Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Tiết 24 đến 30

Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Tiết 24 đến 30

QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT

Ở VI SINH VẬT

I/Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở sinh vật.

- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ en zim.

- Nêu được một số ứng dụng đặc điểm có lợi hạn chế các đặc điểm có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

- Phân biệt được lên men Lactic và lên men Rượu.

2. Về kĩ năng & thái độ:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Giáo án+ SGK.

- HS: Vở ghi + SGK.

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Tiết 24 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/10
Tiết 24
QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT
Ở VI SINH VẬT
I/Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được sơ đồ tổng hợp các chất ở sinh vật.
- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ en zim.
- Nêu được một số ứng dụng đặc điểm có lợi hạn chế các đặc điểm có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
- Phân biệt được lên men Lactic và lên men Rượu.
2. Về kĩ năng & thái độ:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Giáo án+ SGK.
- HS: Vở ghi + SGK.
III/ Phương pháp : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
IV/ Tiến trình:
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 5’
- Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dd của VSV?
- Phân biệt hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí?
3. Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
12’
18’
3’
Hoạt động 1:
- Vì sao quá trình tổng hợp các chất ở vsv diễn ra nhanh chóng?
- Viết sơ đồ tổng quát biểu thị sự tổng hợp một số chất ở VSV?
- Nêu ứng dụng của quá trình tổng hợp ở VSV?
Hoạt động 2:
- Phân biệt phân giải trong và ngoài tế bào VSV?
- Sơ đồ hoá quá trình phân giải một số chất ở vsv?
- Quá trình phân giải được ứng dung trong cuộc sống như thế nào?
- ứng dụng ?
Hoạt động 3:
- Nêu mối quan hệ giữa phân giải và tổng hợp?
- VSV có khả năng tự tổng hợp axit amin.
- Nếu một con bò nặng 500 kg chỉ sản xuất được khoảng 0.5 kg Protein mỗi ngày. thì với 500 kg nấm men sẽ sản xuất được 50 tấn protein mỗi ngày.
HS trả lời.
- Làm nước chấm, mắm
- Làm nấm, thu sunh khối.
I. Quá trình tổng hợp.
- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại axit amin.
- Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
a) Tổng hợp Protein:
(Axit amin)n Peptit Protein
b) Tổng hợp Polisaccarit:
(Glucozơ)n + ADP- Glucozơ
 Glucozơ)n+1 + ADP
c) Tổng hợp Lipit:
Là sự kết hợp giữa Glixêrol & axit béo.
d) Tổng hợp axit Nucleic:
Bazơ nitric kết hợp với đường 5C &H3PO4 các nuclêôtit, các nuclêôtit LK với nhau tạo ra axit nuclêic.
II. Quá trình phân giải.
1. Phân giải Protein và ứng dụng.
a) Phân giải ngoài.
Protein proteaza axit amin.
- Vi sinh vật hấp thụ các axit amin và tiếp tục phân giải để tạo năng lượng.
- Khi môi trường thiếu C và thừa N vi sinh vật khử amin, sử dụng axit hữu cơ làm nguồn C.
b) Phân giải trong.
- Protein hư hỏng mất hoạt tính được phân giải thành các axit amin.
- Vai trò: Vừa thu được axit amin để tổng hợp axit amin vừa bảo vệ tế bào.
c) ứng dụng.
Làm nước mắm, các loại nước chấm.
2. Phân giải Polisaccarit và ứng dụng.
a) Phân giải ngoài.
Polisaccarit Đường đơn
b) Phân giải trong.
Vi sinh vật hấp thụ đường đơn phân giải bằng hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men.
c) ứng dụng.
- Lên men Etylic:
Tinh bột nấm (đường hoá) 
Glucose nấm men rượu Etylic + CO2. (2C2H5OH + 2CO2 + NL)
- Lên men Lactic:
Glucose vk lactic đồng hình axit lactic + CO2.(2CH3CHOHCOH + NL)
Glucose vk lactic dị hình axit lactic + CO2 + etylic + axit axetic.
3. Phân giải Xenluzơ.
Xenluse xenlulaza chất mùn
* ứng dụng.
- chủ động cấy VSV để phân giải nhanh xác thực vật.
- Tận dụng xác thực vật để làm nấm ăn.
- nuôi VSV thu sinh khối.
III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.
- Là hai quá trình ngược chiều nhưng thống nhất trong hoạt động sống.
- tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho phân giải.
- Phân giải cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp.
4. Củng cố: 5’
- Đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài
- Tại sao tức ăn để lâu ngày lại có mùi hôi?
5. Dặn dò: 1’
- Học bài theo vở ghi & SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành theo tổ
Ngày soạn: 06/02/10
Tiết 25
THỰC HÀNH
LÊN MEN ETILIC VÀ LACTIC
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
	- Đặt được thí nghiệm & quan sát đc hiện tượng lên men.
	- Biêt làm sữa chua, muối chua rau quả.
2. Về kĩ năng & thái độ:
	- Rèn luyện kỹ năng qsát & làm thí nghiệm để lấy thông tin.
II. Chuẩn bị: Như SGK.
III. Phương pháp Thực hành
IV. Tiến trình:
1. Ổn đinh: (1’)
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2’)
3. Bài mới:
1.Lên men êtilic: (24’)	
	- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 & : 1 g bột bánh men hoặc nấm men thuầt khiết.
	- Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường teo thành ống nghiệm 1 &2.
	- Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm .
	- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 0 ă 20C, quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
* Thu hoạch:
	- Hãy điền hợp chất đc hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
	 Nấm men
	Đường C2 + X + NL
	- Điền các nhận xét vào bảng: có ( + ), không có ( - )	
Nhận xét
ống nghiệm 1
ống nghiệm 2
ống nghiệm 3
 Có bột khí C2 nổi lên
 Có mùi rượu
 Có mùi đường
 Có mùi bánh men
	Từ bảng trên rút ra kết luận ĐK lên men êtilic là gì?
2. Lên men lactic:(15’)
1) Làm sữa chua:
	Đun nước sôi, pha sữa ngột vừa uống, để nguội 400C, cho 1 thìa sữa chua Vinamilk vào, rồi trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 400C, đậy kín, sau - 5 giờ sẽ thành sữa chua.
2) Muối rau quả:
	Rửa sạch dưa chuột, rau cảivcắt thành các đoạn khoảng  cm. Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl (5%- 6%), nén chặt, đậy kín, để nơi ắm 28- 00C.
* Thu hoạch:
- Kiểm tra các SP thu đc, giải thích kết quả.
- Trả lời các câu hỏi nêu trong SGK.
4. Nhận xét: (2’)
- Nhận xét giờ thực hành
- Thu dọn, vệ sinh phòng thực hành
5. Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành bài thu hoạch 
- Chuẩn bị bài sinh trưởng của VSV- sinh sản của VSV nhân sơ
Ngày soạn: 18/02/10
Tiết 26
ChươngII: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA SINH VẬT
SINH TRỞNG CỦA VI SINH VẬT - SINH SẢN CỦA VSV NHÂN SƠ
 I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nắm đợc 4 pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên tục và ý nghĩa của từng pha.
- Nắm đợc ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào (g) và tốc độ sinh trởng riêng sẽ trở thành cực đại và không đổi mới trong pha log.
- Nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.
- Các hình thức ss của VSV nhân sơ
2. Về kĩ năng & thái độ:
- Rèn luyện các kĩ năng: Thu thập thông tin phát hiện kiến thức, quan sát phân tích so sánh, tổng hợp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án+ SGK+ Tranh vẽ.
- HS: Vở ghi + SGK.
III. Phương pháp : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình:
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: 5’
- Vi khuẩn lam tổng hợp Prôtêin của mình từ nguồn cácbon & nitơ ở đâu? kiểu dd của chúng là gì?
- Nên MQH giữa tổng hợp & phân giải?
3. Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
10’
13’
10’
Hoạt động 1:
- Thế nào là sự sinh trưởng của vi sinh vật?
- Thế nào là thời gian thế hệ? Nêu ví dụ?
- Trả lời lệnh trong SGK?
ví dụ: Vi khuẩn lao là 1000 phút.
trùng đế dày là 24 giờ.
-coli có thời gian thế hệ g= 20 phút, vậy sau 48 giờ số tế bào là bao nhiêu? (trong điều kiện lí tởng):
( N = 2144 tế bào)
Hoạt động 2:
- Tại sao nói sự sinh trưởng của vi sinh vật theo cấp số nhân?
- Thế nào là môi trờng nuôi cấy không liên tục?
- GV treo đồ thị 25 phóng to lên bảng.
- Đặc điểm của pha tiềm phát?
Hs.
- Thế nào là pha luỹ thừa? Vì sao lại gọi là pha luỹ thừa?
- Trong pha cân bằng có đặc điểm gì? Vì sao số lợng tế bào vi khuẩn lại không đổi?
- Thế nào là pha suy vong?
Vì sao số lợng tế bào vi khuẩn lại giảm?
- GV Khẳng định: Nuôi cấy không liên tục là nuôi cấy theo đợt vì vậy pha log chỉ kéo dài vài thế hệ.
- Để thu đợc sinh thu đợc sinh khối vi sinh vật ta nên dừng ở pha nào?
- Để không xẩy ra pha suy vong ta phải làm ntn?
- Vì sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát?
- Vì sao trong nuôi cấy trong nuôi cấy liên tục không xẩy ra pha suy vong?
- hãy cho ví dụ về sử dụng vsv trong đời sống và trong nền kinh tế?
Hoạt động 3:
GV treo tranh phóng to quá trình phân đôi của vi khuẩn.
- Quá trình sinh sản bằng phân đôi của vi khuẩn diễn ra như thế nào?
- Phân đôi ở vi khuẩn có giống với quá trình nguyên phân không?
- Ngoài sinh sản bằng phân đôi vi khuẩn còn có hình thức sinh sản nào nữa?
- Có những loại bào tử nào ở vi khuẩn? Phân biệt chúng?
- Nội bào tử có đặc điểm gì? Được hình thành như thế nào?
- Nội bài tử ở vi khuẩn có ý nghĩa gì?
- Là sự tăng lên các TP của TB.
- Là (t) từ khi xh 1 TB đến khi TB phân chia.
- Sau (t) thế hệ, số TB trong quần thể tăng gấp đôi.
- Thời gian của 1 thế hệ quần thể vi sinh vật là thời gian cần để N0 biến thành 2N0 (N0 là số tế bào ban đầu của quần thể). Với số TB ban đầu là N0 thì sau 2 giờ, số TB trong quần thể là: N= N0. 26 (trong (t) 2 giờ, VK phân chia 6 lần)
- Không BS vào dịch nuôi cấy chất dd mới & không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các SP qua nuôi cấy.
- Đồ thị nằm ngang, chứng tỏ slg TB trong quần thể không tăng do VK mới đang ở giai đoạn thích ứng với MT.
- Còn gọi là pha cấp số mũ, đồ thị có hớng đi lên, chứng tỏ slg TB trong quần thể tăng mạnh, tức là quá trình TĐC diễn ra mạnh, TB liên tục phân chia, lúc này MT thích hợp nhất.
- Đồ thị có hớng nằm ngang ở vị trí cao nhất, chứng tỏ slg TB trong quần thể đạt mức cực đại & không đổi theo (t). Lý do là có những TB bị phân huỷ & có những TB vẫn tiếp tục phân chia.
- Đồ thị có hớng đi xuống từ vị trí cực đại, chứng tỏ slg TB trong quần thể giảm dần, tức là slg TB bị phân huỷ ngày càng nhiều. Lý do là chất dd cạn kiệt & chất độc hại tích luỹ quá nhiều.
- Vì vi sinh vật luôn đầy đủ chất dinh dỡng trong môi trờng nên không phải làm quen với môi trờng.
- Chất dinh dỡng luôn đợc bổ sung liên tục không bị cạn kiệt và chất độc hại đợc lấy ra.
HS quan sát.
- TB hấp thụ & đồng hoá chất dd, tăng kích thước dẫn đến nhân đôi.
- Giống.
- Nảy chồi & tạo thành bào tử.
- Ngoại bào tử & nội bào tử.
- Không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của TB.
I. Khái niệm sinh trưởng.
1. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
 Là sự tăng sinh các thành phần của tế bào và dẫn đến sự phân chia.
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lợng tế bào trong quần thể.
2. Thời gian thế hệ.
Là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào đến khi tế bào phân chia (kí hiệu là g).
Ví dụ: 
.coli là 20 phút tế bào phân chia 1 lần.
Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu là trong một thời gian xác định (t).
Nt = N0.2n 
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
1. Nuôi cấy không liên tục.
- Môi trờng nuôi cấy không đợc bổ sung các chất dinh dỡng và không lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
- Trải qua 4 pha:
a. Pha tiềm phát (pha lag).
- Vi khuẩn thích nghi với môi trờng, Số lợng tế bào không tăng.
- Enzim cảm ứng đợc hình thành.
b. Pha luỹ thừa (pha log).
- Vi khuẩn bắt đầu phân chia số lợng tế bào tăng theo luỹ thừa.
- Vi khuẩn sinh trởng với tốc độ lớn nhất và không đổi.
c. Pha cân bằng.
- Số lợng đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian:
+ Một số tế bào bị phân huỷ.
+ Một số khác có chất dinh dỡng lại phân chia.
Số tế bào mới sinh ra bằng số tế bào bị phân huỷ.
d. Pha suy vong.
Số tế bào trong quần thể vi khuẩn giảm dần:
+ Số tế bào bị phân huỷ nhiều.
+ Chất dinh dỡng bị cạ kiệt.
+ Chất độc hại đợc tích luỹ nhiều.
2. Nuôi cấy liên tục.
* Nguyên tắc:
- Bổ sung liên tục các chất dinh dỡng vào và lấy ra lợng tơng đơng dịch nuôi cấy.
- Điều kiện môi trờng nuôi cấy ổn định.
* ứng dụng:
Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh, hoocmon.
III ...  trong giảm phân?
A. Kì trung gian	B. Kì đầu lần phân bào II
C. Kì giữa lần phân bào I	D. Kì đầu lần phân bào I
019: Bình đựng nước đường lâu ngày có mùi chua vì
A. đường bị oxi hóa thành axit, có vị chua.
B. Vi sinh vật thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon cho nên chúng lên men tạo axit.
C. Vi sinh vật thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon cho nên chúng lên men prôtêin tạo axit.
D. Vi sinh vật thiếu cacbon và quá dư thừa nitơ cho nên chúng lên men tạo axit.
020: Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn đạt tốc độ sinh trưởng cực đại ở pha
A. Tiềm phát	B. Lũy thừa	C. Cân bằng	D. Suy vong
021: Nội bào tử bền với nhiệt vì có:
A. Lớp vỏ và hợp chất axit đipicôlinic	B. Lớp vỏ và canxiđipicôlinat
C. 2 lớp màng dày	D. 2 lớp màng dày và axit đipicôlinic
022: Người ta chia thành 3 loại môi trường (tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp) nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm dựa vào
A. Thành phần chất dinh dưỡng.	B. Thành phần vi sinh vật.
C. Tính chất vật lí của môi trường.	D. Mật độ vi sinh vật.
023: Vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí khi môi trường:
A. Có nhiều chất vô cơ	B. Không có ôxi phân tử	C. Có ôxy phân tử	D. Có nhiều chất hữu cơ
024: Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là:
A. Vi sinh vật tự dưỡng.	B. Vi sinh vật khuyết dưỡng.
C. Vi sinh vật dị dưỡng.	D. Vi sinh vật nguyên dưỡng
025: Một loài vi khuẩn sử dụng ánh sáng và sống trong môi trường có chất hóa học với liều lượng xác định.Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn đó là:
A. Quang tự dưỡng	B. Hoá tự dưỡng	C. Quang dị dưỡng	D. Hoá dị dưỡng
026: Ý nghĩa của sự trao đổi  chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền  là :
A.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào	B.  Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu  gen  ở loài	D.   Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
027: Việc làm tương, nước mắm là lợi dụng quá trình:
A. Lên men lactic.	B. Phân giải polisacarit.	C. Lên men rượu.	D. Phân giải protein.
028: Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza để:
A. Đất giàu chất dinh dưỡng	B. Làm sạch môi trường.
C. Phân giải tinh bột.	D. Phân giải xenlulôzơ.
029: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là:
A. 104.23.	B. 104.24.	C. 104.25	D. 104.26
030: Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì nguyên phân?
A. Tái bản AND.	B. Phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
C. Tạo thoi phân bào.	D. Tách đôi trung thể
Ngày soạn: 25/03/10
Tiết 29
THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I. Mục tiêu: Sau khi học song bài này học sinh phải.
1. Kiến thức.
 - Quan sát đợc một số loại VSV trong khoang miệng và nấm trong váng da.
 - Quan sát đợc cầu khuẩn, trực khuẩn.
 - Vẽ sơ đồ hình dạng tế bào vi khuẩn.
 - Vẽ hình dạng và quan sát hiện tợng nảy chồi ở nấm men.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện đợc t duy hệ thống, phân tích, so sánh.
Hình thành đợc kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng quan sát tiêu bản.
3. Thái độ.
Có thái độ đúng đắn với việc thực hành thí nghiệm trong học tập.
II. Phương pháp:
 Sử dụng phương pháp phân nhóm nhỏ thực hành trong phòng thí nghiện.
III.Chuẩn bị:
 Trong bài giáo viên sử dụng kính hiển vi , tranh vẽ hình dạng của nấm men, nấm mốc.
IV. Tiến trình bài giảng.
 1. ổn định:
 GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. 
 2. Bài cũ. 5’
Câu 1.Nêu đặc điểm sinh sản của Vi sinh vật nhân sơ? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa sinh sản bằng bào tử với hiện tợng tạo nội bào tử của vi sinh vật?
Câu 2. Nêu các nhân tố ảnh hởng đến sinh trởng của vi sinh vật? Vì sao khi rửa rau ngời ta thường ngâm trong nớc muối hoặc thuốc tím? 
3. Bài mới. 1’ GV đặt vấn đề vào bài mới.
 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 4 đên 5 học sinh.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
25’
Hoạt động 1:
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK sử dụng các câu hỏi 
 Mục tiêu của bài thực hành là gì?
GV: chuẩn hóa kiến thức. 
GV: Sử dụng các câu hỏi 
Dụng cụ, hoá chất và mẫu vật của thí nghiệm là gì? 
Tại sao lại chọn mẫu vật là vi khuẩn và các loại nấm mà không lựa chon virut?
Tại sao lại để vỏ cam, quýt, cơm nguội 1 tuần trớc khi làm?
GV: Phân tích thêm.
 GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm trong SGK.
 GV: Đặt câu hỏi.
 - Nhuộm đơn là gì?
 - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng? 
 - Nêu các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện tế bào nấm men trong bánh men hay váng da?
GV: Chính xác kiến thức.
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. 
 GV: quan sát điều chỉnh, sửa chữa sai sót.
 GV: Yêu cầu HS viết báo cáo thí nghiêm ( Đại diện nhóm trình bày)
 GV: yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo thí nghiệm, nộp báo cáo. 
H/S : Trả lời các câu hỏi dựa và thông tin trong SGK.
Hs trả lời câu hỏi.
 H/S: đọc nội dung bài.
Học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
* Học sinh chia nhóm làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm viết thu hoạch trình bày báo cáo thí nghiệm, nộp báo cáo. 
I. Mục tiêu.
 - Quan sát đợc hình dạng của một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng da chua để lâu ngày hay nấm men.
 - Vẽ sơ đồ hình dạng tế bào vi khuẩn? Phát hiện nấm men hình trái xoan, có tế bào nảy chồi.
 - Quan sát cầu khuẩn và trực khuẩn.
 - Quan sát hình dạng một số loại nấm men có sẵn trên tiêu bản hay hình ảnh.
II. Chuẩn bị.
1. Dụng cụ.
- Kính hiển vi quang học cso vật kính x10, x15 và x40.
- Lam kính và lam men.
- Đèn cồn, ống nghiệm, pipet, giấy lọc
2. Thuốc nhuộm.
 - Xanh mêtilen và thuốc nhuộm fuchsin kiềm.
3. Mẫu vật:
 - Nấm men: Đã đợc chuẩn bị trước.
 - Nấm mốc: Bằng cách để vỏ cam, quýt, cơm nguội 1 tuần trước khi làm.
- Vi khuẩn: Trong khoang miệng.
III. Nội dung và cách tiến hành.
Nhuộm đơn là phơng pháp chỉ nhuộm bằng một loại thuốc nhuộm màu.
1.Nhuộm đơn phát hiện VSV trong khoang miệng.
 - Tiến hành:
 + Nhỏ một giọt nớc cất lên phiến kính.
 + Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng ở trong miệng.
 + Đặt bựa răng vào cạnh giọt nớc, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.
 + Hong khô.
 + Nhỏ thuốc nhuộng vào tiêu bản.
 + Rửa nhẹ tiêu bản, hông khô và đem quan sát.
 2. Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men.
 - Tiến Hành.
 + Lấy một ít nấm men hay một ít váng da
 thả vào d2 đờng 10% trước 2 - giờ.
 + Làm tiêu bản như thí nghiệm 1.
IV. Viết thu hoạch.
Yêu cầu học sinh viết báo cáo thí nghiệm theo yêu cầu của bài. Vẽ hình ảnh các tế bào quan sát đợc dưới kính hiển vi, nêu tên và đặc điểm của chúng.
4. Củng cố: 3’ GV hệ thống lại kết quả của thí nghiệm và lưu ý những sai sót cần chỉnh sửa trong thí nghiệm Thao tác thí nghiệm, cách hiệu chỉnh kính hiển vi
5. Dặn dò: 1’
GV yêu cầu học ở các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm và dọn phòng thí nghiện.
Chuẩn bị trước bài: Cấu trúc các loại virut.
Ngày soạn: 01/04/10
Tiết 30
Chương III: VI RUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RUT
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Mô tả đợc đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virut.
- Phân biệt đợc: capsit, capsome, nucleocapsit và vỏ ngoài.
- Trình bày đợc các đặc điểm cơ bản của virut.
- Nêu một số bệnh ở ngời, động vật và thực vật do virut gây ra.
2. Về kĩ năng & thái độ:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án+ SGK+ Tranh vẽ.
- HS: Vở ghi + SGK.
III. Phương pháp : 
Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình:
1. Ổn định: 1’
2. Bài cũ: Không.
3. Bài mới: Giới thiệu chương và bài mới
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
32’
6’
Hoạt động 1
-GV sd tranh H. 29.1 đặt câu hỏi: Cấu tạo VR gồm những phần nào?
- Điểm khác biệt giữa bộ gen ở VR và bộ gen ở TB? 
- Đặc điểm của vỏ ngoài của 1 số VR? Nếu VR không có vỏ ngoài gọi là gì?
- Đọc SGK & quan sát hình 29.2, tìm hiểu xem hình thái của VR có gì đặc biệt?
- VR có cấu trúc xoắn có những đặc điểm gì?
- VR có cấu trúc khối có những đặc điểm gì?
- VR có cấu trúc hỗn hợp có những đặc điểm gì?
- GV y/c HS đọc thí nghiệm của Franken & Conrat.
+ Tại sao VR phân lập đc không phải là chủng B?
+ Có ý kiến cho rằng VR là thể vô sinh?
+ Theo em có thể nuôi VR trên MT nhân tạo nh nuôi VK đc không?
Hoạt động 2
- Dựa vào đâu để phân loại VR?
- HS đọc SGK & nêu KN.
- Gồm lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin (Capsit) bao bọc bên ngoài là nuclêôcapsit.
- Bộ gen ở VR có thể là ADN hoặc ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép, còn bộ gen của TB luôn luôn là ADN chuỗi kép. 
- Vỏ ngoài là lớp Lipit kép & prôtêin, trên mặt vỏ có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp VR bám trên bề mặt TB. VR không có vỏ ngoài gọi là VR trần.
- Cha có cấu tạo TB, mỗi VR thờng đc gọi là hạt. Hạt VR có  loại cấu trúc: Xoắn, khối & hỗn hợp.
- capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic làm cho VR có hình que, sợi (VR khảm thuốc lá, bệnh dại), hình cầu ( sởi, quai bị, cúm).
- capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều (VR bại liệt)
- phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. Có cấu trúc giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gần với đuôi có cấu trúc xoắn.
- VR phân lập đc không phải là chủng B vì VR lai mang hệ gen của chủng A.
- Khi ở ngoài TB chủ, VR biểu hiện nh là thể vô sinh, có thể tách hệ gen ra khỏi capsit để dc 2 chất riêng. khi trộn 2 TP này với nhau chúng lại trở thành hạt VR hoàn chỉnh. Khi nhiễm VR hoàn chỉnh vào cây, chúng lại biểu hiện nh là thể sống, có thể nhân lên, tạo thế hệ VR mới mang đầy đủ đặc điểm DT của VR ban đầu.
- Không thể nuôi đc vì VR lsf kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ nhân lên đc trong TB sống.
- Dựa vào loại axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài.
I.Khái niệm virut:
VR là thực thể chưa có cấu tạo TB, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm 1 loại axit nuclêic đc bao bọc bởi vỏ prôtêin. Kí sinh nội bào bắt buộc.
1. Cấu tạo.
Gồm 2 TP cb:
- Lõi axit nuclêic (bộ gen): ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hay chuỗi kép.
- Vỏ prôtêin (capsit) bao bọc bên ngoài, nó đc cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme. Một số VR còn có thêm vỏ ngoài (là lớp Lipit kép & prôtêin, trên mặt vỏ có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp VR bám trên bề mặt TB). VR không có vỏ ngoài gọi là VR trần.
VR hoàn chỉnh gọi là virion.
2. Hình thái.
VR có cấu tạo TB, nên mỗi VR thờng đc gọi là hạt. Gồm  loại cấu trúc: Xoắn, khối & hỗn hợp.
- Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic làm cho VR có hình que, sợi (VR khảm thuốc lá, bệnh dại), hình cầu ( sởi, quai bị, cúm).
- Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều (VR bại liệt)
- Cấu trúc hỗn hợp: phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. Có cấu trúc giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gần với đuôi có cấu trúc xoắn.
II. Phân loại.
VR đc phân loại chủ yếu dựa vào loại axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. có 2 nhóm lớn: VR ADN & VR ARN.
4. Củng cố: 5’
- Đọc tóm tắt cuối bài
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc mục em có biết
5. Dặn dò: 1’
- Học bài 
- Chuẩn bị bài Sự nhân của virut trong tế bào chủ 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb10-tiet 24-30.doc