Đề tài Ngữ văn 10 tự chọn vấn đề và giải pháp

Đề tài Ngữ văn 10 tự chọn vấn đề và giải pháp

A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài

1. Cơ sở lí luận:

 Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng bộ SGK cải cách mới theo hướng phân ban áp dụng cho các trường THPT. Chương trỡnh Ngữ văn Trung học phổ thông mới phản ánh những thành tựu tiên tiến của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỉ XXI, phản ánh thành tựu của các ngành tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại và phản ánh quan điểm dạy học hướng vào người học.

 Trên tinh thần đó môn Ngữ Văn 10 đã có hai bộ sách: SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006) dùng cho Ban cơ bản và Ban Tự Nhiên và SGK Ngữ Văn 10 Nâng cao (NXB Giáo dục 2006) dùng cho Ban Xã Hội, mỗi bộ gồm có hai tập.

 

doc 19 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1568Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ngữ văn 10 tự chọn vấn đề và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 10 tự chọn
Vấn đề và giải pháp
 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Lí do chọn đề tài
Cơ sở lí luận:
 Năm học 2006 – 2007 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng bộ SGK cải cách mới theo hướng phân ban áp dụng cho các trường THPT. Chương trỡnh Ngữ văn Trung học phổ thụng mới phản ỏnh những thành tựu tiờn tiến của cỏc ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỉ XXI, phản ỏnh thành tựu của cỏc ngành tõm lớ học và lớ luận dạy học hiện đại và phản ỏnh quan điểm dạy học hướng vào người học.
 Trên tinh thần đó môn Ngữ Văn 10 đã có hai bộ sách: SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn (NXB Giáo dục 2006) dùng cho Ban cơ bản và Ban Tự Nhiên và SGK Ngữ Văn 10 Nâng cao (NXB Giáo dục 2006) dùng cho Ban Xã Hội, mỗi bộ gồm có hai tập.
 Bên cạnh đó, Bộ GD & ĐT cũng đưa vào sử dụng và giảng dạy đồng thời bộ SGK tự chọn cho những môn khác như: Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hoáv.v
 Việc sử dụng thêm các bộ sách tự chọn nhằm mục đích “ bổ sung một số kiến thức nâng cao cần thiếthệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề và cung cấp thêm những tri thức cùng tư liệu thực hành cho việc giảng dạy những nội dung tương ứng của từng chủ đề” trên thực tế là rất cần thiết. Tuy vậy, khi đưa vào áp dụng giảng dạy trực tiếp, cả giáo viên và học sinh không khỏi lúng túng ở một số điểm còn chưa được hoàn thiện của bộ sách.
 Mong muốn của người biên soạn là rất đáng trân trọng và thiết thực, nhất là đối với môn Ngữ Văn, khi mà các tác giả muốn “ phát triển tư duy, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh”. Điều này là vô cùng cần thiết nhất là khi trong mấy năm trở lại đây học sinh phổ thông có tình trạng không mặn mà gì lắm với bộ môn Ngữ Văn, thậm chí các em còn quay lưng lại bằng cách biểu hiện hàng loạt những hiện tượng được các phương tiện truyền thông đưa tin như trường hợp của em Nguyễn Phi Thanh, học sinh lớp 11A18, trường THPT Việt Đức – Hà Nội với bài văn gây chấn động dư luận, em Hà Minh Ngọc, học sinh lớp 10, Trường Nguyễn Tất Thành - Hà Nội với bài văn giả tưởng, thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi với bài văn điểm 10 gây tranh cãi khi thi đại họcv.v
 Với ý nghĩ là cố gắng bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ Văn 10 của chương trình cơ bản và tự chọn theo phương pháp mới, người viết mong muốn bày tỏ phần nào những bất cập nảy sinh trong quá trình giảng dạy và hướng giải quyết, dù có thể là nhỏ, trong cuốn SGK, SGV Ngữ Văn 10 tự chọn dành cho Ban cơ bản để các bạn đồng nghiệp tham khảo, cùng cho ý kiến để có thể giảng dạy tốt hơn môn học dạy làm Người này.
