyền, trong sản xuất dược phẩm, trong nông nghiệp.
II. Thiết bị cần thiết.
- Một số tranh ảnh SGK phóng to: hình 32.
III. tiến trình tổ chức bài học.
1. Kiểm tra bài cũ: chu trình nhân lên của Virut?
2. Phần mở bài:
Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp.
3. Nội dung bài học.
Phương Pháp
Nội Dung
Inteferon là một loại protêin đặc biệt chỉ do tế bào người và động vật tiết ra có tác đụng chống Virut, chống tế bào ung thư tăng cườog khả năng miễn dịch.
GV treo tranh phóng to hình 32. giới thiệu các thông tin, những đối tượng nào được con người sử dụng trong quy trình sản xuất inteferon?
GV giới thiệu thế nào là kĩ thuật di truyền.
GV treo tranh phóng to hình 32, giới thiệu ý nghĩa các hình vẽ minh hoạ.
Có thể chia kỹ thuật di truyền ra làm mấy bước?hãy gọi tên từng bước?
Em hạy dự đoán những ưu việt trong việc sử dụng thuốc trừ sâu chứa Virut?
mức độ an toàn?
vì sao cần sử dụng phổ biến?
I. Các Virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng. (bảng dưới).
- Để hạn chế tác hại của Virut gây bệnh cần tyển chọn những chủng VSV, những giống vật nuôi cây trồng sạch bệnh, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh 
II. Ứng dụng của Virut trong thực tiễn.
1. Sử dụng Virut trong sản xuất dược phẩm: Inteferon(IFN)(hình 22-SGK).
2. Sử dụng Virut trong nghiên cứu cơ bản: Kỹ thuật di truyền.
* Các bước của kỹ thuật di truyền.(SGK)
Sơ đồ hình 32 – SGK.
3. Sử dụng Virut trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ Virut.
* Ba ưu điểm của thuốc trừ sâu chứa Virut Baculo (SGK).
Nhóm Virut gây bệnh
số loại
Cách thức xâm nhập và lây lan.
Tác hại
Virut gây bệnh cho VSV
3000
- xâm nhập trực tiếp
- nhân lên theo 5 giai đoạn
Tế bào sinh tan, tế bào tiềm tan -> gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật.
Virut gây bệnh cho thực vật
1000
- không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật mà gây nhiễm nhờ côn trùng, truyền qua phấn hoa, qua hạt qua các vết xây xát,.
- lan qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
Làm lá đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn, lá xoăn hay héo, vàng rồi rụng, thân lùn hay còi cọc.
Virut gây bệnh cho côn trùng
- Xâm nhập qua đường tiêu hoá.
- Virut xâm nhập vào tế bào ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể.
Gây bệnh cho côn trùng hoặc dùng côn trùng làm ổ chứa rồi thông qua côn trùng gây bệnh cho động vật và người.
4 Củng cố:
Nêu những ứng dụng cơ bản của Virut trong kỹ thuật di truyền, trong sản xuất dược phẩm, trong nông nghiệp.
5. Dặn dò.
Chuẩn bị bài mới, trả lời câu hỏi cuối bài.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ giảng
Tuần Tiết 
Bài	
	BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu.
- Học sinh trình bày được những hiểu biết cơ bản về bệng truyền nhiễm, từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp để bảo vệ sức khoẻ bảb thân, gia đìng và cộng đồng.
- Học sinh phân biệt được khái niệm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
II. Thiết bị cần thiết.
- Một số tranh ảnh vẽ bệnh truyền nhiễm.
III. tiến trình tổ chức bài học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
Sử dụng Virut trong nghiên cứu cơ bản: Kỹ thuật di truyền ?
Sử dụng Virut trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ Virut?
2. Phần mở bài:
Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp.
3. Nội dung bài học.
Phương Pháp
Nội Dung
Biểu hiện bệnh truyền nhiễm?
Tác nhân gây bệnh ? 
Điều kiện gây bệnh?
PHƯƠNG thức gây bệnh?
Kể tên một số bệnh truyền nhiễn thường gặp ở người và động vật?
Chỉ ra con đường lây nhiễm?
Miễn dịch là gì?kháng nguyên?kháng thể?
Miễn dịch đặc hiệu?không đặc hiệu?
Miễn dịch thể dịch là gì?
Miễn dịch tế bào là gì?
I. Bệnh truyền nhiễm.
1. Những vấn đề chung của bệnh truyền nhiễm.
* Bệnh truyền nhiễm là do VSV gây ra, có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, Virut 
- Điều kiện gây bệnh:
+ Độc lực (khả năng gây bệng của VSV)
+ Số lượng nhiễm đủ lớn.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
- Phương thức lây truyền:
+ Truyền ngang (truyền từ cá thể này sang cá thể khác): SGK.
+ Truyền dọc (truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác) SGK.
- Các giai đoạn: nhiễm bệnh - ủ bệnh - xuất hiện triệu chứng bệnh.
2. Các bệnh truyền nhiễn thường gặp do Virut:
(SGK).
II. Miễn dịch.
1. Khái niệm về miễn dịch – kháng nguyên – kháng thể (SGK).
2. Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
(bảng dưới).
3. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
* Giống nhau: đều là loại miễn dịch đặc hiệu.
* Khác nhau: (bảng dưới).
4. Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- phòng bệnh: tiêm vácxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ vệ sinh các nhân và cộng đồng.
- Chữa bệnh: sử dụng kháng sinh (trừ các bệnh do Virut gây ra)
Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Điều kiện để có miễn dịch
Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
Cơ chế tác động
- Ngăn cản không cho VSV xâm nhập vào cơ thể (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp, nước mắt, nướ tiểu).
- Tiêu diệt các VSV xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy)
- Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được.
- Tế bào T độc tiết protêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến Virut không nhân lên được.
Tính đặc hiệu
Không có tính đặc hiệu
Có tính đặc hiệu
Miễn dịch thể dịch
miễn dịch tế bào 
Phương thức miễn dịch
Cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu
Có sự tham gia của các tế bào T độc (có ngồn gốc từ tuyến ức).
Cơ chế tác động
Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể -> kháng nguyên không hoạt động được.
Tế bào T độc tiết protêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến Virut không nhân lên được.
4 Củng cố:
Sử dụng các câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dò.
Chuẩn bị bài ôn tập.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ giảng
Tuần Tiết 
Bài	ÔN TẬP
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Lớp
Ngày giảng
HS vắng mặt
Ghi chú
10A1
10A2
I. Mục tiêu.
- Học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
II. Thiết bị cần thiết.
Sơ đồ sách giáo khoa
III. tiến trình tổ chức bài học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
Miễn dịch là gì?kháng nguyên?kháng thể?
Miễn dịch đặc hiệu?không đặc hiệu?
Miễn dịch thể dịch là gì?
Miễn dịch tế bào là gì?
2. Phần mở bài:
Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp.
3. Nội dung bài học.
Phương Pháp
Nội Dung
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
1. Các kiểu dinh dưỡng của VSV.
Sơ đồ SGK.
2. Nhân tố sinh trưởng.
- VSV nguyên dưỡng (SGK)
- VSV khuyết dưỡng (SGK)
3. Điền các ví dụ đại diện vào bảng SGK.
4. Tế bào vi khuẩn sử dụng NL chủ yếu vào 3 hoạt động:
- Tổng hợp ATP, rồi sử dụng để tổng hợp các chất.
- Vận chuyển các chất (vận chuyển chủ động)
- Quay tiên mao, chuyển động.
II. Sinh trưởng của VSV.
1. Sinh trưởng của VSV-quần thể VSV.
- Sinh trưởng của VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Thời gian của một thế hệ tế bào(g): được tính từ khi xuất hiện 1 tế bào cho đến khi phân chia.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đển sinh trưởng của VSV.( độ pH, chất dinh dưỡng, chất hoá học)
III. Sinh sản của VSV.
(Các hình thức sinh sản của VSV: Phân đôi, Tạo thành bào tử, Phân nhánh và nảy chồi, Sinh sản bằng bào tử vô tính, Sinh sản bằng bào tử hữu tính, Nảy chồi, Phân đôi, Vừa SS vô tính vừa sinh sản hữu tính)
Ứng dụng.
IV. Các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của VSV.
V. Virut.
4 Củng cố:
Sử dụng các câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dò.
Chuẩn bị bài ôn tập.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10 hay day.doc