Tiết 11
BÀI TẬP
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần
- Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền
- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
II. Chuẩn bị: Một số công thức để giải BT
III. Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định 1’
2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình làm BT
Ngày soạn: 25/10/09 Tiết 11 BÀI TẬP I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần - Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền - Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử II. Chuẩn bị: Một số công thức để giải BT III. Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định 1’ 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình làm BT 3. Bài mới TG Hoạt động của GV Hoạt động HS Nội dung 5’ 38’ Hoạt động 1 GV: khái quát nội dung kiến thức: - giáo viên cho học sinh xây dựng các công thức - Nhận xét, kết luận Hoạt động 2 BT1. Hãy xác định chuỗi xoắn kép ADN khi biết trình tự của 1 chuỗi đơn poli nuclêôtit sau: -A-X-T-G-A-X-G-A-T-A- Chuỗi xoắn kép ADN này có độ dài bằng bao nhiêu ? BT2. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là: A. T = A = 601, G = X = 1199. B. A = T = 600, G = X = 1200. C. T = A = 598, G = X = 1202. D. T = A = 599, G = X = 1201. BT3. Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500. BT4.. Câu có nội dung sai trong các câu dưới đây là: A. Bốn loại nuclêôtit A, T, G, X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù. B. Giữa các nuclêôtit nằm trên hai mạch polinuclêôtit của phân tử ADN có các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung . C. Trong phân tử ADN, hàm lượng A + T = G + X. D. Trong phân tử ADN, tỉ lệ = 1. BT5.. Một gen có 1200 nuclêôtit. A. Chiều dài của gen là 0,204 m. B. Số chu kì của gen là 60. C. Khối lượng của gen là 36.104 đvC. D. A, B, C đều đúng. BT6.. Gen dài 3005,6 Ao có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác là 272. Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen trên là: A. A = T = 289 ; G = X = 153. B. A = T = 578 ; G = X = 306. C. A = T = 153 ; G = X = 289. D. A = T = 306 ; G = X = 578. BT7. Gen có 2700 liên kết hiđrô tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribônuclêôtit A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 Số lượng từng loại ribônuclêôtit A , U , G , X trong phân tử mARN: A. 150, 300, 450 và 600. B . 200, 400, 600, 800. C. 100, 200, 300, 400. D. 120, 240, 360, 480. BT8. Một phân tử mARN có hiệu số giữa G với A bằng 5% và giữa X với U bằng 15% số ribônuclêôtit của mạch. Tỉ lệ phần trăm nuclêôtit của gen tổng hợp mARN trên: A. A = T = 35% ; G = X = 15%. B. A = T = 30% ; G = X = 15%. C. A = T = 15% ; G = X = 35%. D. A = T = 20% ; G = X = 30%. * HS xây dựng công thức tính toán số nu của từng loại, cách tính khối lượng phân tử, chiều dài, liên kết H, chu kì xoắn, liên kết P, ...trong ADN HS khác nhận xét bổ sung - HS giải BT sau đó 3 HS lên bảng giải cùng lúc 1. công thức : 1) Tổng số nuclêôtit : N = m = N x 300đv.C ( m : khối lượng của gen) 2) Chiều dài của phân tử ADN(gen) : L = x 3,4 A0 N = (1A0 =10-4 =10-7 mm) 3) Số liên kết hyđrô của phân tử ADN(gen) : H = 2A + 3G 4) Số liên kết hóa trị : *Giữa các nuclêôtit : (N -2) *Trong cả phân tử ADN : 2(N -1) 5) Số vòng xoắn (Chu kỳ xoắn) : C = N = C x 20 6) Gọi A1, T1, G1, X1 là các nuclêôtit trên mạch 1 Gọi A2, T2, G2, X2 là các nuclêôtit trên mạch 2: Theo NTBS giữa 2 mạch ta có : A1 = T2 ,T1 = A2 ,G1 = X2, X1 = G2 *Về mặt số lượng : A = T = A1 + A2 = T1 + T2 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 *Về mặt tỉ lệ % : A% = T% = ( A1% + A2%) = ( T1% + T2%) G% = X% = ( G1% + G2%) = ( X1% + X2%) A% + T% + G% + X% = 100% A1 + T1 + G1 + X1 = 100% ; A2 + T2 + G2 + X2 = 100% 7) Số phân tử ADN(gen) con tạo ra sau n lần nhân đôi : 2n 8) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi n lần là : A = T = (2n 1)Agen G = X = (2n 1)Ggen 9) Quan hệ giữa gen và mARN : rN=N (rN: Tổng số nu trên mARN) rN= Am + Um+ Gm + Xm Agốc = Um Tgốc = Am Ggốc= Xm X gốc= Gm *Về mặt số lượng : Agen = Tgen = Am + Um Ggen = Xgen = Gm + Xm *Về mặt tỉ lệ % : A% = T% = ( Am% + Um%) G% = X% = ( Gm% + Xm%) * Chiều dài ARN: LARN=L = x 3,4 A0 = rN x 3,4 A0 * Khối lượng mARN: rN x 300đv.C 2. Bài tập: 4. Củng cố : Tiến hành trong quá trình giải BT 5. Dặn dò: 1’ - Chuẩn bị bài thực hành - Mỗi tổ (nhóm): + 1 củ hành tím + 1 đoạn lá tía tô + 1 lọ nhỏ nước muối (đường) + 1 dao lam Ngày soạn: 02/11/09 Tiết 12 THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH I. Mục tiêu -Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1.Kiến thức : -Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào -Biết được sự khác nhau ở các giai đoạn co nguyên sinh 2. kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi -Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau -Tự mình thực hiện được thí nghiệm 3. Thái độ Có ý thức làm thực tốt. II. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị của GV: -Kính hiển vi:07 chiếc -Lưỡi dao lam,phiến kính, lá kính -ống hút, nước cất, dung dịch muối hay đường loãng -Giấy thấm 2.Chuẩn bị của HS: -ôn lại kiến thức về tế bào đặt biệt là vận chuyển các chất qua màng -Lá thài lài tía hay lá huyết dụ hoặc một số lá cây khác -Đọc trước bài để nắm cách tiến hành thí nghiệm III. Phương pháp: Giảng giải+ biểu diễn thí nghiệm IV. Tiến trình 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Để giúp các em tận mắt quan sát TB , thấy rõ sự vận chuyển các chất qua màng TB , hôm nay ta sẽ tiến hành 1 số thí nghiệm. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 20’ 20’ Hoạt động 1: -GV chia nhóm cho HS -Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm bảo quản. -GV yêu cầu HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh -Hướng dẫn HS làm theo các bước như trong SGK -GV làm mẫu 1 lần sau đó yêu cầu HS + Tiến hành làm và quan sát vẽ được tế bào bình thường và tế bào khí khổng trước khi nhỏ dung dịch +Quan sát vẽ các tế bào sau khi dùng dung dịch muối với các nồng độ khác nhau -GV đến từng nhóm theo dõi và hướng dẫn thao tác tách lớp tế bào biểu bì -Sau khi các nhóm làm xong GV đến từng nhóm và hỏi +Nhìn vào KHV và cho biết khí khổng lúc này đóng hay mở +Tế bào có gì khác so với tế bào lúc bình thường ? +Nếu thay đổi nồng độ dung dịch muối thì tốc độ co nguyên sinh sẽ như thế nào ? Hoạt động 2: GV hướng dẫn cách quan sát hiện tượng +Sử dụng tiêu bản co nguyên sinh ở tế bào trong thí nghiệm trước +Nhỏ 1 giọt nước cất vào rìa của lá -Yêu cầu quan sát dưới kính hiển vi -GV đến từng nhóm và đăt câu hỏi +Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh? +Lỗ khí đóng hay mở ? +Tại sao lỗ khí lại đóng mở được ? +Nếu lấy tế bào của cành củi khô lâu ngày để làm thí nghiệm thì có hiện tượng gì ? GV hướng dẫn -Lỗ khí đóng mở được là do thành tế bào ở 2 phía của tế bào lỗ khí khác nhau phía trong dày hơn phía ngoài nên khi trương nước thành tế bào phía ngoài giãn nhiều hơn phía trong điều này thể hiện cấu tạo phù hợp với chức năng của tế bào lỗ khí -Tế bào cành củi khô chỉ có hiện tượng trương nước chứ không có hiện tượng co nguyên sinh vì đây là đặc tính của tế bào sống. -Đại diện các nhóm nhận dụng cụ . -Phân công thư kí ghi chép. Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV +Quan sát tế bào +Vẽ hình tế bào quan sát được . -Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trên sau đó GV tổng kết như cột nội dung. -Các nhóm bầu thư kí ghi chép lại hiện tượng quan sát được . -Các nhóm thảo luận và trả lời. -Các nhóm thảo luận dựa trên hình ảnh quan sát được để trả lời . +Màng tế bào giãn dẫn ra đến khi tới thành tế bào trở về trạng thái lúc đâù +Lỗ khí mở Tại sao lỗ khí mở có thể HS ko trả lời được. HS quan sát và vẽ hình quan sát được vào vở. I. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây: Nếu tế bào nhìn rõ +Khí khổng lúc này đóng +Dung dịch nước muối ưu trương hơn nên hút nước của tế bào làm cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và co dần lại đó là hiện tượng co nguyên sinh. +Nếu nồng độ dung dịch muối đậm hơn thì tốc độ co nguyên sinh rất nhanh và ngược lại. II. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng: 4. Củng cố: 3’ -GV nhận xét và đánh giá giờ học . -GV yêu cầu HS các nhóm viết báo cáo thu hoạch . 