Cơ sở thực tiễn
 Do điều kiện nơi tôi công tác chỉ giảng dạy Ban cơ bản nên hiện nay dù Nhà trường cũng đã cố gắng cung cấp đến toàn bộ giáo viên trong trường cả hai bộ SGK Chuẩn và Nâng cao nhưng các giáo viên chỉ dạy theo chương trình Chuẩn của Bộ theo đặc thù đã lựa chọn của Nhà trường. Vì Tổ Văn cũng không ngoại lệ nên người viết thực tế cũng chỉ giảng dạy môn Ngữ Văn 10 Ban cơ bản và phần tự chọn của Ngữ Văn 10 với ba đầu sách: 
Cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, dùng cho cả giáo viên và học sinh.
Cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, chỉ dùng cho giáo viên.
Cuốn "Ngữ Văn 10"(NXB Giáo dục 2006) gồm hai tập do tác giả Phan Trọng Luận Tổng chủ biên.
 Dĩ nhiên theo yêu cầu chuyên môn, chúng tôi cũng sử dụng cả bộ SGK Ngữ Văn Nâng cao để tham khảo trong quá trình giảng dạy.
 Ngay từ đầu khi thực hành lên lớp, chúng tôi cũng đã nhận ra những điểm bất cập của bộ tài liệu tự chọn Ngữ Văn 10, tuy không lớn nhưng lại không phù hợp với những gì mà cả người dạy và người học cần trong quá trình dạy và học. Những vấn đề vướng mắc đó đã được tôi báo cáo lại với Ban chuyên môn nhà trường. Đồng thời tôi cũng đã có ngay những biện pháp cần thiết để khắc phục. Cho đến nay, khi đã chuẩn bị kết thúc học kì II, việc áp dụng những giải pháp học tự chọn của bộ môn Ngữ Văn đã có hiệu quả và tính ổn định. Và sáng kiến kinh nghiệm này được viết trên cơ sở khoa học, thực tế khách quan đó.
Giới hạn vấn đề
 Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đã trình bày, người viết trong sáng kiến kinh nghiệm của mình chủ yếu đi vào hai điểm cơ bản nhất là: một số vấn đề của bộ sách Ngữ Văn 10 tự chọn và phương pháp thực hiện làm thế nào để có thể áp dụng linh hoạt những chủ đề tự chọn thực sự cần thiết cho quá trình học tập môn Ngữ Văn bậc THPT theo hướng tích hợp, dung hợp. Như thế vấn đề nội dung của SKKN chỉ mang tính bổ sung thêm chứ không hề có sự thay đổi hoàn toàn nội dung theo sách đã dẫn.
 Theo tinh thần đó, người viết hoàn toàn không có mục đích phủ nhận nội dung của cuốn tài liệu tự chọn Ngữ Văn 10 mà chủ yếu là bổ sung hoặc thay đổi trật tự những chủ đề đã đưa trong bộ sách sao cho hợp lí hơn với quá trình giảng dạy kiến thức cơ bản (cũng là bộ SGK Ngữ Văn chuẩn).
 Trên bình diện và mục đích như thế, tôi sẽ trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình thành hai luận điểm lớn: những vấn đề bất cập khi dạy tài liệu tự chọn Ngữ Văn 10 và hướng giải quyết. Với tinh thần cầu thị, mong có sự tiến bộ, người viết rất muốn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ cho ý kiến của các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn hoạt động dạy học môn Ngữ Văn phần tự chọn, góp phần tạo nên giá trị bền vững của bộ môn được coi là Nhân học này.
Phương pháp nghiên cứu
 Khi thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp Tổng hợp – Khái quát.
B. Phần thứ hai: Những Vấn đề bất cập và cách giải quyết khắc phục.
 I. Những bất cập trong việc bố trí chủ đề tự chọn.
1. Trật tự chủ đề không theo hướng tích hợp.
 Nội dung chương trình Ngữ Văn 10, cấp THPT ở cả hai bộ sách phân ban và cơ bản được coi là những nỗ lực của Bộ Giáo dục và đào tạo, của người biên soạn sách trên hành trình cải cách nội dung và phương pháp giáo dục, một vấn đề không mới nhưng cũng chưa và sẽ không bao giờ cũ. Đó còn là những thành tựu tiờn tiến của cỏc ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỉ XXI, phản ỏnh thành tựu của cỏc ngành tõm lớ học và lớ luận dạy học hiện đại và phản ỏnh quan điểm dạy học hướng vào người học. Nó cũng là sự tích hợp toàn diện của ba phần: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Mục đích của phần Đọc văn chú trọng đến phần đọc sáng tạo nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu các loại văn bản, hay năng lực tóm tắt , khái quát, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản đã đọc, rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Phần Tiếng Việt rất chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dung Tiếng Việt qua các bài rèn luyện năng lực dùng từ, viết câu, đọc hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ và chữa lỗi về tiếng Việt. Phần Làm Văn cũng không ngoài mục đích là rèn luyện năng lực các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luậnv.v.
 Cuốn SGK “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dùng cho giáo viên và học sinh cũng được xây dựng trên tinh thần đó. Tuy nhiên khi đưa vào áp dụng thực tế giảng dạy đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
 Trước hết chúng ta thừa nhận mục tiêu chính của cuốn sách “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" là rất hữu ích và hợp lí cho đối tượng học sinh học Ban cơ bản bởi đó là sự bù đắp “một số kiến thức nâng cao cần thiết mà chương trình Chuẩn chưa có so với chương trình Nâng cao”. Như vậy cuốn SGK này thực chất chính là sự “đọc – học thêm” những kiến thức mà bộ SGK NGữ Văn 10 soạn cho Ban Cơ bản còn khuyết thiếu so với bộ SGK Ngữ Văn 10 Nâng cao.
 Chúng ta có thể hiểu đơn giản như thế này: Bộ SGK Ngữ Văn Chuẩn + Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10 = Bộ SGK Ngữ Văn Nâng cao. Dĩ nhiên công thức trên chỉ là tương đối (?). Chỉ có điều bài toán “bù đắp” kiến thức này xem ra chưa được thuyết phục cho lắm.
 Chúng ta quay trở lại vấn đề nội dung chính mà người viết muốn đề cập. Hiện nay có hai cuốn SGK Ngữ Văn 10 tự chọn dành cho giáo viên và học sinh là: “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) và “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) . Cả hai cuốn SGK trên đều do tác giả Bùi Minh Toán chủ biên, điểm khác nhau giữa hai cuốn sách là ở nhóm cộng sự tham gia biên soạn. Theo thiển ý của tôi, cũng như những bộ SGK khác, cuốn sách “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" được viết dùng cho giáo viên chính là hướng dẫn cụ thể những nội dung mà người thày cô trực tiếp giảng dạy sẽ khai thác trong quá trình triển khai cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" dùng cho học sinh. Tuy nhiên, có thể do một lí do nào đó trong quá trình biên tập người viết đã không thống nhất, hoặc ít ra cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về nội dung các chủ đề sẽ được dạy theo trật tự như thế nào nên dẫn đến việc khi các thày cô lên lớp trực tiếp gặp phải những vấn đề sau:
 Thứ nhất: Việc bố trí số lượng chủ đề và số tiết ở mỗi chủ đề trong hai cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" dành cho học sinh và “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" dành cho giáo viên khác nhau về trật tự triển khai thực dạy. Cụ thể như sau:
* Mục lục, trật tự các chủ đề của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dành cho học sinh là:
Chủ đề
Tên Bài
Trang
Số tiết
Chủ đề 1
 Tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du
Tác giả Nguyễn Trãi
Tác giả Nguyễn Du
5
5
13
04
Chủ đề 2
 Hướng dẫn đọc - hiểu một số văn bản văn học dân gian và văn học trung đại
Lời tiễn dặn (Trích tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
Tục ngữ về đạo đức lối sống.
Xuý Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư)
Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm).
19
19
26
31
44
49
06
Chủ đề 3
Văn bản văn học và đọc – hiểu văn bản văn học
Một số tri thức cần thiết để đọc - hiểu văn bản văn học dân gian.
Một số những tri thức để đọc - hiểu văn bản văn học trung đại.
55
60
69
04
Chủ đề 4
 Từ Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt
83
04
Chủ đề 5
Nâng cao năng lực làm văn
Quan sát và thể nghiệm đời sống
Đọc sách và tích luỹ
Liên tưởng và tưởng tượng
Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu
105
105
109
113
116
06
 * Mục lục, trật tự các chủ đề của cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dành cho giáo viên là:
Chủ đề
Tên bài
Trang
Số tiết
Chủ đề 1
 Một số vấn đề của văn học dân gian Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 10
5
04
Chủ đề 2
 Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đai Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 10
13
04
Chủ đề 3
 Những nội dung chủ yếu của phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 10
27
04
Chủ đề 4
 Thực hành về ngôn ngữ nói - ngôn ngữ viết, các phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ có trong chương trình Ngữ Văn 10
48
04
Chủ đề 5
 Những lỗi thường gặp trong sử dụng Tiếng Việt; thực hành sửa lỗi.
70
04
Chủ đề 6
 Những lỗi diễn đạt trong việc viết bài văn.
86
04
Chủ đề 7
 Luyện tập về  ... ã không còn sự lúng túng khi học các chủ đề tự chọn vì trật tự của các bài học là tương đối sát so với SGK Ngữ Văn 10 chương trình cơ bản.
 2. Sự điều chỉnh số tiết hợp lí.
 Như đã nêu ở mục 2 phần I, vấn đề số tiết mà cuốn sách “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) dành cho một năm học là chưa thật hợp lí. Nhìn vào sự phân phối tiết học và dạy giữa nhu cầu học thực tế và trên SGK thì ai cũng nhận ra điều này. Sự chênh lệch về số tiết ở mỗi chủ đề trong cuốn “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) và số tiết phân phối cho môn học tự chọn trên lớp là rất nhiều (thực tế cần 02 tiết tự chọn/1 tuần, còn SGK tự chọn có 05 chủ đề với 24 tiết học cho cả năm). Chưa nói đến sự không đồng nhất giữa nội dung sách tự chọn dành cho học sinh: “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" và cuốn SGK dành cho giáo viên: “Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10", riêng việc dạy như thế nào cho hợp lí khi mà người biên soạn chỉ phân phối số tiết như thế cũng đã khiến giáo viên mỗi người ở mỗi trường có một cách dạy rồi, ( tôi đã có dịp tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong lần tập huấn gần đây nhất do Sở GD & ĐT tổ chức ngày 29/03/2007). 
 Như vậy, vấn đề đặt ra là người dạy sẽ xoay sở, khắc phục như thế nào trước tình hình đó. Theo thiển ý cá nhân, tôi cho rằng việc đưa ra một phân phối cơ bản, hợp lí áp dụng chung (nếu có thể) cho càng nhiều giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ Văn tự chọn 10 (Ban cơ bản) là càng tốt. Như vậy chúng ta tránh được tình trạng học sinh mỗi trường lại được học một phân phối tự biên của các thày cô. Dựa trên bảng phân phối đã nêu ở mục 1 phần II trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng có thể đưa ra một phương án tạm thời cho các anh (chị) em đồng nghiệp tham khảo áp dụng. Người viết cũng rất mong nhận được sự bổ sung góp ý của các thầy cô giáo có cùng sự quan tâm đến vấn đề này.
3. Những biện pháp hạn chế về sự trùng lặp, không thống nhất về nội dung.
 Như người viết đã nêu ở mục 3, phần I, việc chúng ta bắt gặp sự không thống nhất ( ít ra cũng là không giống nhau về cách diễn đạt, cách hiểu) trước những khái niệm, thuật ngữ văn học khi dạy học, hoặc những bất cập về câu cú, nội dung văn bảnlà chuyện không phải là hi hữu. Trước những vấn đề, tình huống như vậy các thầy cô giáo sẽ làm thế nào ?
 Theo quan điểm của cá nhân tôi, việc hạn chế tối đa những bất cập trên phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt, kinh nghiệm khi giảng dạy, và quan trọng nhất là trình độ chuyên môn của các thày cô giáo. Chúng ta hãy đặt giả thiết khi có một em học sinh phát hiện và giơ tay phát biểu hỏi về sự không thống nhất nội dung nào đó giữa hai cuốn sách cơ bản và tự chọn, thậm chí còn muốn biết ý kiến của chúng ta về sự đúng sai của hai khái niệm về cùng một đối tượng (như định nghĩa và cấu trúc văn bản văn học trong hai cuốn SGK tôi đã nêu ở mục 3 phần I chẳng hạn). Vậy khi đó các thầy cô trả lời như thế nào ? hay chúng ta lại dùng nghiệp vụ xử lí tình huống sư phạm để “khất” các em giờ sau sẽ giải đáp. Để tránh những trường hợp xảy ra như vậy, theo tôi có thể giải quyết theo ba bước:
+ Bước 1: Cũng là quan trọng nhất (theo tôi), đó là việc chuẩn bị chu đáo bài soạn ở nhà. Việc soạn giáo án là một công việc được các thầy cô làm thường xuyên, đa số đều rất cẩn thận chỉn chu. Nhưng ở góc độ bài viết này tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào một ý: các thầy cô trong quá trình soạn nên tự đặt ra cho mình những câu hỏi tình huống mà các em học sinh sẽ có thể từ chỗ khó hiểu dẫn đến những thắc mắc mong muốn cô thầy giải đáp, nhất là những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến tiết giảng đó. Sự chuẩn bị đó khiến giáo viên chủ động tự tin với bài giảng hơn.
+ Bước 2: Giáo viên khi thực hiện giờ học trên lớp nên chủ động đi sâu tập trung vào kết quả cần đạt. Đồng thời người dạy cũng nên động viên hỏi các em về sự tiếp thu bài học khi đã hoàn thành bài giảng. Có thể sau mỗi tuần khi có điều kiện chúng ta cho các em làm bài trắc nghiệm nhanh về kiến thức vừa học. Nếu không như vậy, các thầy cô chẳng khác nào chỉ nói cho mình nghe, làm mà không kiểm tra, nói quá nên thì là sự vô tình chối bỏ trách nhiệm. Chủ động hỏi và kiểm tra sau mỗi bài giảng là cơ hội cho các em không giấu dốt, sợ sai, cũng là lúc giáo viên thể hiện vai trò, năng lực, trách nhiệm của mình.
+ Bước 3: Giáo viên có thể gặp những câu hỏi ngoài dự đoán (tôi chắc là rất hiếm khi nếu chúng ta đã chuẩn bị kĩ giáo án). Khi đó, các thầy cô nếu không chắc chắn tuyệt đối thì không nên trả lời, nếu không rất có thể chúng ta sẽ có những “phát minh tồi” về những điều các em hỏi và cả những hối hận sau này. Khi đó người thầy cô sẽ mất đi sự tôn trọng, không tin tưởng từ phía các em. Hẹn trả lời trong tiết học kế tiếp sau khi giao câu hỏi về cho các em cùng tìm hiểu là phương án tối ưu.
 Tuy nhiên, trong trường hợp mà chúng ta đang nêu ra ở sáng kiến kinh nghiệm này thì việc trả lời (tất nhiên có sự chủ động khi soạn bài và lên lớp) cần phải tuân thủ theo sách SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải trả lời rõ ràng nếu có trường hợp trùng lặp hoặc chưa thống nhất về mặt nội dung thì học sinh cần lấy SGK Ngữ Văn 10 làm chuẩn về kiến thức. Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh tham khảo thêm những nội dung cùng đối tượng khác, đặt cho các em có sự suy ngẫm tìm tòi.
 Ngay cả những người nghiên cứu, biên soạn nhiều lúc cũng chưa thống nhất được cách trình bày khái niệm sao cho hợp lí nhất. Nhưng đôi khi họ cũng cần có sự thoả hiệp tương đối. Do đó các thầy cô cũng không nhất thiết phải làm cái việc phân xử mà chúng ta chỉ cần theo cái cơ bản, cái chung nhất. Cụ thể trong bộ môn Ngữ Văn thì SGK Ngữ Văn Chuẩn, những cuốn sách như: Từ điển thuật ngữ Văn học, Lí luận Văn học, Từ điển chính tả Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt chính là những cơ sở để giáo viên, học sinh xác nhận sự chính xác về nội dung.
III. Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn
 Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “ Tự chọn Ngữ Văn 10, vấn đề và giải pháp” vào trong giảng dạy thực tiễn, tôi thu được những kết quả khả quan như sau:
 * Học sinh không còn phải xoay sở, bối rối khi phải học cùng một lúc hai bộ SGK Ngữ Văn 10 Chuẩn và “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10". Các lớp là 10A3, 10A4 được học môn tự chọn Ngữ Văn có những tiến bộ rõ rệt về chất lượng. Không những vậy các em đã lấy lại được niềm yêu thích và ham học môn Văn. Trong khi đó, khi áp dụng theo sự phân phối chủ đề và nội dung của cuốn "Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ Văn 10" (NXB Giáo dục 2006) vào lớp 10 A5, kết quả chưa đạt hiệu quả như mong muốn..
 * Bản thân người dạy cũng chủ động hơn trong việc soạn giáo án, lên lớp. Các em học sinh tự tin hơn khi phát biểu xây dựng bài, có nhiều thời gian để thảo luận, sáng tạo.
 Kết quả thực hiện đề tài này không những tháo gỡ cho bản thân người dạy cùng đồng nghiệp việc bố trí trật tự tiết dạy có khoa học, đạt yêu cầu về chất lượng nội dung mà còn được thể hiện ở chất lượng điểm số kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập.
Cụ thể chúng ta có thể so sánh đơn giản như sau:
Dựa trên kết quả học tập của kì I năm học 2006 – 2007 của ba lớp 10A3, 10A4, 10A5.
Lớp 10 A3 có 48 học sinh (có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp 10 A4 có 50 học sinh (có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp 10 A5 có 52 học sinh (không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Tổng cộng 02 lớp có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là 98 học sinh. 
Tổng cộng 01 lớp không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là 52 học sinh. 
Kết quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được thể hiện như sau:
Lớp
Điểm Số
Điểm TBKT từ 7,0 trở lên.
Điểm TBKT từ 6,0 đến 6,9.
Điểm TBKT từ 5,0 đến 5,9.
Điểm TBKT dưới 5,0.
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Lớp 10A3, 10A4 áp dụng SKKN
45 em
44 %
47 em
47 %
06
em
9%
0 em
0%
Lớp 10A5 không áp dụng SKKN
01 em
0.52%
42 em
09
em
0 em
0%
C. Phần thứ ba: kết luận và kiến nghị
 I. Kết luận.
 Qua thực tế giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân, bằng sự gắn bó gần gũi đồng nghiệp và các em học sinh, trên tinh thần tự tìm tòi thể nghiệm, người viết đã có được phần nào sự thành công trong việc xây dựng được một phân phối chương trình hợp lí, có khả năng nhân rộng cho các trường, lớp khác khi cùng dạy học Ban cơ bản có môn tự chọn Ngữ Văn. Trong hoàn cảnh hiện tại, vấn đề giảng dạy Ngữ Văn ở các cấp luôn có những vấn đề đáng quan ngại. Chính vì vậy mỗi các thầy cô giáo hãy tích cực phát huy sự đổi mới tư duy cũng như phương pháp dạy học cho chính bản thân mình. Có như vậy chúng ta mới mong các em không cảm thấy Ngữ Văn là môn học nhàm chán, thiếu thực tế trong khi chính nó đã góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em nhận thức và tiếp cận được cuộc sống.
 Để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình SGK mới nói chung, SGK tự chọn môn Ngữ Văn 10 nói riêng, công việc này đòi hỏi sự đóng góp đông đảo của các nhà nghiên cứu sư phạm, các thầy cô giáo tận tuỵ, tâm huyết gắn bó với nghề trong hành trình đi tìm nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp cho các em. Sự méo mó trong tâm hồn các em chính là sản phẩm của thái độ bàng quan nếu như không nói là vô trách nhiệm của bất cứ ai dù vô tình trốn tránh, đổ lỗi cho xã hội mà quên mất vai trò của người thầy, người cô trong công việc giáo dục nhân cách cho các em.
 Với hi vọng mình có thể làm một điều gì đó dù là rất nhỏ, miễn sao có ích cho nền giáo dục nước nhà, nhất là đối với những thầy cô vốn được coi là người kĩ sư tâm hồn, tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, nhất là khi thực tế luôn đòi hỏi chúng ta – người giáo viên phải không ngừng đổi mới.
 Bản thân người viết cũng rất mong nhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô, các nhà chuyên môn, xin được lượng thứ với những gì còn thiếu xót, chưa chính xác. 
II. Kiến nghị
- Về phía những người biên soạn bộ sách, chúng tôi mong muốn có ngay sự thống nhất và điều chỉnh hợp lí nội dung và phân phối số tiết so với thực tế giảng dạy.
- Về phía Sở giáo dục và đào tạo, các thày cô chuyên môn nên thống nhất nội dung dạy và học chủ đề tự chọn môn Ngữ Văn nói riêng, những môn còn lại nói chung ( như Toán, Ngoại ngữ, Hoá họcđều ở tình trạng như vậy) trong phạm vi toàn Tỉnh.
- Về phía Nhà trường, chúng tôi mong muốn được giúp đỡ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng cho phân môn Ngữ Văn. Cụ thể là Nhà trường có thể mua sắm thêm những tranh ảnh minh hoạ, những tác phẩm văn học, tăng số lượt cho việc sử dụng máy chiếu trong các tiết dạy, các buổi sinh hoạt ngoại khoá và thảo luận. Ngoài ra có thể tạo điều kiện cho các em học sinh khá, giỏi ở những lớp học tự chọn có thể mượn sách ở thư viện của Nhà trường.
- Đối với các thầy cô trực tiếp giảng dạy, trong quá trình lên lớp nếu thấy có điểm gì chưa hợp lí có thể cùng nhau tháo gỡ bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại, diễn đàn. Nhân đây tôi xin gửi đến tất cả các đồng nghiệp địa chỉ của một trang Blog mà tôi tạo dựng cho tất cả những ai quan tâm đến bộ môn Ngữ Văn trong quá trình đổi mới. Các bạn có thể coi đó như một diễn đàn để trao đổi tất cả những gì có liên quan đến môn học dạy làm Người.
Địa chỉ Blog: 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN1.Kien.doc