5. Dặn dò 1’ -Hoàn thành báo cáo thu hoạch . -ôn tập kiến thức về chuyển hoá các chất . -Nhắc nhở HS vệ sinh dụng cụ và lớp học . Ngày soạn: 09/11/09 Tiết 13 Chương III : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT. I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : - Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa. - Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP. - Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất. II. Phương pháp : Hỏi đáp – minh họa + Thảo luận nhóm III. Phương tiện : Hình 13.1, 13.2 SGK Sinh học 10 phóng to. Các hình ảnh minh họa khác. IV. Tiến trình : 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Đầu chương không kiểm tra, giới thiệu chương và bài mới 1’ 3. Bài mới : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10’ 15’ 10’ Hoạt động 1 GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Năng lượng là gì? GV làm thí nghiệm với ná dây thun yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi. ? Thế nào là động năng, thế năng? GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Trong tế bào, năng lượng được tồn tại ở những dạng nào? Hoạt động 2 GV chia nhóm HS, nêu yêu cầu công việc đối với HS, quan sát HS thực hiện Câu hỏi : Trình bày thành phần hóa học và chức năng của phân tử ATP ? GV đánh giá, tổng kết. Hoạt động 3 GV yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. ? Chuyển hóa vật chất là gì ? Chuyển hoá vật chất bao gồm những quá trình nào ? GV gọi HS trả lời, gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, kết luận. HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời. HS quan sát thí nghiệm, thảo luận nhanh, trả lời. HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời. HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, tiến hành thảo luận, ghi nhận kết quả và cử đại diện lên trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. HS quan sát hình, tham khảo SGK và trả lời câu hỏi. Cá nhân HS trả lời. I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào : 1.Khái niệm năng lượng : - Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng : + Động năng : là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công. Ví dụ : + Thế năng : là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công. Ví dụ : - Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng : hóa năng, điện năng, nhiệt năng, 2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào : - Thành phần hóa học : + 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin. + 1 phân tử đường Ribôzơ. + 3 nhóm phôtphat. Các nhóm phôtphat mang điện tích âm nên có xu hướng đẩy nhau, làm cho 2 nhóm phôtphat ngoài cùng dễ bị phá vỡ giải phóng năng lượng. - Vai trò của ATP trong tế bào : + Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào. + Vận chuyển các ... yệt đối tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm và chú ý sự an toàn trong quá trình thực hành. - Cho HS tiến hành thực hiện thí nghiệm và ghi nhận kết quả, GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. - GV cho một nhóm đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét. - GV đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tường trình theo nội dung yêu cầu trong SGK. III. TỔNG KẾT : 4’ - GV nhận xét kết quả thực hành qua kết quả đạt được của các nhóm. - GV nhận xét thái độ học tập của HS trong giờ học, biểu dương các nhóm và cá nhân điển hình, nhắc nhở những điều còn tồn tại ở học sinh trong giờ học. IV. DẶN DÒ : 1’ - HS nộp bài thực hành vào tuần sau. - Chuẩn bị bài: Quang hợp Ngày soạn: 09/12/09 Tiết 17 QUANG HỢP I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : - Nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp. - Nêu được quang hợp gồm 2 pha là pha sáng và pha tối. - Nêu được mối liên quan giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa hai pha. - Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của pha sáng. - Mô tả được một cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3. II. Phương pháp: Thảo luận nhóm – thuyết trình + Hỏi đáp – minh họa. III. phương tiện : Hình 17.1 và hình 17.2 SGK Sinh học 10 phóng to. IV. Nội dung dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ : 5’ Chấm tường trình thực hành 3. Bài mới : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 11’ 20’ Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời. ? Quang hợp là gì ? Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. Gọi HS khác bổ sung. Hoạt động 2: GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập và nêu yêu cầu công việc cho từng nhóm. Yêu cầu : Hoàn thành phiếu học tập sau. Nhóm 1, 2 : Hoàn thành phiếu học tập sau : Nội dung Pha sáng Vị trí Nguyên liệu Diễn biến Sản phẩm GV đánh giá, kết luận. Nhóm 3, 4: Hoàn thành phiếu học tập sau : Nội dung Pha tối Vị trí Nguyên liệu Diễn biến Sản phẩm GV đánh giá, kết luận. HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận phiếu học tập và tiến hành thảo luận theo hướng dẫn. Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Nội dung Pha sáng Vị trí Màng tilacôit Nguyên liệu NLAS, H2O, ADP, NADP+ . Diễn biến NLAS + H2O + ADP + NADP+ → ATP + NADPH + O2 Sản phẩm ATP, NADPH, O2. Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Nội dung Pha tối Vị trí Chất nền của lục lạp Nguyên liệu ATP, NADPH, CO2. Diễn biến CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat. Sản phẩm Tinh bột I. Khái niệm quang hợp : - Khái niệm: quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. - Đối tượng : trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. - Phương trình tổng quát: CO2 + H2O + NLAS → (CH2O) + O2 II. Các pha của quá trình quang hợp : 1. Pha sáng : - Khái niệm : pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng. - Vị trí : xảy ra ở màng tilacôit. - Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ . - Diễn biến : NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và NADP+ tạo thành ATP và NADPH. Ôxi được tạo ra từ nước. - Sản phẩm : ATP, NADPH, O2. 2. Pha tối : - Khái niệm : là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2. - Vị trí : xảy ra trong chất nền của lục lạp. - Nguyên liệu : ATP, NADPH, CO2. - Diễn biến : CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat. - Sản phẩm : tinh bột, sản phẩm hữu cơ khác. 4. Củng cố : 5’ Câu 1 : Trình bày diễn biến của pha tối, cho biết tên của sản phẩm tạo thành ? Câu 2 : Theo em câu nói : “ Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao ? 5. Dặn dò : 1’ - Học thuộc bài đã học. - Đọc mục : Em có biết? ở cuối bài. - Ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho tiết ôn tập. Ngày soạn: 15/12/09 Tiết 18 ÔN TẬP I. Mục tiêu : - Giúp HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong HKI. - Giải đáp những vấn đề còn tồn tại trong quá trình nhận thức của HS trong thời gian học tập vừa qua. - HS tự xây dựng được các bản đồ khái niệm để ôn tập kiến thức. - HS tự xây dựng được các câu hỏi ôn tập cho từng chương. II. Phương tiện : Phiếu học tập do GV chuẩn bị. III. Phương pháp : - HS tự ôn tập trước ở nhà theo hướng dẫn của GV. - HS tiến hành ôn tập tại lớp thông qua các bài tập dưới sự quan sát của GVBM. IV. Nội dung : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15’ 15’ 14’ GV nêu yêu cầu, quan sát HS thực hiện. Yêu cầu: Trình bày các kiến thức cơ bản về: Câu 1: Thành phần hóa học của tế bào. Câu 2 : Cấu tạo tế bào. Câu 3 : Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Phân công : - Nhóm 1 : câu 1 - Nhóm 2 : câu 2 - Nhóm 3 : câu 3 GV nhận xét, kết luận. GV yêu cầu nhóm 3 trình bày. GV đánh giá, kết luận. HS nghe yêu cầu của GV, nghiên cứu tài liệu và thảo luận để đi đến kết luận thống nhất. Nhóm 1 trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. Nhóm 2 trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. Nhóm 3 trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. * Thành phần hóa học của tế bào : - Các nguyên tố cấu tạo chính : C, H, O, N, - Các thành phần cấu tạo : + Các chất hữu cơ : cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic. + Các chất vô cơ : * Cấu tạo tế bào : - TB là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi cơ thể sống. - Thành phần : màng, TB chất, nhân (vùng nhân). - Tế bào nhân sơ, gồm: - Tế bào nhân thực, gồm : + Màng có cấu trúc khảm động nên vận chuyển các chất có chọn lọc gồm các phương thức vận chuyển : thụ động và chủ động. + TB chất và các bào quan: ti thể, lạp thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi, khung xương tế bào, + Nhân. * Chuyển hóa vật chất và năng lượng : - ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. - Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ để tạo năng lượng ATP, gồm 3 giai đoạn, sản phẩm chính là ATP, trong đó năng lượng trong phân tử Glucôzơ được giải phóng một cách từ từ nhờ một hệ thống các enzim hô hấp. - Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất ĐỀ CƯƠNG Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống - Các cấp tổ chức cả thế giới sống - Các giới sinh vật Phần hai: Sinh học tế bào Chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Các nguyên tố hóa học và nước - Cacbonhidrat và lipit - Prôtêin và axit nuclêic Chương II: Cấu trúc của tế bào - Tế bào nhân sơ - Tế bào nhân thực - Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất - Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất Làm tất cả các câu hỏi và bài tập cuối mỗi bài ở SGK. V. Dặn dò : 1’ Học thuộc bài đã học, chuẩn bị thi HKI. Ngày soạn: 06/01/10 Tiết: 20 Chương IV : PHÂN BÀO CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh cần : - Nêu được chu kì tế bào. - Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào. - Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì. - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân. II. Phương pháp : Thảo luận + Hỏi đáp – minh họa. III. Phương tiện : Hình 18.1 và hình 18.2 SGK Sinh học 10 phóng to. IV. Tiến trình : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : 5’ Câu 1 : Trình bày diễn biến của pha tối, cho biết tên của sản phẩm tạo thành ? Câu 2 : Theo em câu nói : “ Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao ? 3. Bài mới : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 16’ 10’ 5’ Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào trải qua mấy giai đoạn, kể tên các giai đoạn đó ? GV đánh giá, kết luận GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu công việc đối với HS. Các pha Đặc điểm Pha G1 Pha S Pha G2 GV chỉnh sửa, bổ sung. Hoạt động 2: Yêu cầu : Quan sát hình 18.2, hoàn thành phiếu học tập sau : Các kì Đặc điểm Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Hoạt động 3 GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời. ? Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân ? GV đánh giá, kết luận. HS nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận phiếu học tập, thảo luận để hoàn thành. Các pha Đặc điểm Pha G1 Tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng. Pha S NST nhân đôi Pha G2 Tổng hợp những chất cần thiết cho phân bào. HS nhận phiếu học tập, thảo luận, thống nhất nội dung, hoàn thành phiếu học tập. Các kì Đặc điểm Kì đầu - NST kép co xoắn lại. - Màng nhân dần tiêu biến. - Thoi phân bào dần xuất hiện. Kì giữa - NST xoắn cực đại. -Tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Kì sau - Nhiễm sắc tử tách nhau, đi về hai cực của tế bào. Kì cuối - NST dãn xoắn. - Màng nhân xuất hiện. HS nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. I. Chu kì tế bào : - Khái niệm : chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. - Chu kì tế bào gồm giai đoạn trung gian chiếm phần lớn thời gian của chu kì và một giai đoạn phân chia. - Giai đoạn trung gian gồm 3 pha : + Pha G1 : là giai đoạn tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng. + Pha S : là giai đoạn các NST nhân đôi. + Pha G2 : là giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân bào. - Chu kì tế bào được điều khiển bởi một cơ chế hết sức tinh vi và chặt chẽ. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào. - Nếu cơ chế điều khiển sự phân bào trục trặc hoặc bị hư hỏng thì cơ thể có thể lâm bệnh. II. Quá trình nguyên phân: 1. Phân chia nhân : Gồm 4 kì : + Kì đầu : NST kép co xoắn lại, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. + Kì giữa : các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động. + Kì sau : các nhiễm sắc tử tách nhau và đi về hai cực của tế bào. + Kì cuối : NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. 2. Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất phân chia nhân, tế bào chất cũng phân chia thành 2 tế bào con. III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân : Từ 1 TB mẹ → 2 TB con. - Tăng số lượng tế bào, giúp sinh vật lớn lên. - Giúp tái sinh mô hoặc cơ quan bị tổn thương. - Duy trì ổn định tính đặc trưng của bộ NST của loài. 4. Củng cố : 8’ HS đọc tóm tắt cuối bài Trả lời các câu hỏi Câu 1 : Chu kì tế bào là gì? Mô tả đặc điểm các pha của giai đoạn trung gian ? Câu 2 : Ý nghĩa của quá trình nguyên phân ? 5. Dặn dò : 1’ - Học thuộc bài đã học. - Đọc mục : Em có biết ? - Xem trước bài 19 trang 76, SGK Sinh học 10.
Tài liệu đính kèm: